Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 7, 8, 9: Thực hành tiếng việt- Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

pptx 44 trang Linh Nhi 31/12/2024 900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 7, 8, 9: Thực hành tiếng việt- Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_canh_dieu_tiet_7_8_9_thuc_hanh_tieng_vie.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 7, 8, 9: Thực hành tiếng việt- Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Nhắc lại các kiến thức tiếng Việt trong bài học 1. 1) Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ. 2) Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
  2. I. Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ 1. Nhận biết tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ Nhắc lại khái niệm trạng ngữ, cấu tạo trạng ngữ, cách mở rộng trạng ngữ và tác dụng? a. Khái niệm - Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, được dùng để cung cấp thông tin về thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức của sự việc được nói đến trong câu. - Ví dụ: Mùa thu, trên các con phố, hoa sữa thơm ngào ngạt. + Mùa thu là TN1 chỉ thời gian. + Trên các con phố là TN2, chỉ địa điểm nơi chốn.
  3. b. Cấu tạo - Trạng ngữ có thể là từ hoặc cụm từ. + Trạng ngữ có cấu tạo là một từ. VD: Bây giờ, mưa to lắm. + Trạng ngữ có cấu tạo là một cụm từ. VD: Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc.
  4. c. Cách mở rộng trạng ngữ và tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ - Cách mở rộng: Thêm một số từ ngữ chỉ số lượng, tính chất, đặc điểm, - Tác dụng: Giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe.
  5. 2. Thực hành bài tập Bài tập 1: Tìm trạng ngữ trong các câu sau và cho biết có thể lược bỏ chúng đi được không? Tại sao? a) Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. (Tô Hoài) b) – Hôm qua, ai trực nhật? - Thưa cô, hôm qua, em trực nhật ạ. c) Chiều chiều, khi mặt trời gần lặn, chú tôi lại đánh một hồi mõ rồi tung thóc ra sân.
  6. Đáp án bài tập 1: Bài tập 1: *Các trạng ngữ: a) Mùa đông, giữa ngày mùa, b) - Hôm qua, - , hôm qua, c) Chiều chiều, khi mặt trời gần lặn, *Không thể lược trạng ngữ đi được vì chúng bổ sung thêm thông tin, ý nghĩa cho sự việc được nói đến trong câu. Riêng trường hợp b) có thể lược trạng ngữ “hôm qua” trong câu trả lời vì ý nghĩa về thời gian đã được cả người nói và người nghe biết trước, và để tránh lặp.
  7. Bài tập 2: Tìm các phần mở rộng trong thành phần trạng ngữ của các câu sau và phân tích giá trị của nó. Rồi mười năm năm trời không thấy thứ hoa đó nữa, bởi một lẽ dễ hiểu là tôi ra ở thành thị. Thường năm, Tết đến tôi mua những tấm hình chụp hoặc vẽ những kì hoa dị thảo của Tây phương. Rồi cách đây một năm, cuối mùa thu vào chơi làng Triều Khúc ở Hà Đông với một vài người bạn ở giữa một cái ao nhỏ gần một quán nước đầu làng, tôi mới lại được trông thấy một bông hoa súng đương lúc vừa vặn nở. Vẫn hoa cô lập ngoi lên mặt nước độ hai gang tay, cánh bao dưới màu phớt nâu, cánh hoa thon thon, màu thiên thanh man mác, làm rạng cả mặt hồ.
  8. Rồi năm nay, cách ngày ấy một năm, trên một con đường gập ghềnh, ngồi trên xe đạp, tôi lại trông thấy hoa súng lần thứ ba. (Đinh Gia Phong)
  9. Đáp án bài tập 2: *Các trạng ngữ trong đoạn văn là: - Rồi mười năm năm trời; - Thường năm, Tết đến; - Rồi cách đây một năm, cuối mùa thu; - Rồi năm nay, cách ngày ấy một năm, trên một con đường gập ghềnh; *Tác dụng: cụ thể hoá lượng thời gian và đặc điểm không gian.
  10. Bài tập 3: Hãy viết 2 câu có mở rộng trạng ngữ và phân tích các thông tin mà trạng ngữ mang lại.
  11. Bài tập 3: *VD: Câu 1: a- Buổi sáng, những chú chim non ríu rít hót vang xóm làng. b- Buổi sáng tinh sương trong lành, những chú chim non ríu rít hót vang xóm làng. Câu 2: a- Trên cánh đồng, các bạn đang thi nhau đua diều. b- Trên cánh đồng nhấp nhô sóng lúa vàng, các bạn đang thi nhau đua diều. *Tác dụng: ở cả 2 câu b) trạng ngữ được mở rộng làm cho việc miêu tả chi tiết, rõ ràng hơn.
