Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 16, 17, 18: Ôn tập tiếng Việt- Các biện pháp tu từ

pptx 57 trang Linh Nhi 31/12/2024 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 16, 17, 18: Ôn tập tiếng Việt- Các biện pháp tu từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_canh_dieu_tiet_16_17_18_on_tap_tieng_vie.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 16, 17, 18: Ôn tập tiếng Việt- Các biện pháp tu từ

  1. I. Ôn tập biện pháp tu từ nói giảm nói tránh: 1. Khái niệm: - Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển trong giao tiếp. - Ví dụ: Chúng ta thường dùng từ tử thi thay cho từ xác chết hoặc muốn nói lịch sự. Hay chúng ta không dùng từ già mà dùng từ có tuổi,
  2. 2. Tác dụng: - Tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; - Tránh thô tục, thiếu lịch sự. - Tôn trọng người đối thoại với mình. - Giúp người nghe dễ tiếp thu ý kiến, góp ý.
  3. 3. Những cách nói giảm nói tránh: – Có 4 cách mà chúng ta có thể áp dụng biện pháp tu từ này khi làm văn gồm: + Dùng các từ đồng nghĩa đặc biệt là từ Hán – Việt: Ví dụ: Bà cụ đã chết rồi => Bà cụ đã quy tiên rồi. + Dùng cách nói vòng: Ví dụ: Anh còn kém lắm => Anh cần phải cố gắng hơn nữa. + Dùng cách nói phủ định bằng từ trái nghĩa: Ví dụ: Bức tranh này anh vẽ xấu lắm => Bức tranh này anh vẽ chưa được đẹp lắm. + Dùng cách nói trống (tỉnh lược): Ví dụ: Anh ấy bị thương nặng thế thì không còn sống được lâu nữa đâu chị à => Anh ấy ( ) thế thì không ( ) được lâu nữa đâu chị à.
  4. Ví dụ 1: Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây có nghĩa là gì? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó? - Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê- nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột. (Hồ Chí Minh, Di chúc) - Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. (Tố Hữu, Bác ơi!) - Lượng con ông Độ đây mà .Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn. (Hồ Phương, Thư nhà)
  5. GỢI Ý: + "đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê- nin và các vị cách mạng đàn anh khác", "đi", "chẳng còn" : đều mang ý nghĩa chỉ cái chết, mất. + Người viết, người nói muốn giảm nhẹ mức độ đau thương, nặng nề, ghê sợ của cái chết, sự mất mát.
  6. Ví dụ 2: Vì sao trong câu văn sau đây, tác giả dùng từ ngữ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa? Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
  7. GỢI Ý: Tác giả trong đoạn văn sử dụng từ " bầu sữa" mà không dùng từ khác bởi từ bầu sữa là cách nói tế nhị, tránh thô tục mà vẫn gợi được sự ấm áp, thân thương của tình mẫu tử.
  8. Ví dụ 3: So sánh hai cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe. - Con dạo này lười lắm. - Con dạo này không được chăm chỉ lắm.
  9. *GỢI Ý: Trong hai cách nói thì câu "Con dạo này không được chăm chỉ lắm" là cách nói nhẹ nhàng, tế nhị đối với người nghe.
  10. II. Luyện tập Bài tập 1: Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống / / : đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa. a) Khuya rồi, mời bà / / b) Cha mẹ em / / từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại. c) Đây là lớp học cho trẻ em / / d) Mẹ đã / / rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ. e) Cha nó mất, mẹ nó / ./, nên chú nó rất thương nó.
  11. *GỢI Ý: Bài tập 1: a) Khuya rồi, mời bà đi nghỉ. b) Cha mẹ em chia tay nhau từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại. c) Đây là lớp học cho trẻ em khiếm thị. d) Mẹ đã có tuổi rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ. e) Cha nó mất, mẹ nó đi bước nữa, nên chú nó rất thương nó.
  12. Bài tập 2: Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào có sử dụng cách nói giảm nói tránh? a1) Anh phải hoà nhã với bạn bè! a2) Anh nên hoà nhã với bạn bè! b1) Anh ra khỏi phòng tôi ngay! b2) Anh không nên ở đây nữa! c1) Xin đừng hút thuốc trong phòng! c2) Cấm hút thuốc trong phòng! d1) Nó nói như thế là thiếu thiện chí. d2) Nó nói như thế là ác ý. e1) Hôm qua em hỗn với anh, em xin anh thứ lỗi. e2) Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.
