Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 13, 14, 15: Thực hành đọc hiểu văn bản thơ bốn chữ và năm chữ

pptx 46 trang Linh Nhi 31/12/2024 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 13, 14, 15: Thực hành đọc hiểu văn bản thơ bốn chữ và năm chữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_canh_dieu_tiet_13_14_15_thuc_hanh_doc_hi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 13, 14, 15: Thực hành đọc hiểu văn bản thơ bốn chữ và năm chữ

  1. KHỞI ĐỘNG - HS làm việc cá nhân, hoàn thành Phiếu học tập 01: viết theo trí nhớ những nội dung bài học 2. PHIẾU HỌC TẬP 01 KĨ NĂNGNỘI DUNG CỤ THỂ Đọc – hiểu văn bản Văn bản 1: Văn bản 2: Văn bản 3: Thực hành tiếng Việt: Viết Nói và nghe
  2. Nội dung ôn tập bài học 2 KĨ NĂNG NỘI DUNG CỤ THỂ Đọc – hiểu văn Đọc hiểu văn bản: bản + Văn bản 1: Đồng dao mùa xuân (Nguyễn Khoa Điềm); + Văn bản 2: Gặp lá cơm nếp (Thanh Thảo); + Văn bản 3: Trở gió (Nguyễn Ngọc Tư); - VB thực hành đọc: Chiều sông Thương (Hữu Thỉnh). Thực hành Tiếng Việt: Biện pháp tu từ: Nói giảm nói tránh. Viết Viết: Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; Viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Nói và nghe Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống.
  3. I. MỘT SỐ YẾU TỐ HÌNH THỨC THỂ THƠ BỐN CHỮ VÀ THƠ NĂM CHỮ - Một số yếu tố về hình thức thể thơ bốn chữ và năm chữ. - Cách đọc hiểu một bài thơ bốn chữ và năm chữ.
  4. 1. Một số yếu tố hình thức của thể thơ bốn chữ 1. Số chữ (tiếng): Mỗi dòng bốn chữ. - Vần chân: đặt cuối dòng; - Vần liền: gieo liên tiếp; 2. Cách gieo vần: - Vần cách: Đặt cách quãng. * Một bài thơ có thể phối hợp nhiều cách gieo vần (vần hỗn hợp),
  5. - 2/2 hoặc 3/1. (nhịp thơ có thể ngắt linh hoạt, phù hợp 3. Cách ngắt nhịp: với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ). - Dung dị, gần gũi (Gần với đồng dao, 4. Hình ảnh thơ: vè, thích hợp với việc kể chuyện).
  6. 2. Một số yếu tố hình thức của thể thơ năm chữ 1. Số chữ (tiếng): Mỗi dòng năm chữ. 2. Cách gieo vần: - Vần chân: đặt cuối dòng; - Vần liền: gieo liên tiếp; - Vần cách: đặt cách quãng. *Một bài thơ có thể phối hợp nhiều cách gieo vần (vần hỗn hợp),
  7. 3. Cách ngắt nhịp: - 2/3 hoặc 3/2. (nhịp thơ có thể ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ). 4. Hình ảnh thơ: - Dung dị, gần gũi (gần với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện).
  8. 3. Cách đọc hiểu một văn bản thơ bốn chữ, năm chữ - Xác định và nhận diện các đặc điểm của thể thơ như: số chữ, cách gieo vần, ngắt nhịp; - Đánh giá tác dụng của cách gieo vần, ngắt nhịp trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả; - Tìm hiểu ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh có trong bài thơ; - Tìm hiểu tâm trạng cảm xúc của tác giả. Qua đó, lí giải đánh giá và liên hệ với những kinh nghiệm sống thực tiễn của bản thân.
  9. 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN CƠ BẢN VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM a. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm - Sinh năm 1943, quê ở Thừa Thiên-Huế. - Ông là nhà thơ chiến sĩ, một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Mĩ. - Thơ ông tập trung thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết với nhiều suy tư sâu sắc. - Tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (1973; Mặt đường khát vọng (1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986)
  10. b. Tác phẩm *Thể loại: Thơ bốn chữ. *Giọng điệu: nhẹ nhàng, xúc động, sâu lắng. *Bố cục: 3 phần - Khổ 1,2: Giới thiệu khái quát về người lính; - Khổ 3,4,5,6: Hình ảnh người lính nằm lại nơi chiến trường; - Khổ 7,8,9: Tình cảm, cảm xúc đối với người lính. *Đề tài: Người lính.