  12. II. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ ? Nêu hiểu biết về thành phần chính của câu. 1. Xác định thành phần chính của câu a. Khái niệm thành phần chính: - Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. - Trong câu có hai thành phần chính đó là chủ ngữ và vị ngữ:
  13. Chủ ngữ của câu: + Là bộ phận chính của câu kể tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, tính chất, trạng thái, được miêu tả ở vị ngữ v.v Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai ? Cái gì ? Con gì? + Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong một số trường cụ thể thì động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ. Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ. Ví dụ: Anh trai ấy hát rất hay. Hôm nay, lớp chúng mình sẽ đi xem phim. Bà tôi có mái tóc bạc phơ. Mẹ Lan là người quan tâm mình nhiều nhất.
  14. Vị ngữ của câu: + Là bộ phận chính của câu có thể kết hợp với các trạng ngữ chỉ quan hệ thời gian và trả lời các câu hỏi: Làm gì? Làm thế nào, cái gì, nó là gì? + Vị ngữ thường là một động từ hoặc một động từ, một tính từ hoặc một cụm tính từ, một danh từ hoặc một cụm danh từ. Trong câu có thể có một hay nhiều vị ngữ.
  15. b. Cấu tạo thành phần chính: - Câu có CN làm CDT: a) Con mèo đen kia/ đã làm đổ lọ hoa. b) Những em học sinh/ đang say sưa học bài. - Câu có VN làm CĐT: c) Các bạn học sinh/ đang hăng hái tiến về lễ đài. d) Dòng sông/ uốn lượn bao bọc làng quê. - Câu có VN làm CTT: e) Cô bé/ rất đáng yêu. g) Bức tranh/ tuyệt đẹp.
  16. c. Rút gọn thành phần chính: 3) Rút gọn: a) Con mèo/ đã làm đổ lọ hoa. b) Học sinh/ đang say sưa học bài. - Câu có VN làm CĐT: c) Các bạn học sinh/ tiến về. d) Dòng sông/ uốn lượn. - Câu có VN làm CTT: e) Cô bé/ đáng yêu. g) Bức tranh/ đẹp. *Khi rút gọn thì thành phần câu chỉ còn là một từ, thông tin chứa đựng không phong phú.
  17. 2. Thực hành bài tập Bài tập 1: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong những câu sau và cho biết cấu tạo của chúng. “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy”. (Nguyễn Tuân, Cô Tô)
  18. Đáp án bài tập 1: - Chủ ngữ: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô (cụm danh từ), bầu trời Cô Tô (cụm danh từ). - Vị ngữ: là một ngày trong trẻo, sáng sủa (là + cụm danh từ), cũng trong sáng như vậy (cụm tính từ).
  19. Bài tập 2:Tìm các cụm chủ vị làm thành phần câu: a) Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. b) Lan học giỏi khiến thầy cô giáo rất yên tâm. c) Nhà này cửa rất rộng. d) Nó tên là Nam.
  20. Đáp án bài tập 2: a) Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. (cụm C-V làm chủ ngữ). b) Lan học giỏi khiến thầy cô giáo rất yên tâm. (cụm C-V làm chủ ngữ). c) Nhà này cửa rất rộng. (cụm C-V làm vị ngữ). d) Nó tên là Nam. (cụm C-V làm vị ngữ).
  21. Bài tập 3: Hãy mở rộng danh từ làm chủ ngữ trong những câu sau thành cụm C-V: a) Người thanh niên ấy làm mọi người khó chịu. b) Nam làm cho bố mẹ vui lòng. c) Gió làm đổ cây.
  22. Đáp án bài tập 3: a) Người thanh niên ấy đến muộn làm mọi người khó chịu. b) Nam học giỏi làm cho bố mẹ vui lòng. c) Gió thổi mạnh làm đổ cây.
  23. Bài tập 4: Viết một đoạn văn (khoảng 3 đến 5 câu) có sử dụng câu có cụm từ hoặc cụm C-V làm thành phần câu.
  24. Đáp án bài tập 4: Nhân dịp kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, trường em phát động đợt thi đua học tập tốt. Lớp nào đạt kết quả học tập tốt sẽ được khen thưởng. Chúng em hứa sẽ phấn đấu để giành được phần thưởng của nhà trường.
  25. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Hoàn thiện các bài tập vào vở; - Làm bài tập sau ở nhà: Mở rộng các thành phần được gạch chân trong các câu sau bằng cụm từ, sau đó so sánh để làm rõ sự khác biệt về nghĩa giữa câu vừa mở rộng và câu trước khi mở rộng: a. Trời mưa. b. Chú mèo đang nằm ngủ ngon lành. c. Dưới ánh trăng, cảnh vật trông thật đẹp.