  13. *GỢI Ý: Bài tập 2: Câu có sử dụng nói giảm nói tránh a2) Anh nên hoà nhã với bạn bè! b2) Anh không nên ở đây nữa! c1) Xin đừng hút thuốc trong phòng! d1) Nó nói như thế là thiếu thiện chí. e2) Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.
  14. Bài tập 3: Khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, người ta thường nói giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Chẳng hạn, đáng lẽ nói “Bài thơ của anh dở lắm” thì lại bảo “Bài thơ của anh chưa được hay lắm”. Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh như thế để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau.
  15. *GỢI Ý: Bài tập 3: Đặt năm câu đánh giá có sử dụng nói giảm nói tránh trong những trường hợp khác nhau: - Nó học chưa được tốt lắm. - Con dạo này chưa được ngoan lắm. - Anh nói chưa đúng lắm. - Sức khỏe của nó không được tốt lắm. - Bạn ấy chưa được nhanh lắm.
  16. Bài tập 4: Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh.
  17. *GỢI Ý: Bài tập 4: Những tình huống cần nói thẳng thắn, nói đúng bản chất vấn đề thì không được nói giảm nói tránh.
  18. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 2 4 16 17 18 19 20
  19. Time’s Nói giảm nói tránh là hai biện pháp 10up123456789 tu từ tách biệt, điều này A. Đúng. C. B. Sai D. Back
  20. Time’s 10up123456789 Khi nào không nên nói giảm nói tránh? A. Khi cần phải nói thẳng, nói đúng sự thật. C. Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hóa. B. Khi muốn bày tỏ tình D. Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục. cảm của mình. Back
  21. Time’s 10up123456789 Có mấy cách nói giảm nói tránh? A. 3. C. 4 B. 2 D. 1 Back
  22. Time’s10123456789 Đâu KHÔNG PHẢI là một cách nói giảm up nói tránh? A. Ông lão đã về với tổ C. Bài thuyết trình của tiên được mươi năm nay bạn cần chỉnh sửa vài rồi! chỗ. D. Lúc nhắm mắt, cụ ấy chỉ B. Nghe nói dạo này mong gặp cậu con trai út cậu học hành tốt hơn một lần. hẳn, phải không? Back
  23. Trong các câu dưới đây, câu nào có sử dụng Time’s biện pháp nói giảm nói tránh? 10123456789 A. Ngày tháng mười chưa cười đã tối. up B. Vùng vịnh rộng và có nguồn hải sản trù phú. \ C. Cô ấy là người chi tiêu hơi quá đà D. Khí thải độc hại từ bao bì ni lông có thể gây ra ung thư cho con người. C. Cô ấy là người chi tiêu hơi quá đà Back
  24. Time’s Cho câu văn. “Gia đình anh ấy không có 10up123456789 điều kiện cho lắm”. Câu văn này sử dụng cách nói giảm nói tránh nào? A. Dùng cách nói phủ định bằng cụm từ trái C. Dùng từ Hán Việt nghĩa. đồng nghĩa. B. Dùng từ đồng D. Dùng cách nói vòng, nghĩa. Back
  25. Time’s Cho câu văn. “Tối qua ông ấy hơi quá 10up123456789 chén nên không thể tự về nhà”. Câu văn này sử dụng cách nói giảm nói tránh nào? A. Dùng cách nói vòng. C. Dùng từ Hán Việt đồng nghĩa. B. Dùng cách nói phủ định bằng cụm từ trái D. Dùng cách nói so nghĩa. sánh. Back
  26. Tìm từ ngữ (nói giảm nói tránh) thích Time’s hợp để điền vào chỗ trống. Cha nó mất, 10up123456789 mẹ nó / /, nên chú rất thương nó. A. Bỏđi B. Đi bước nữa C. Lấy chồng khác D. Không nhận nuôi con B. Đi bước nữa Back
  27. Cho câu văn sau. “Họ đã có một cuộc nói Time’s chuyện rất căng thẳng. ” Hãy tìm từ ngữ 10123456789 nói giảm nói tránh để thay thế cho cụm từ up “rất căng thẳng”. A. rất nỗ lực. C. không vui vẻ cho lắm. B. rấy gay cấn. D. không có kết quả. Back
  28. Time’s Cho câu văn sau. “Họ bảo rằng anh ta rất 10123456789 trí trá”. Hãy tìm từ ngữ nói giảm nói up tránh để thay thế cho cụm từ “rất trí trá”. A. rất hay nói sai cho người khác. C. rất hay nói dối. B. A rất hay nói không D. rất hay gian dối. đúng sự thật. Back
  29. III. Ôn tập biện pháp tu từ so sánh: 1. Khái niệm - So sánh là đối chiếu sự vật A và B; giữa A và B có nét tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm của sự vật A. - Cấu trúc đầy đủ của phép so sánh: sự vật A- từ chỉ phương diện so sánh – từ so sánh – sự vật B. Có khi từ chỉ phương diện so sánh (đặc điểm được đưa ra để so sánh) không xuất hiện. Ví dụ: Mẹ là ngọn gió của em suốt đời. Vế A: Mẹ Vế B: ngọn gió Từ so sánh: là - Tác dụng: làm nổi bật vai trò, vị trí của người mẹ trong cảm nhận của người con.