  11. c. Đặc điểm về vần, nhịp, khổ của bài thơ * Cách chia khổ và ý nghĩa: - Bài thơ được chia thènh chín khổ. Hầu hết các khổ đều có bốn dòng. Tuy nhiên có hai khổ đầu khác biệt với các khổ còn lại. + Khổ một kể lại sự kiện người lính lên đường ra chiến trường, gồm ba dòng thơ, tạo nên một sự lửng lơ, khiến người đọc có tâm trạng chờ đợi được đọc câu chuyện tiếp theo về anh + Khổ hai kể về sự ra đi của người lính chỉ vỏn vẹn trong hai dòng, diễn tả sự hi sinh bất ngờ, đột ngột giữa lúc tuổi xanh, thể hiện tâm trạng đau thương của nhà thơ, đồng thời gợi lên trong người đọc niềm tiếc thương sâu sắc.
  12. * Đặc điểm hình thức thể thơ bốn chữ: Số tiếng trong mỗi dòng: - Mỗi dòng có bốn tiếng. - Ngắn gọn, dứt khoát, sắc nét; ghi vào kí ức người đọc hình tượng người lính đã anh dũng hi sinh giữa lúc tuổi đời còn rất trẻ. Cách gieo vần: - Sử dụng vần chân ở dầu hết các dòng thơ. VD: lính-bình; lửa-nữa; - Nhẹ nhàng, âm vang.
  13. Ngắt nhịp: - Nhịp chẵn (2/2); - Nhịp 1/3. - Biến tấu tự nhiên, linh hoạt, nhịp nhàng, mang âm hưởng đồng dao; - Tách riêng động từ “có”, chỉ sự tồn tại, nhấn mạnh, khắc sâu ấn tượng về sự hiện diện của người lính; đối lập với dòng thơ thứ năm cũng có nhịp 1/3 nhấn mạnh sự không về của anh. Thế tương phản có - không nói lên sự mất mát, gợi cám xúc tiếc thương, bùi ngùi.
  14. II. Ôn tập văn bản “Đồng dao mùa xuân” (Tiếp) 2. Hình ảnh người lính a. Câu chuyện về cuộc đời người lính - Có một người lính tuổi đời còn rất trẻ, còn mê thả diều, như vừa qua tuổi thiếu niên. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh lên đường ra mặt trận. - Trong một trận chiến ác liệt, anh đã anh dũng hi sinh, vĩnh viễn nằm lại dưới những cánh rừng đại ngàn. Những hình ảnh hào hùng mà cũng rất đỗi khiêm nhường, dung dị của anh còn mãi trong tâm trí của “nhân gian”.
  15. b. Vẻ đẹp hình ảnh người lính: Tuổi đời còn rất trẻ; dũng cảm kiên cường; yêu nước; giản dị, khiêm nhường, hiền hậu. *Biểu hiện: - Tư thế: Anh ngồi lặng lẽ/ Dưới cội mai vàng; Anh ngồi rực rỡ/ màu hoa đại ngàn; - Trang phục: Ba lô con cóc/Tấm áo màu xanh. - Diện mạo, dáng vẻ: Làn da sốt rét; Mắt như suối biếc/Vai đầy núi non ; Cái cười hiền lành.
  16. 3. Tình cảm, cảm xúc đối với người lính: niềm thương xót, tự hào, cảm phục, biết ơn những người lính đã hi sinh tuổi xanh, hi sinh cuộc đời cho độc lập dân tộc. + Bạn bè mang theo: Dòng thơ này nói lên tình cảm của đồng đội dành cho người lính trẻ đã hi sinh. Hình ảnh anh sẽ được bạn bè thương nhớ, lưu giữ, mang theo suốt cuộc đời. Sự hi sinh của anh đã tiếp thêm cho đồng đội sức mạnh, niềm tin trong những trận chiến đấu tiếp theo. + Dài bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian: Hai dòng thơ này có thể hiểu theo nhiều cách. Thứ nhất, có thể hiểu là nỗi thương nhớ những mùa xuân nhân gian tươi đẹp của người lính đã hi sinh. Thứ hai, cũng có thể hiểu là nỗi nhớ thương những người con anh dũng dài theo năm tháng của nhân gian.
  17. 4. Tổng kết a. Nghệ thuật - Sử dụng thể thơ bốn chữ, gần gũi với đồng dao; - Cách ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt; - Giọng điệu tâm tình, nhẹ nhàng, sâu lắng; - Hình ảnh thơ chân thực, gợi cảm, xúc động. b. Nội dung – Ý nghĩa - Ca ngợi sự hi sinh anh dũng của những người lính trẻ và tình cảm tự hào, nhớ thương sâu nặng của đồng đội, đồng bào. - Thể hiện lòng biết ơn những người lính đã dâng hiến tuổi trẻ của mình để cho những mùa xuân đất nước mãi trường tồn.