  26. PHIẾU HỌC TẬP Câu Thành phần Câu sau khi mở rộng Sự khác nhau về nghĩa được mở rộng trước – sau khi mở rộng câu a b c
  27. I. Củng cố lí thuyết 1. Mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt văn bản theo những yêu cầu hác nhau về độ dài Văn bản tóm tắt là gì? Văn bản tóm tắt là dạng rút gọn của văn bản gốc (có thể do tác giả hay người đọc, người ghi chép thực hiện) tuy có dung lượng nhỏ nhưng vẫn phản ánh trung thành nội dung cơ bản của văn bản gốc).
  28. Nhắc lại các kiến thức về tóm tắt VB như: - Các yêu cầu đối với VB tóm tắt; - Các bước tóm tắt. Các yêu cầu đối với văn bản tóm tắt - Phản ánh đúng nội dung của VB gốc: tránh đưa nhận xét chủ quan hoặc những thông tin không có trong VB gốc; - Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của VB gốc: cần thâu tóm được nội dung không thể lược bỏ của VB gốc;
  29. - Sử dụng các từ ngữ quan trọng của VB gốc: đó là các “từ khoá”, từ then chốt, xuất hiện nhiều, chứa đựng nhiều tông tin; - Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của VB tóm tắt: VB tóm tắt phải luôn ngắn hơn VB gốc. Tuỳ mục đích, cách thức, hoàn cảnh tóm tắt, để điều chỉnh dung lượng.
  30. 2. Quy trình tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài Bước 1. Trước khi tóm tắt - Đọc kĩ văn bản gốc - Xác định nội dung chính cần tóm tắt. + Xác định nội dung khái quát, cốt lõi của toàn văn bản. + Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn và xác đinh quan hệ giữa các phần hoặc các đoạn. + Tìm các từ ngữ quan trọng. + Xác định ý chính của văn bản. + Xác định đúng nội dung khái quát, cốt lõi. + Xác định các phần trong văn bản.
  31. - Tìm ý chính của từng phần. - Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt. + Xác định ý lớn và ý nhỏ của văn bản gốc. + Tùy theo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt mà lựa chọn ý lớn hay ý nhỏ từ văn bản gốc.
  32. Bước 2. Viết văn bản tóm tắt - Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí. - Dùng lời văn của em kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt. - Chú ý bảo đảm yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt. Bước 3. Chỉnh sửa Rà soát, tự chỉnh sửa văn bản tóm tắt của em.
  33. II. Thực hành tóm tắt văn bản Bài 1: Tóm tắt truyền thuyết Thánh Gióng bằng một đoạn văn ngắn từ 8-10 câu. Gợi ý: * Trước khi tóm tắt: - Đọc kĩ văn bản Thánh Gióng trong SGK Ngữ văn 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (trang 6, 7, 8, tập II). - Xác định nội dung chính cần tóm tắt: + Xác định nội dung cốt lõi của truyền thuyết Thánh Gióng: Kể về chiến công đánh tan giặc Ân, bảo vệ đất nước của người anh hùng làng Gióng.
  34. + Ý chính của từng phần, từng đoạn trong văn bản và quan hệ giữa chúng: truyền thuyết Thánh Gióng có thể được chia thành bốn phần: • Sự ra đời kì lạ của Gióng • Sự vươn lên mạnh mẽ của Gióng • Chiến công lừng lẫy của Gióng • Sự hóa thân của Gióng và những dấu tích còn lại. Mối quan hệ giữa các phần là mối quan hệ nhân quả (hoặc quan hệ theo trình tự thời gian).
  35. + Đánh dấu những từ ngữ quan trọng của từng phần, từng đoạn: chú bé đã ba tuổi mà chẳng biết cười, biết nói gì cả; một con ngựa bằng sắt, một bộ áo giáp bằng sắt, một cái roi cũng bằng sắt; cơm ăn mấy cũng không biết no, áo vừa may xong đã chật ních; vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ; + Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt: từ 8-10 câu.
  36. BÀI THAM KHẢO “Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ăn ở phúc đức, mãi không có con. Một hôm ra đồng, bà vợ ướm vào vết chân to, về thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú những lên ba tuổi mà “chú bé đã ba tuổi mà chẳng biết cười, biết nói gì cả”. Đất nước có giặc ngoại xâm, nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài giúp nước, Gióng bèn cất tiếng nói xin vua ban cho “một con ngựa bằng sắt, một bộ áo giáp bằng sắt, một cái roi cũng bằng sắt, ta nguyện phá tan lũ giặc này”. Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên “lớn nhanh như thổi”, khi giặc đến chân núi Trâu, Gióng bèn “vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt”, tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc giáp sắt và cầm roi sắt ra trận giết giặc. Roi sắt gãy, tráng sĩ “bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc”. Giặc tan, Gióng “cởi giáp sắt bỏ lại” rồi cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn nên phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương.
