Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2

doc 44 trang ngohien 27122
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbo_de_doc_hieu_ngu_van_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc

Nội dung text: Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2

  1. BỘ ĐỀ ĐỌC – HIỂU NGỮ VĂN 7 KÌ 2 (20 ĐỀ) ĐỀ 1 Phần I: Đọc – hiểu Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: - Tấc đất tấc vàng - Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ - Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa - Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ (Ngữ văn 7- tập 1, trang 3) Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Trình bày khái niệm thể loại đó. Câu 2: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu. Câu 3: Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào? Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” Câu 5: Tìm trong chương trình một câu em đã học có cùng thể loại và ý nghĩa với câu em vừa giải thích Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Câu Tấc đất tấc vàng gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của đất với đời sống con người? Em cần làm gì để gìn giữ nguồn tài nguyên ấy? Hãy trình bày bằng một đoạn văn Câu 2 : Chứng minh câu tục ngữ : Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Thể loại: Tục ngữ - PTBĐ chính: Nghị luận 1
  2. - Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hằng ngày Câu 2: - Những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu: so sánh, điệp ngữ Câu 3: - Các câu rút gọn là: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ, Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa, Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ - Rút gọn thành phần chủ ngữ Câu 4: - Ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” Màu mỡ gà theo kinh nghiệm của ông cha là màu trời báo bão. Vậy nên nếu nhìn trời ráng mỡ gà thì phải lo dựng nhà cho chắc, che đậy những chỗ hỏng hóc, chỗ tụt mái để không bị bão làm cho sập nhà. Câu 5: HS tìm một câu cùng nói về kinh nghiệm thiên nhiên: Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng đã cho em hiểu sâu sắc về vai trò của đất với đời sống con người Triển khai: - Giải thích câu tục ngữ: Câu tục ngữ sử dụng cách nói ngắn gọn, cân xứng, phép so sánh tấc đất – tâc vàng nhấn mạnh vai trò và giá trị của đất, nhằm khẳng định một chân lí: mỗi «tấc đất» dù nhỏ nhất cũng quý tựa «vàng» - Trình bày vai trò của đất: từ đất, con người dựng nhà dựng cửa, làm ruộng đồng, nương rẫy để canh tác, trồng trọt, chăn nuôi, rồi cũng từ đất, con người nhận được bao tài nguyên khoáng sản quý hiểm. Đất rộng hơn là căn cứ phân chia lãnh thổ, trong tiềm thức của con người đất đai còn là quê hương nguồn cội. Không có đất, con người không thể ổn định, phát triển và xây dựng cuộc sống. 2
  3. - Làm thế nào để giữ gìn nguồn tài nguyên quan trọng ấy? : Mỗi chúng ta cần trước hết là yêu mến mảnh đất quê hương nơi mình sinh sống, tôn trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai, không phá hoại, lãng phí đất, những người nông dân cần vun xới cho đất thêm tươi tốt, tránh để đất xói mòn, bạc màu, Mỗi tấc đất sẽ chỉ thực sự là tấc vàng nếu chúng ta trân trọng, đổ mồ hôi công sức để bảo vệ và phát triển. ĐỀ 2 Phần I: Đọc – hiểu Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: - Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống - Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối (Ngữ văn 7- tập 1, trang 3- 5) Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Trình bày khái niệm thể loại đó Câu 2: Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì? Câu 3: Những câu trên có sử dụng cùng một phép tu từ, em hãy cho biết đó là phép tu từ nào? Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy? Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: ‘Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Câu 5: Tìm một câu tục ngữ có cùng chủ đề với những câu tục ngữ trên mà em biết Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân khuyên nhủ con người đức tính tốt đẹp nào? Em cần làm gì để rèn luyện cho mình đức tính tốt đẹp ấy? Hãy trình bày thành một đoạn văn. Câu 2 : Chứng minh câu tục ngữ : Có công mài sắt, có ngày nên kim Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Thể loại: Tục ngữ 3