  18. IV. LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU THƠ BỐN CHỮ ( NGỮ LIỆU NGOÀI SGK) ĐỀ 1. Đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai và trả lời câu hỏi: MẸ ( Đỗ Trung Lai ) Lưng mẹ còng rồi Một miếng cau khô Cau thì vẫn thẳng Khô gầy như mẹ Cau-ngọn xanh rờn Con nâng trên tay Mẹ-đầu bạc trắng Không cầm được lệ Cau ngày càng cao Ngẩng hỏi giời vậy Mẹ ngày một thấp -Sao mẹ ta già? Cau gần với giời Không một lời đáp Mẹ thì gần đất! Mây bay về xa. Ngày con còn bé (Đỗ Trung Lai, Đêm sông Cầu, NXB Quân đội Cau mẹ bổ tư nhân dân, 2003) Giờ cau bổ tám Mẹ còn ngại to!
  19. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu Nội dung cần tìm Trả lời 1 Thể thơ, vần, nhịp . 2 Chủ đề . 3 Hình ảnh đối sánh với mẹ Phương diện đối sánh và từ ngữ hình ảnh thể hiện Lí do tác giả lựa chọn: 4 Đặc sắc nghệ thuật Tác dụng 5 Cảm xúc, suy nghĩ về hai câu "Cau gần với giời/Mẹ thì gần đất" . 6 Câu thơ thể hiện nét tương đồng duy nhất giữa mẹ và cau. . 7 Chỉ ra và phân tích những câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho . mẹ. 8 Nội dung hai dòng thơ cuối của bài thơ: “Không một lời đáp/ Mây bay về xa” .
  20. Câu 1. Xác định thể thơ, vần, nhịp? *Thể thơ: Bốn chữ. *Vần: Cuối câu, liên tiếp và xen kẽ theo cặp, hoán đổi. *Nhịp điệu: Chủ yếu ngắt nhịp 2/2 có câu ngắt nhịp 1/3 và 3/1.
  21. Câu 2. Nêu chủ đề của bài thơ? *Chủ đề: Bài thơ là cảm xúc chân thành với yêu thương, lo lắng, xót xa của con khi đối diện với tuổi già của mẹ, trách hận thời gian.
  22. Câu 3. Hình ảnh nào trong bài thơ được đối sánh với hình ảnh mẹ, ở những phương diện nào? Liệt kê những từ ngữ được hình ảnh thể hiện? Vì sao tác giả lại lựa chọn hình ảnh đó? - Hình ảnh mẹ: Người mẹ được đối sánh với cau về hình dáng, màu sắc, chiều cao: + Hình dáng: Cau thẳng - lưng mẹ còng; Cau khô - mẹ gầy. + Màu sắc: Cau ngọn xanh rờn - mẹ đầu bạc trắng. + Chiều cao: Cau cao - mẹ thấp; Cau gần giời - mẹ gần đất. - Lí do tác giả đối sánh mẹ với cau: + Cau là loài cây gần gũi trong đời sống ở làng quê, gắn với mẹ trong thói quen hàng ngày - tục ăn trầu + Cau và mẹ luôn song hành trên hành trình sống, nhà thơ nhận thấy nhiều điểm tương đồng khác biệt giữa mẹ và cau.
  23. Câu 4. Để thể hiện hình tượng người mẹ và cau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - Đặc sắc nghệ thuật: + Biện pháp so sánh; + Sử dụng các tính từ, danh từ chỉ sự vật; + Nghệ thuật đối lập. - Tác dụng: + Làm tăng giá trị miêu tả, biểu cảm cho lời thơ; + Gợi niềm xót xa trước hình ảnh mẹ mỗi ngày một già thêm; + Biểu đạt niềm thương cảm của con với mẹ; + Gợi trong lòng người đọc những cảm xúc, nghĩ suy.
  24. Câu 5. Hai câu thơ "Cau gần với giời/Mẹ thì gần đất" gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? + Hai câu thơ "Cau gần với giời/Mẹ thì gần đất" gợi nghĩ đến sự đối lập giữa mẹ và cau; + Cau theo thời gian ngày càng lớn thêm, vươn cao lên bầu trời, còn mẹ thì già đi, đến gần hơn với sự chia lìa cuộc sống. + "Gần với đất" là ẩn dụ chỉ sự ra đi mãi mãi của một kiếp người. Gợi liên tưởng đến thành ngữ "Gần đất xa trời".
