Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" - Nguyễn Tiến Thịnh

pptx 32 trang ngohien 21/10/2022 5120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" - Nguyễn Tiến Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_van_ban_cam_nghi_trong_dem_thanh_tin.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" - Nguyễn Tiến Thịnh

  1. 10 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn ThÞnh Trường PTDTNT THCS Quỳ Châu
  2. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) Lí Bạch
  3. I ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
  4. 1. Tác giả - Lý Bạch sinh năm (701 – 762), tự là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Ông sinh ra ở làng Thanh Liên, huyện Chương Minh nay gọi là huyện Miện Dương, tỉnh Tứ Xuyên. Quê gốc của ông là ở Cam Túc, huyện Thiên Thủy. - Lý Bạch xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có. Ngay từ lúc nhỏ ông đã được học đạo, học múa kiếm, học múa Lớn lên ông thích ngao du sơn thủy. 25 tuổi ông chính thức chống kiếm đi viễn du đến nhiều nơi, vừa ngắm cảnh, ngắm trăng, ngâm Lí Bạch thơ, uống rượu . (701 - 762)
  5. - Lí Bạch là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn lớn nhất Trung Quốc. Vì tính cách khoáng đạt, thơ lại hay nói đến cõi tiên nên Lý Bạch được gọi là "Thi tiên". Thơ ông hiện còn trên 1.000 bài - Nội dung thơ Lý Bạch rất phong phú với những chủ đề chính: Ước mơ với lý tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú và mãnh liệt. Phong cách thơ Lý Bạch lại hào phóng, bay bổng, tự nhiên và tinh tế. Đặc trưng nổi bật của thơ Lý Bạch là sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp. - Sinh thời ông thích ngao du đây đó, kết bạn khắp nơi. Có một giai thoại nổi tiếng về ông: Khi đi chơi thuyền trên sông Thái Thạch, tỉnh An Huy, ông uống rượu Lí Bạch say, thấy trăng lung linh đáy nước, nhảy xuống ôm (701 - 762) trăng mà chết.
  6. 2. Tác phẩm a. Xuất xứ: Trong một đêm trăng sáng, nhìn khung cảnh trong đêm, nhà thơ tức cảnh sinh tình mà Lý Bạch sáng tác bài thơ Tĩnh dạ tứ b. Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt c. PTBĐ: Biểu cảm, miêu tả d. Chủ đề: Vọng nguyệt hoài hương
  7. BỐ CỤC - Hai câu thơ đầu Phần 1 - ND: Cảnh đêm trăng sáng và tâm trạng của tác giả - Hai câu thơ cuối Phần 2 - ND: Nỗi nhớ quê hương của tác giả
  8. II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
  9. 1. Hai câu thơ đầu Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương (Ánh trăng sáng đầu giường, Ngỡ mặt đất phủ sương.)
  10. * Cảnh đêm trăng - Không gian: Sàng (Đầu giường) - Thời gian: Ban đêm (Trăng sáng, sương) - NT: So sánh “ánh trăng” – “sương” -> Ánh trăng sáng, cảnh vật bồng bềnh như cõi tiên, tiên cảnh => Cõi bồng lai; còn thi sĩ như một “thi tiên” nằm giữa cõi mộng mơ đó
  11. * Tâm trạng của nhà thơ Ngạc nhiên, bất ngờ “Ngỡ” Cảm giác vừa say, vừa tỉnh; Vừa thực, vừa ảo => Bằng ngôn ngữ cô đọng, súc tích, hai câu thơ đầu đã miêu tả được vẻ đẹp của trăng trong đêm thanh tĩnh và tâm trạng thao thức của thi nhân.
  12. 2. Hai câu thơ sau Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương (Ngẩng đầu ngắm trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương.)
  13. - Ngẩng đầu – Nhìn từ xa – ngắm trăng Tâm thế, tư Ngắm trăng bằng toàn lực, thế hướng toàn tâm, toàn trí, toàn hồn ngoại Đắm say trước ánh trăng
  14. Cúi đầu – NHỚ – quê hương NT: Đối thanh, ý -> Tư thế, tâm thế hướng nội => Trĩu nặng tâm tư, nỗi nhớ quê hương => Khắc họa nỗi nhớ cố hương da diết, thường trực, dâng trào trong trái tim nhà thơ
  15. Sơ đồ hóa mạch cảm xúc của thi nhân Nguyệt (trăng) Vọng nguyệt hoài hương Nghi Cử Đê Tư (ngỡ) (ngẩng) (cúi) (nhớ) Cố Sương hương
  16. III. Tổng kết Nội dung Nghệ thuật - Hình ảnh thiên nhiên đẹp - Từ ngữ giản dị, tự nhiên, trong đêm thanh tĩnh cùng tinh luyện, với tình yêu thiên nhiên, nỗi - Xây dựng hình ảnh gần nhớ quê hương da diết của gũi. một vị khách xa xứ - Ý thơ ngắn gọn, hàm súc, cô đọng và chứa đầy nỗi niềm.