  4. - PTBĐ chính: Nghị luận - Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hằng ngày Câu 2: - Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề: Thiên nhiên và lao động sản xuất Câu 3: - Các câu trên cùng sử dụng biện pháp tu từ: điệp ngữ (điệp cấu trúc) - Trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy bởi tục ngữ là những sáng tác dân gian nhằm thể hiện kinh nghiệm đời sống nên sử dụng phép tu từ này sẽ có tác dụng hiệu quả trong nhấn mạnh, tạo ấn tượng, liên tưởng, cảm xúc, tạo nhịp điệu dễ thuộc, dễ nhớ nên nhân dân (ngay cả người lao động) cũng có thể thuận lợi nhớ và áp dụng Câu 4: - Ý nghĩa câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Dựa trên cơ sở quan sát và trải nghiệm thực tế, câu tục ngữ đưa đến một kinh nghiệm về thời gian: mùa hè ngày dài đêm ngắn hơn, mùa đông ngày ngắn đêm dài hơn giúp con người có ý thức chủ động để sử dụng thời gian hợp lí cho công việc, sức khỏe vào những thời điểm khác nhau trong năm. Câu 5: HS tìm một câu cùng nói về chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất: + Rét tháng ba bà già chết cóng + Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn. + Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Câu tục ngữ Thương người như thể thương thân đã gợi nhắc em về lòng yêu thương con người trong cuộc sống 4
  5. Triển khai: - Giải thích câu tục ngữ: Câu tục ngữ sử dụng lối nói rút gọn và phép tu từ so sánh, khuyên chúng ta phải yêu thương quý trọng mọi người như yêu thương quý trọng chính bản thân mình - Để rèn luyện đức tính tốt đẹp ấy, em cần yêu thương, quý trọng những người trong gia đình, bạn bè, thầy cô và những người xung quanh; giúp đỡ mọi người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn; giúp đỡ trẻ em nghèo, giúp bà cụ lớn tuổi qua đường, ĐỀ 3: Phần I: Đọc – hiểu Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: - Chết trong còn hơn sống đục - Đói cho sạch, rách cho thơm - Thương người như thể thương thân. - Học ăn, học nói, học gói, học mở. (Ngữ văn 7- tập 1, trang 12 - 14) Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào? Trình bày khái niệm của thể loại văn học đó. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó là gì? Câu 3: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong mỗi câu tục ngữ trên. Câu 4. Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây gợi nhắc chúng ta về đức tính tốt đẹp nào của con người? Em đã làm gì để rèn luyện đức tính tốt đẹp ấy? Hãy trình bày thành một đoạn văn. Câu 2 : Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta Gợi ý 5
  6. Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Thể loại: Tục ngữ - Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hằng ngày Câu 2: - PTBĐ chính: Nghị luận Câu 3: - Các phép tu từ được sử dụng trong những câu tục ngữ: so sánh, điệp ngữ, liệt kê Câu 4: - Ý nghĩa câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”: + Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn sạch, sống sạch, dù rách vẫn phải thơm tho + Nghĩa bóng: dù rơi vào bất kì hoàn cảnh khó khăn nào vẫn phải sống trong sạch, lương thiện  Câu tục ngữ giáo dục con người về lòng tự trọng, khuyên con người phải sống ngay thẳng không bao giờ được làm liều ngay cả khi khó khăn thiếu thốn Câu 5: HS tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự + Giấy rách phải giữ lấy lề + Chết đứng còn hơn sống quỳ Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã gợi nhắc em về lòng biết ơn – đức tính tốt đẹp trong cuộc sống. Triển khai: - Giải thích câu tục ngữ: + Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến người đã trồng cây + Nghĩa bóng: Khi con người hưởng thụ thành quả, cần phải nhớ đến và biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy 6
  7. - Những việc em đã làm thể hiện lòng biết ơn: + Em được học tập trong một đất nước hòa bình và tự do, em biết ơn nhân dân ngày trước, những người đã đem cả tính mạng mình để bảo về non sông, dọn dẹp nghĩa trang vào ngày 27/7, thăm các di tích lịch sử, + Em nhớ ơn những người thầy/ người cô đã dìu dắt dạy dỗ em bằng việc ra sức học tập, tặng hoa cho thầy cô vào mỗi ngày tri ân + Em biết ơn những người bạn đã giúp em tiến bộ và sẵn sàng giúp đỡ lại khi họ gặp khó khăn, ĐỀ 4 Phần I: Đọc – hiểu Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: - Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo - Không thầy đố mày làm nên - Học thầy không tày học bạn - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Ngữ văn 7- tập 1, trang 12 - 14) Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì? Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó. Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì? Câu 4. Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao? Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên nhủ chúng ta điều gì? Bài học em rút ra được từ câu tục ngữ ấy. Hãy trình bày thành một đoạn văn. Câu 2 : Hãy chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta xưa nay luôn sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 7