  25. Câu 6. Trong 14 câu thơ đầu, nét tương đồng duy nhất giữa mẹ và cau thể hiện qua câu thơ nào? Chỉ ra cái hay của của hai câu thơ đó? Trong 14 câu thơ đầu, nét tương đồng duy nhất giữa mẹ và cau thể hiện qua câu thơ: "Một miếng cau khô/Khô gầy như mẹ" + Nghệ thuật so sánh ví mẹ như miếng cau khô gầy cho thấy thời gian đã bào mòn tất cả, khiến lưng mẹ còng, tóc mẹ bạc, sức sống cũng héo hắt, vơi vợi dần đi. + Đằng sau đó là nỗi niềm rưng rưng đau xót của người con.
  26. Câu 7. Chỉ ra và phân tích những câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ? - Tình cảm của người con dành cho mẹ trước hết được thể hiện ở cảm nhận đầy xót xa : “Một miếng cau khô Khô gầy như mẹ Con nâng trên tay Không cầm được lệ”. + Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu như hành động “nâng” thể hiện sự nâng niu kính trọng với mẹ thì “cầm” là hành động dồn nén cảm xúc xót xa, cay đắng của người con.
  27. - Tình cảm của con dành cho mẹ thể hiện trong cả bài thơ nhưng đọng lại nghẹn ngào trong những câu thơ cuối bài: “Ngẩng hỏi giời vậy - Sao mẹ ta già? Không một lời đáp Mây bay về xa.” + Con nhận ra quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều; + Con hiểu quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” của đời người không ai tránh được và ngày con xa mẹ đang đến gần. + Đau đớn xót xa trước quy luật nghiệt ngã ấy, người con tự vấn trời xanh “Sao mẹ ta già?” Một câu hỏi tu từ chất chứa bao cảm xúc vang lên không lời đáp, câu hỏi ấy cho thấy trong lòng người con chất chứa bao nỗi niềm nhức nhối
  28. Câu 8. Em hiểu như thế nào về nội dung hai dòng thơ cuối của bài thơ: “Không một lời đáp/ Mây bay về xa”? - Câu thơ như lời kể chuyện, giãi bày muốn nhấn mạnh thêm quy luật nghiệt ngã, sự vô tình của thời gian. - Hình ảnh “Mây bay về xa” giữa bầu trời cao rộng là hình ảnh của thiên nhiên bất diệt, vĩnh hằng. Sự vĩnh hằng của thiên nhiên được đặt trong sự hữu hạn của đời người càng làm tăng nỗi ám ảnh không nguôi trong lòng người con về tuổi già và sự ra đi của mẹ.
  29. 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM a. Tác giả Thanh Thảo: - Thanh Thảo sinh năm 1946, quê ở Quảng Ngãi. - Ông là nhà thơ, nhà báo, được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca viết về chiến tranh và các vấn đề của cuộc sống thời hậu chiến. - Tác phẩm tiêu biểu: Những người đi tới biển (1981); Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988)
  30. b. Tác phẩm: *Nhân vật trữ tình và đối tượng cảm xúc: - Người bày tỏ cảm xúc là một người con, cũng là một anh bộ đội. - Đối tượng để anh thể hiện cảm xúc là người mẹ nơi quê nhà. *Thể loại: Thơ năm chữ *Giọng điệu: tâm tình, trong trẻo, tha thiết. *Bố cục: - Khổ 1: Hoàn cảnh xa nhà khơi nguồn cảm xúc; - Khổ 2: Hình ảnh mẹ trong kí ức của con; - Khổ 3,4: Tình cảm, cảm xúc người con khi gặp lá cơm nếp. *Đề tài: Người lính và quê hương.
  31. 2. Đặc điểm về cách gieo vần, ngắt nhịp, khổ, thể thơ Đặc điểm hình thức Gặp lá cơm nếp Số tiếng trong mỗi dòng thơ 5 tiếng/dòng Cách gieo vần chân Ngắt nhịp linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/3 Chia khổ 4 khổ, trong đó có 1 khổ đặc biệt
  32. 3. Hình ảnh mẹ trong kí ức của người lính a. Hoàn cảnh gợi nhắc người lính nhớ về mẹ - Trên đường hành quân ra mặt trận, anh gặp lá cơm nếp. Chính hương vị của lá cơm nếp đã gợi cho anh nhớ đến hình ảnh thân thương của người mẹ bên bếp lửa đang nấu xôi. b. Hình ảnh mẹ trong kí ức của người lính - Mẹ tần tảo, chăm lo cuộc sống gia đình. - Mẹ yêu thương các con. - Mẹ giản dị, mộc mạc, chất phác.