  37. Bài 2: Tóm tắt truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa bằng một đoạn văn ngắn từ 8-10 câu. Gợi ý: * Trước khi tóm tắt: - Đọc kĩ văn bản Gió lạnh đầu mùa trong SGK Ngữ văn 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (trang 67-72, tập I). - Xác định nội dung chính cần tóm tắt: + Xác định nội dung cốt lõi của truyện Gió lạnh đầu mùa: Kể về sự đồng cảm và hành động sẻ chia đầy nhân văn của hai chị em Sơn và Lan với bé Hiên khi gió mùa đông bắc tràn về với xóm chợ nghèo. + Ý chính của từng phần, từng đoạn trong văn bản và quan hệ giữa chúng: truyện có thể được chia thành ba phần:
  38. Bài 2: Tóm tắt truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa bằng một đoạn văn ngắn từ 8-10 câu. • Cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn trong một buổi sớm gió lạnh đầu mùa về. • Quyết định lấy áo của người em đã mất cho bé Hiên của hai chị em Sơn và Lan. • Hành động đòi áo của hai chị em Sơn và kết thúc nhân văn của câu chuyện. Mối quan hệ giữa các phần là mối quan hệ nhân quả (hoặc quan hệ theo trình tự thời gian). + Đánh dấu những từ ngữ quan trọng của từng phần, từng đoạn: đã mặc áo rét cả rồi; đứa em gái bé của Sơn, chết từ năm lên bốn tuổi; lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch; con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi hở cả tay và lưng; hay là chúng ta đem cho nó cái cái áo bông cũ; trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui; hai chị em lo lắng dắt nhau lẻn về nhà; + Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt: từ 8-10 câu.
  39. BÀI THAM KHẢO Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến xóm chợ nghèo, Sơn thức dậy thì đã thấy mọi người trong gia đình “đã mặc áo rét cả rồi”. Mẹ Sơn xúc động khi thấy chiếc áo cũ của em Duyên – “đứa em gái bé của Sơn, chết từ năm lên bốn tuổi”. Chị em Lan, Sơn “xúng xính trong những chiếc áo ấm” khi đi chơi cùng bọn trẻ nghèo trong xóm chợ. Những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc những chiếc áo mỏng manh hàng ngày, mỗi khi có cơn gió thổi qua “chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau”. Chị em Sơn thấy bé Hiên – một bé gái nhà nghèo “co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi hở cả tay và lưng”. Ái ngại và thương hoàn cảnh của Hiên, chị em Sơn đã quyết định về nhà lấy áo bông cũ của em Duyên, giấu mẹ, mang sang cho Hiên, sau hành động đó hai chị em Sơn “trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”. Chuyện đến tai người nhà, Sơn và Lan sợ bị mẹ mắng, đi đòi lại áo không được, không dám về nhà. Mẹ Hiên mang áo bông sang nhà trả lại, may mắn được mẹ Sơn và Lan cho vay tiền mua áo ấm cho Hiên, mẹ Sơn và Lan ôm hai con vào lòng và khen ngợi hai con.
  40. PHIẾU CHỈNH SỬA BÀI VIẾT STT Nội dung Chỉnh sửa 1. Lược bỏ các thông tin không có trong VB gốc và những ý kiến bình luận của người tóm tắt (nếu có) 2. Lược bớt các chi tiết thừa, không quan trọng (nếu có) 3. Bổ sung những ý chính, điểm quan trọng của VB gốc (nếu thiếu); 4. Bổ sung những từ ngữ quan trọng có trong VB gốc (nếu thiếu) 5. Rút gọn hoặc phát triển văn bản tóm tắt để bảo đảm yêu cầu về độ dài. 6. Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt (dùng từ, đặt câu, ). Nếu có, hãy viết rõ những lỗi cần sửa chữa.
  41. BẢNG KIỂM STT Tiêu chí Đạt Không đạt 1 Đọc kĩ VB gốc để hiểu đúng nội dung, chủ đề của VB. 2 Xác định nội dung chính cần tóm tắt. 3 Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí. 4 Xác định yêu cầu về độ dài của VB tóm tắt. 5 Viết VB tóm tắt theo trật tự nội dung chính đã xác định. 6 Đọc lại bản tóm tắt và chỉnh sửa bản tóm tắt.
  42. GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ - Hoàn thiện các bài tập vào vở; - Chuẩn bị cho tiết Luyện đề.