  8. Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Thể loại: Tục ngữ - Chủ đề: Tục ngữ về con người và xã hội Câu 2: - PTBĐ chính: Nghị luận Câu 3: - Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần chủ ngữ - Rút gọn như vậy mang đến tác dụng: + Làm trở nên ngắn gọn, thông tin nhanh, dễ thuộc dễ nhớ (phù hợp với đặc điểm của tục ngữ) + Ngụ ý kinh nghiệm trong câu tục ngữ muốn nói đến là chung cho tất cả mọi người Câu 4: - Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn bổ sung cho nhau - Lí giải: + Câu tục ngữ thứ nhất đề cao vai trò của người thầy, đề cao việc học tập và tiếp thu kiến thức từ thầy- những người có kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm + Câu tục ngữ thứ hai đề cao việc học tập từ bạn bè xung quanh  Việc đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn không hạ thấp việc học thầy mà muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi. Chính bởi vậy, hai câu tục ngữ bổ sung, hoàn chỉnh ý nghĩa cho nhau: con người cần biết học hỏi từ nhiều kênh khác nhau: từ thầy cô, bạn bè, để nâng cao khả năng của mình Câu 5: HS tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự + Uống nước nhớ nguồn Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: 8
  9. Mở đoạn: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo là câu tục ngữ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc Triển khai: - Giải thích câu tục ngữ: + Nghĩa đen: Trong việc chèo thuyền, chớ thấy sóng to, sóng lớn mà buông tay chèo + Nghĩa bóng: Con người chớ thấy khó khăn mà vội vàng buông xuôi - Câu tục ngữ khuyên nhủ con người: Trong cuộc đời, con người chắc chắn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách, khi ấy con người nhất định phải có sự tự tin, lòng dũng cảm, kiên trì không khuất phục, buông xuôi - Bài học rút ra: Em cần dũng cảm, kiên trì đối mặt và vượt qua khó khăn + Trong học tập, khi em gặp một bài toán, bài văn khó, em sẽ cố gắng tìm cách giải, không dễ dàng buông xuôi + Trên con đường thực hiện ước mơ của bản thân, em chắc chắn sẽ gặp nhiều trắc trở, nhưng em sẽ cố gắng để giữ vững ước mơ và thực hiện nó, không khuất phục trước khó khăn ĐỀ 5 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (Ngữ văn 7- tập 2, trang 24) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được. Câu 3: Xác định luận điểm của đoạn văn trên. Câu 4: Biện pháp điệp cấu trúc trong câu: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, 9
  10. to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” có tác dụng như thế nào? Câu 5: Với hai cụm từ «lướt qua» «nhấn chìm», tác giả đã khẳng định điều gì về lòng yêu nước? Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước Câu 2: Chứng minh: Sách là người bạn lớn của con người Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trên trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Văn bản trích trong Báo cáo Chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh - Tác giả: Hồ Chí Minh Câu 2: - PTBĐ chính: Nghị luận Câu 3: - Luận điểm của đoạn văn trên: Nhận định chung về lòng yêu nước Câu 4: - Câu văn sử dụng phép điệp trong cấu trúc “Nó kết thành nó lướt qua nó nhấn chìm ” nhằm nhấn mạnh vào sức mạnh khủng khiếp của lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, tạo nên một giọng điệu đanh thép, hùng hồn, sự khẳng định một cách quả quyết. Câu 5: Với hai cụm động từ lướt qua và nhấn chìm , tác giả đã khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: 10