  33. 4. Hình ảnh người lính: Yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước, có tâm hồn nhạy cảm. - Khổ ba: Tình yêu thương gia đình hoà với tình yêu quê hương, đất nước trào dâng trong lòng người lính vì anh đang trên đường hành quân, xa quê hương, gia đình, hương vị lá cơm nếp khiến người con nhớ đến món cơm nếp mà người mẹ đã nấu. Hương vị của món ăn dân dã, bình dị đó được anh xem như là biểu tượng của quê hương - mùi vị quê hương
  34. 5. Tổng kết a. Nghệ thuật - Sử dụng thể thơ năm chữ, gần gũi với đồng dao; - Cách ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt; - Giọng điệu tâm tình, trong trẻo, tha thiết; - Hình ảnh thơ chân thực, gợi cảm, mang nhiều ý nghĩa. b. Nội dung - Ý nghĩa - Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ thương mẹ da diết và tình yêu quê hương đất nước của người lính xa nhà đi chiến đấu. - Những hình ảnh thân thiết, gắn bó của quê hương là nguồn sức mạnh nâng bước người lính trên đường đi
  35. VI. LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU THƠ BỐN CHỮ ( NGỮ LIỆU NGOÀI SGK) ĐỀ 2. Đọc bài thơ Đưa con đi học của Tế Hanh và trả lời câu hỏi: ĐƯA CON ĐI HỌC Sáng nay mùa thu sang Hương lúa toả bao la Cha đưa con đi học Như hương thơm đất nước Sương đọng cỏ bên đường Con ơi đi với cha Nắng lên ngời hạt ngọc Trường của con phía trước Lúa đang thì ngậm sữa Thu 1964 Xanh mướt cao ngập đầu (Tế Hanh, Khúc ca mới, NXB Con nhìn quanh bỡ ngỡ Văn học, 1966) Sao chẳng thấy trường đâu?
  36. Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: năm chữ. Câu 2. Những hình ảnh nào đặc biệt gây ấn tượng với em? Từ những hình ảnh đó, hãy mô tả không gian nghệ thuật trong bài thơ? Những hình ảnh đặc biệt gây ấn tượng với em có thể là: “Sương đọng cỏ bên đường/Nắng lên ngời hạt ngọc”; “Lúa đang thì ngậm sữa/Xanh mướt cao ngập đầu”, Đó là không gian: trong trẻo thanh bình, yên ả trong một buổi sáng mùa thu ở mọt miền quê.
  37. Câu 3. Trong câu thơ “Lúa đang thì ngậm sữa” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - Trong câu thơ “Lúa đang thì ngậm sữa” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá. Tác dụng: Làm cho câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm, sinh động, gần gũi, thân thiết, gắn bó.
  38. Câu 4. Em hiểu như thế nào về những câu thơ cuối của bài thơ: Hương lúa toả bao la Như hương thơm đất nước Con ơi đi với cha Trường của con phía trước “Trường” có thể là trường học cụ thể trước mắt, có thể hiểu là trường đời. Vậy những câu thơ trên có thể hiểu là khi con bước tới cổng trường học hay bước những bước đi đầu tiên trên đường đời, đã có cha và quê hương, đất nước nâng bước chân con.
  39. Câu 5. Bài thơ thể hiện tình cảm của người cha dành cho con như thế nào? - Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, thấu hiểu của người cha trước đứa con bé bỏng của mình. Câu 6. Kể tên một số tác phẩm văn học cũng viết về tình cảm cha con và cảm xúc trong ngày đầu đến trường? - Tác phẩm viết về tình cha con: Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông); Lão Hạc (Nam Cao); Chén đắng (Mai Văn Phấn) . - Tác phẩm viết về ngày đầu tiên đến trường: Tôi đi học (Thanh Tịnh); Cây phong non trùm khăn đỏ (C. Aimatov) .
  40. Câu 7. Trong ngày đầu đến trường, em có cảm xúc như thế nào? Hãy chia sẻ với các bạn cảm xúc của mình trong ngày đặc biệt đó? - HS tự chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân trong ngày đầu đến trường.
  41. GIAO BÀI TẬP VỀ NHÀ *Bài vừa học: -Học, hoàn thiện đề vào vở - Tìm đọc các bài thơ bốn chữ, năm chữ. * Bài của tiết sau: Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng Việt: Các biện pháp tu từ