  30. 2. Các kiểu so sánh - So sánh ngang bằng; - So sánh không ngang bằng
  31. 3. Dấu hiệu nhận biết kiểu so sánh: - So sánh ngang bằng: là, như, giống, y như, - So sánh không ngang bằng: hơn, không bằng, chẳng bằng
  32. IV. Luyện tập: Bài tập 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Trăng ơi từ đâu đến? Trăng tròn như mắt cá Hay từ cánh rừng xa Chẳng bao giờ chớp mi Trăng hồng như quả chín Trăng ơi từ đâu đến? Lửng lơ lên trước nhà Hay từ một sân chơi Trăng ơi từ đâu đến? Trăng bay như quả bóng Hay biển xanh diệu kỳ Đứa nào đá lên trời (Trần Đăng Khoa) a. Chỉ ra các hình ảnh được so sánh với trăng trong bài thơ? b. Tác dụng của hình ảnh so sánh đó?
  33. *GỢI Ý: Bài tập 1: a. Các hình ảnh được so sánh với trăng trong bài thơ: Quả chín, mắt cá, quả bóng b. Tác dụng của hình ảnh so sánh: Làm cho bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, hình ảnh ánh trăng gần gũi hơn với mọi người nhất là với trẻ thơ.
  34. Bài tập 2: Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó: “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”. (Đoàn Giỏi)
  35. *GỢI Ý: Bài tập 2: Phép so sánh trong đoạn: - nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác - cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch - rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận Tác dụng: Phép so sánh được đưa ra liên tiếp làm cho sự việc vừa cụ thể vừa sinh động. So sánh giữa cái trừu tượng với sự vật cụ thể, hình ảnh làm chuẩn so sánh vừa cứng rắn, Vừa hùng vĩ, do đó lôi cuốn và tạo niềm tin cho mọi người.
  36. Bài tập 3: Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt: Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau * Gợi ý: – Từ ngữ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ. – Vế (B) là chuẩn so sánh không phải có một mà có ba: chuối ba hương - xôi nếp một – đường mía lau là nhằm mục đích ca ngợi người mẹ về nhiều mặt, mặt nào cũng có nhiều ưu điểm đáng quý.
  37. Bài tập 4. Nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân”? Có sử dụng biện pháp tu từ so sánh? Gạch chân biện pháp tu từ đó?
  38. Hình tượng người lính Việt Nam giống như nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.
  39. V. Ôn tập biện pháp tu từ nhân hóa: 1. Khái niệm - Nhân hóa là gọi tên hoặc kể, tả con vật/ đồ vật bằng các từ ngữ vốn dùng để chỉ người nhằm miêu tả con vật/đồ vật một cách sinh động, -có tình cảm. - Ví dụ: Chú ong đang cần mẫn đi kiếm mật. - Tác dụng: giúp cho con vật được nói đến sinh động, gần gũi hơn với con người.
  40. 2. Các kiểu nhân hóa - Gọi tên vật bằng tên người; - Dùng từ chỉ hoạt động, đặc điểm, trạng thái của người để nói về vật; - Trò chuyện với vật như với người. 3. Dấu hiệu nhận biết: - Các từ ngữ có tác dụng nhân hóa là các danh từ, đại từ xưng hô chỉ người; hoặc các động từ, tính từ chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm vốn chỉ dùng để miêu tả người.