  11. Mở đoạn: Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng và cao quý của mỗi con người Triển khai: - Giải thích lòng yêu nước: đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất: là mảnh đất nơi ta cất tiếng khóc chào đời, là nơi có những người thân yêu, là nơi có mái đình cổ kính, có cây đa già và có cả những điều thân thuộc vô cùng gắn bó .=> lòng yêu nước: chính là yêu gia đình, yêu xóm làng thân quen, yêu những lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín - Biểu hiện của lòng yêu nước: + Với những người lính yêu nước là sẵn sàng hi sinh, xả thân vì Tổ quốc. + Với những người dân là cố gắng làm việc để xây dựng gia đình, xã hội. + Với những em nhỏ là cố gắng học tập để góp phần kiến thiết quê hương - Cách rèn luyện lòng yêu nước: Mỗi người ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ đất nước, sẵn sàng cống hiến khi Tổ quốc cần, cố gắng lao động tích cực xây dựng xã hội vững mạnh ĐỀ 6 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung . Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Ngữ văn 7 tập 2, NXB Giáo dục, trang 25) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy? Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu nào là câu nêu luận điểm của đoạn? Câu 3: Trong câu: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?. 11
  12. Câu 4: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? Phần II: Tập làm văn Câu 1: Viết đoạn văn chứng minh luận điểm: Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay luôn có những việc làm thiết thực, ý nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt Câu 2: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trên trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Tác giả: Hồ Chí Minh Câu 2: - PTBĐ chính: Nghị luận - Câu nêu luận điểm của đoạn: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta Câu 3: Trong câu: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê Tác dụng: Tạo cảm xúc tự hào, phấn chấn về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc Câu 4: Nội dung chính: Những biểu hiện của long yêu nước trong lịch sử Phần II: Tập làm văn Câu 1: Mở đoạn: Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam ta ai ai cũng mang trong mình một lòng nhiệt thành với dân tộc, trong đó có thế hệ trẻ trẻ, không chỉ dừng lại ở lời nói, thanh niên Việt Nam ngày nay luôn có những việc làm thiết thực ý nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt. Triển khai: - Khẳng định tinh thần yêu nước là tình cảm thiêng liêng đối với quê hương, được thể hiện qua những hoạt động những việc làm cụ thể nhằm xây dựng bảo vệ đất nước 12
  13. - Chứng minh vấn đề thông qua hành động, việc làm của thế hệ trẻ hôm nay: + Luôn cố gắng học tập rèn luyện bản thân để trở thành một công dân tốt góp phần giúp ích cho đất nước + Luôn nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ của trường lớp, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về những vấn đề liên quan đến thanh niên + Luôn cố gắng tìm tòi học hỏi tự vươn lên lập nghiệp chân chính bằng chính đôi tay của mình để có thể làm giàu cho quê hương trực + Hăng hái tham gia tuyển nghĩa vụ quân sự để có thể rèn luyện và bảo vệ đất nước + Tích cực tham gia hoạt động tình nguyện vùng cao, chia sẻ với đồng bào khó khan + Yêu thương gia đình, bạn bè, thầy cô - Liên hệ bản thân em Kết đoạn: Thế hệ trẻ hôm nay luôn có việc làm thiết thực thể hiện tinh thần yêu nước vì họ nhận thức được rằng đất nước là cái nôi chứa đựng những gì thân thương nhất, bảo vệ đất nước thể hiện niềm tự tôn dân tộc. ĐỀ 7: Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.” (Ngữ văn 7- tập 2, trang 25) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy. Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 13
  14. Câu 3: Trong câu Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy. Câu 4: Tìm, xác định vị trí và ý nghĩa của thành phần trạng ngữ trong câu sau: Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Câu 5: Theo em, trong thời đại hiện nay, làm thế nào để mỗi người đem tinh thần yêu nước của mình góp phần vào xây dựng đất nước? Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn chứng minh “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” Câu 2: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trên trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Tác giả: Hồ Chí Minh - Hoàn cảnh sáng tác: Bài văn Trích trong báo cáo chính trị của HCM tại Đại hội lần thứ 2 của Đảng lao động Việt Nam vào tháng 2/1951 của Đảng Lao động Việt Nam Câu 2: - PTBĐ chính: Nghị luận Câu 3: Trong câu Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Tác dụng: Khẳng định, đề cao giá trị của tinh thần yêu nước làm làm cho người đọc, người nghe dễ hiểu, dễ hình dung về giá trị của lòng yêu nước.Tinh thần yêu nước cũng như tài sản quý giá, cần phải được trưng bày để mọi người dễ dàng nhìn thấy qua những hành động cụ thể Câu 4: Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm Trạng ngữ: trong rương, trong hòm 14