  17. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương -
  18. 1. Tác giả - Hạ Tri Chương (659 – 744), tự Quý Chân, người quê Vĩnh Hưng thuộc Việt Châu (nay là Hợp Phố tỉnh Quảng Đông, nước Trung Quốc) khi từ quan về làng tự xưng là Tứ Minh Cuồng khách, Ông là nhà thơ thời Nhà Đường - Hạ Tri Chương giỏi về văn từ, có tài hùng biện, kiến thức uyên bác và trí nhớ đặc biệt, tính tình phóng khoáng. Hạ Tri Chương thích uống rượu, tính tình hào phóng. Ông còn để lại 20 bài thơ, trong đó bài ”Hồi hương ngẫu thư” là nổi tiếng nhất. Ngoài tài thơ văn, tiểu thuyết, còn có tài viết chữ thảo, chữ lệ rất đẹp.
  19. 1. Tác giả - Hạ Tri Chương mất năm 86 tuổi, ông để lại chỉ có 20 bài thơ, trong đó bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” là bài thơ nổi tiếng nhất. Thơ văn của Hạ Tri Chương đa phần dùng để phục vụ cho triều đình, một số tác phẩm thơ tiêu biểu của Hạ Tri Chương như: Hồi hương ngẫu thư kì 1 và 2, Đề Viên thị biệt nghiệp, Vịnh Liễu, Thái liên khúc Trong đó bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” là sáng tác đánh dấu kết thúc chặng đường làm quan của ông, khi ông từ quan về thăm quê nhà sau năm mươi năm xa cách. Bài thơ chứa đựng tình cảm dạt dào, nỗi niềm chất phác và bộc trực từ con tim của nhà thơ.
  20. Phiên âm Dịch thơ ( bản 1 ) Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi, Khi đi trẻ, lúc về già Hương âm vô cải, mấn mao tồi. Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao. Nhi đồng tương kiến, bất tương thức Trẻ con nhìn lạ không chào Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai? Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? ( Phạm Sĩ Vĩ dịch, trong Thơ Đường, tập I Dịch nghĩa NXB Văn học, Hà Nội, 1987) Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về, Dịch thơ ( bản 2 ) Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng. Trẻ đi, già trở lại nhà, Trẻ con gặp mặt, không quen biết, Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu. Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến? Gặp nhau mà chẳng biết nhau Trẻ cười hỏi: Khách từ đâu đến làng? (Trần Trọng San dịch, trong Thơ Đường, tập I Bắc Đẩu, Sài Gòn, 1966)
  21. 2. Tác phẩm a. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt b. PTBĐ chính: Biểu cảm c. Đề tài: Bài thơ viết về sự trở lại quê hương sau nhiều năm xa cách d. Chủ đề: Tình yêu quê hương sâu nặng
  22. BỐ CỤC - Hai câu thơ đầu Phần 1 - ND: Tình yêu quê hương của tác giả - Hai câu thơ cuối Phần 2 - ND: Tâm trạng của tác giả khi trở về quê
  23. NHAN ĐỀ BÀI THƠ - Hồi: trở về, quay về - Hương: Làng, quê hương Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Ngẫu: Tình cờ, ngẫu nhiên - Thư: Ghi, chép, viết
  24. 1. Hai câu thơ đầu Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi Hương âm vô cải, mấn mao tồi Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về Giọng quê không đổi nhưng tóc mai đã rụng NT: Phép tiểu đối
  25. NT: Phép tiểu đối Đối cấu trúc ngữ Từ loại Đối vế câu pháp Thiếu tiểu/ li gia, Thiếu > < CN VN Mấn mao tồi mấn mao mấn mao/ tồi CN VN
  26. Từ loại Cảnh ngộ xa quê, sự thay đổi về vóc người, tuổi tác * Phép tiểu Đối vế câu đối Mái tóc thay đổi, giọng nói Đối cấu trúc ngữ vẫn mang bản sắc quê, pháp chất quê, hồn quê không Nghệ thay đổi thuật * Yếu tố kể Khẳng định sự gắn bó và tình yêu quê và tả hương sâu sắc
  27. 2. Hai câu thơ sau Nhi đồng tương kiến, bất tương thức, Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai? Trẻ con gặp mặt, không quen biết, Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?
  28. Tình huống bất ngờ Trẻ nhỏ tưởng nhà thơ là khách (Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai) Tâm trạng của nhà thơ Trước: Sau: Ngạc nhiên Buồn tủi => Cảm giác ngỡ ngàng, ngậm ngùi, xót xa khi bị coi là khách trên chính quê hương của mình
  29. III. Tổng kết Nội dung Nghệ thuật Bài thơ thể hiện một cách - Biểu cảm kết hợp tự sự và chân thực mà sâu sắc, hóm miêu tả hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu - Ngôn ngữ mộc mạc giản quê hương thắm thiết của dị. một người sống xa quê lâu - Nghệ thuật đối rất chỉnh. ngày, trong khoảnh khắc vừa - Tình huống bất ngờ, độc mới đặt chân về quê cũ. đáo