  41. VI. Luyện tập Bài tập 1: Tìm phép tu từ nhân hóa trong đoạn thơ sau: Đêm thêu trước ngực vầng trăng Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên Khuya rồi sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi, lặng yên đôi bờ.
  42. *GỢI Ý: Bài tập 1: Câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa trong bài thơ Khuya rồi sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi, lặng yên đôi bờ.
  43. Bài tập 2: Tìm phép nhân hóa trong khổ thơ sau và nêu tác dụng của phép nhân hóa đó? Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường.
  44. *GỢI Ý: Bài tập 2: Phép nhân hóa trong khổ thơ: (Ông trời ) Mặc áo giáp; Ra trận (Muôn nghìn cây mía) Múa gươm (Kiến) Hành quân Tác dụng: Biện pháp nhân hóa gợi tả chính xác và sinh động quang cảnh thiên nhiên trước cơn mưa, khiến cho các sự vật trở nên gần gũi và sống động Biểu thị suy nghĩ, tình cảm của sự vật khi trời sắp mưa: hối hả, nhộn nhịp, khẩn trương đan xen với niềm vui hân hoan khi có mưa.
  45. Bài tập 3: Tìm phép nhân hóa trong câu sau: Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được.
  46. *GỢI Ý: Bài tập 3: Phép nhân hóa trong câu: Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được.
  47. Bài tập 4. Hãy nêu cảm nghĩ của em về nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo? Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa? Gạch chân biện pháp tu từ đó?
  48. Cha mẹ là người có công sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta nên người, vì thế dù có đi bất cứ nơi đâu thì chúng ta cũng luôn hướng về cha mẹ. Thanh Thảo đã khéo nói hộ chúng ta nỗi nhớ ấy thông qua bài thơ Gặp lá cơm nếp. Khi xa nhà, bỗng dưng gặp lá nếp mà nỗi nhớ mẹ, nhớ quê hương cứ thế ùa về. Nhớ về mẹ là nhớ món xôi của mẹ “bát xôi mùa gặt/ mùi xôi sao lạ lùng”. Mùi xôi của mẹ hay chính là vị quê hương quen thuộc luôn thường trực trong con “thơm suốt đường con”. Tình yêu mẹ, yêu quê hương đất nước không chỉ được thể hiện qua món xôi, qua mùi vị quê hương, tình yêu thương đó đã dâng trào bộc trực ra lời nói “ôi mùi vị quê hương/ con làm sao quên được/ mẹ già và đất nước/ chia đều nỗi nhớ thương”. Mẹ được đặt ngang với đất nước, được người con chia đều nỗi nhớ thương, qua đó chúng ta thấy được tình cảm sâu nặng của người con dành cho người mẹ già yêu quý của mình. Chính vì vậy mà cây ở rừng Trường Sơn cũng hiểu được tấm lòng của người lính dành cho mẹ và đất nước.
  49. GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ * Bài vừa học: - Ôn lại lý thuyết. Hoàn thành các bài tập. * Bài của tiết sau: - Chuẩn bị bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ.
  50. 2) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ em yêu thích: - “Mẹ” (Đỗ Trung Lai) - “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh) - “Ông đồ” (Vũ Đình Liên)
  51. Nhiệm vụ: Định hướng chuẩn bị, tìm ý, lập dàn ý cho bài thơ, đoạn thơ bốn chữ, năm chữ mà mình yêu thích thoe PHIẾU HỌC TẬP sau: Bài thơ yêu thích: Các bước thực hành Nhiệm vụ thực hành Trả lời a) Chuẩn bị: - Những nét đặc sắc nghệ thuật: . - Đặc sắc nội dung: .
  52. Các bước thực Nhiệm vụ thực hành Trả lời hành b) Tìm ý và lập Tìm ý Câu thơ em yêu thích và cảm xúc câu . dàn ý: thơ đem lại cho em. Khổ thơ yêu thích và cảm xúc khổ thơ . đem lại cho em. Chi tiết nội dung yêu thích, lí do yêu . thích. Các chi tiết đó đem lại cho em cảm xúc gì?. Yếu tố nghệ thuật đặc sắc mà bản thân yêu thích và những cảm xúc của em. Cảm xúc chung mà em có được. Lập dàn ý Mở đoạn: Thân đoạn: . Kết đoạn: .
  53. Các bước thực hành Nhiệm vụ thực hành Trả lời c) Viết bài: d) Kiểm tra và chỉnh sửa: .