  15. Vị trí: cuối câu Ý nghĩa: Xác định nơi chốn Câu 5: Theo em, trong thời đại hiện nay, để có thể đem tinh thần yêu nước của mình góp phần vào xây dựng đất nước, mỗi người cần: + Ra sức học tập, rèn luyện đức tài + Ở bất kì vị trí nào cũng luôn làm việc hết khả năng của bản thân, cống hiến cho sự nghiệp chung + Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng tới tập thể + Giữ vững lập trường, không bị lay động trước những hành vi phản động chống phá đất nước + Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Từ xưa đến nay, lòng yêu nước luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt, nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn Triển khai: - Giải thích lòng yêu nước: lòng yêu nước: chính là yêu gia đình, yêu xóm làng thân quen, yêu những lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín - Chứng minh nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn: + Trong lịch sử: Thưở xưa, lòng yêu nước được thể hiện qua những cuộc đấu tranh của dân tộc Việt chống giặc Bắc phương: Chiến tranh chống quân Tần TK III TCN, những cuộc đấu tranh của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Chúng ta cũng một lòng chống Pháp rồi chống Mỹ, những kẻ thù mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Rất nhiều người anh hùng đã ngã xuống, hi sinh thân mình để bảo về non sông: Đặng Thùy Trâm,Phan Đình Giót, Nguyễn Viết Xuân, + Ngày nay: Lòng yêu nước được thể hiện ở việc nhân dân ta một lòng tin yêu theo Đảng, đoàn kết xây dựng và phát triển đất nước. Mỗi khi miền Trung bão lũ, 15
  16. nhân dân cả nước lại chung tay san sẻ, nhiều chuyến từ thiện lên vùng cao giúp trẻ em nghèo được thực hiện, Kết đoạn: Khẳng định cách em có thể làm để rèn luyện lòng yêu nước: Ra sức học tập, giúp đỡ bạn học khó khăn hơn, giữ gìn làng xóm quê hương sạch đẹp, ĐỀ 8 Phần I: Đọc – hiểu Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn vừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách sinh chủ nhà cho mượn cái gạt tàn. Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tự tiện tay là vứt tẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường. Thói quen này thành tệ nạn .Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác . Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề (Ngữ văn 7- tập 2, trang 10) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 2: Ngữ liệu trên đề cập đến những thói quen nào của con người? Theo em, vấn đề đó có phổ biến trong thực tế không? Câu 3: Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề. Cho biết ý nghĩa của trạng ngữ. Câu 4: Theo em, để loại bỏ những thói quen xấu có khó không? Điều quan trọng nhất mỗi người cần có để loại bỏ những thói quen xấu là gì? Phần II: Tập làm văn 16
  17. Câu 1 : Viết đoạn văn chứng minh: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta Câu 2: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào? Hãy nêu ý kiến riêng của em và chứng minh ý kiến đó là đúng. Gợi ý: Câu 1: - PTBĐ chính: Nghị luận Câu 2: - Ngữ liệu trên đề cập đến những thói quen tốt và xấu của con người: + Thói quen tốt: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách + Thói quen xấu: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự, vứt rác bừa bãi, - Theo em, đây là những vấn đề đặc biệt rất phổ biên trong xã hội Câu 3: - Thành phần trạng ngữ trong câu: Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ cùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề. (Phần in nghiêng) - Ý nghĩa của trạng ngữ: Xác định nơi chốn (Những nơi khuất, nơi công cộng) và thời gian (lâu ngày) Câu 4: - Theo em, để loại bỏ những thói quen xấu là rất khó, nhưng không phải không thể thực hiện được - Điều quan trọng nhất giúp con người loại bỏ được thói quen xấu là cần có lòng kiên trì Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Môi trường là một yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định số phận, vận mệnh của con người, bởi vậy, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. 17
  18. Triển khai: - Làm rõ về “môi trường” và “bảo vệ môi trường”: Môi trường bao gồm nhiều yếu tố như rừng, đất, nước , không khí, liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người. Bảo vệ môi trường chính là ý thức về sự quan trọng của những yếu tố ấy để có những hành động thiết thực không làm hại đến môi trường sống. - Chứng minh: BVMT là BV cuộc sống của chính chúng ta bởi vì môi trường có ý nghĩa thực sự to lớn: + Đất giúp chúng ta có nơi ổn định cuộc sống, trồng trọt lương thực thực phẩm, + Rừng, cây cối cung cấp oxi, điều hòa khí hậu, phòng tránh thiên tai + Nước cần thiết trong nhu cầu ăn uống, sinh hoạt . + Không có không khí con người không thể hô hấp duy trì sự sống - Liên hệ: Môi trường ảnh hưởng tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống, chính vì vậy, cần BVMT bằng những việc làm thiết thực như: + Mỗi người cần tự giác ý thức được tác hại to lớn khi môi trường sống bị ô nhiễm để + Có hành động cụ thể như: khai thác rừng hợp lí, phủ xanh đồi trọc, trồng cây gây rừng, trồng nhiều cây xanh ở những nơi giao thông đông đúc để chắn bụi, không xả nước thải khi chưa qua xử lí ra môi trường, tuyên truyền để mọi người chung tay giữ gìn một môi trường sống xanh, sạch, đẹp ĐỀ 9 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử. 18
  19. Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi. Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao. Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không hiếm. Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. (Ngữ văn 7- tập 2, trang 35) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản đó. Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Tác giả sử dụng phép lập luận nào là chủ yếu? Câu 3: Để làm sáng tỏ được cái đẹp cái hay của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những luận cứ nào? Câu 4: Xác định và nêu ý nghĩa của thành phần trạng ngữ trong câu: Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Phần II: Tập làm văn Câu 1: Hãy viết một đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm: “Thế hệ trẻ Việt Nam cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp và sự trong sáng của Tiếng Việt bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Câu 2: Giải thích câu tục ngữ: Có chí thì nên Gợi ý: Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Văn bản: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt - Tác giả: Đặng Thai Mai 19
  20. - Xuất xứ văn bản: Trích trong phần đầu bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện hung hồn của sức sống dân tộc, in năm 1967, được đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai Câu 2: - PTBĐ chính: Nghị luận - Phép lập luận chủ yếu: lập luận chứng minh Câu 3: - Để làm sáng tỏ được cái đẹp cái hay của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những luận cứ: + Tiếng Việt hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu, tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu + Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử. + Theo nhận xét của những người ngoại quốc, Tiếng Việt giàu tính nhạc, rành mạch trong lối nói, uyển chuyển trong từng câu chữ Câu 4: -Trạng ngữ trong câu: Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó - Ý nghĩa: Xác định vị trí, nơi chốn Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Tiếng Việt là nét đẹp quý báu trong văn hóa dân tộc ngàn đời, bởi vậy thế hệ trẻ Việt Nam luôn có trách nhiệm trong việc bảo vệ giữ gìn vẻ đẹp về sự trong sáng của tiếng Việt bằng những việc làm cụ thể. Triển khai: - Khẳng định vai trò của TV: Tiếng Việt là quốc ngữ của Việt Nam, là công cụ giao tiếp, bộc lộ tư tưởng tình cảm, là niềm tự hào của cả dân tộc, thể hiện nét riêng của quốc gia đối với các dân tộc khác trên thế giới. Mỗi người dân Việt Nam khi sinh 20
  21. ra đều phải nói tiếng mẹ đẻ bởi vì đó là một điều thiêng liêng cũng là cách mà chúng ta trân quý tâm hồn dân tộc - Để bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt chính bởi vậy thế hệ trẻ cần: + Luyện nói những lời hay ý đẹp gửi đến nhau những lời tốt đẹp nhất + Loại bỏ những từ ngữ mới xuất hiện như tiếng long, teencode để giúp Tiếng Việt trong sáng từng ngày + Chỉnh sửa trong mọi người khi có người nói sai chính tả hoặc viết sai chính tả + Luôn rèn luyện kỹ năng nói và viết để không mắc sai lầm khi sử dụng tiếng Việt Kết đoạn: Mỗi câu chữ của người Việt Nam đều thể hiện vẻ đẹp tâm hồn họ, bởi vậy, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt cũng chính là bảo vệ nét đẹp trong tâm hồn mỗi con người ĐỀ 10 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ ” (Ngữ văn 7 – Tập 2, trang 53 NXB Giáo dục) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng chủ yếu phép lập luận nào? Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” . Câu 4: Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ ” Câu 5: Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên. 21