Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử Lớp 7

doc 16 trang ngohien 10200
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_lich_su_lop_7.doc

Nội dung text: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử Lớp 7

  1. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7 LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (thế kỉ XI - đầu thế kỉ XIII) Tên anh hùng Công lao Kinh Tên đô nước Ngô Quyền - 938 đánh bại quân Nam Hán trên sông Cổ loa Âu Lạc Bạch Đằng - 939 lập triều đại nhà Ngô Đinh Bộ Lĩnh -967 dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất Hoa Đại Cồ đất nước Lư Việt -968 lập ra triều đại nhà Đinh Lê Hoàn - 979 lập ra triều đại Tiền Lê - 981 đánh bại quân Tống trên sông Bạch Đằng - 1010 Lý Công Uẩn lập ra triều đại nhà Thăng Đại Việt Lý Thường Kiệt, Tông Lý Long Đản, Lý Kế Nguyên - 1075-1077 đánh bại quân Tống Trần Nhân Tông, Trần -1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Hưng Đạo, Trần Quang Trần Cảnh, nhà Trần thành lập Khải, Trần Khánh Dư, -1258 -1288 ba lần đánh bại quân Mông Trần Nhật Duật, Phạm –Nguyên Ngũ Lão, Trần Thủ Độ Hồ Qúy Ly -1400 lập ra triều đại nhà Hồ. Cải cách Đại An Tôn đất nước trên nhiều lĩnh vực Ngu (Tây đô – Thanh Hóa) Lê Lợi, Nguyễn Trãi -1418-1427 đánh bại quân Minh Thăng Đại Việt -1428 Lê Lợi lập ra triều đại Lê Sơ Long Nguyễn Nhạc, Nguyễn -1771 phong trào nông dân Tây Sơn Huệ, Nguyễn Lữ bùng nổ do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo lật đổ chính quyền họ Nguyễn đàng Trong (1783) lật đổ chính quyền Lê –Trịnh đàng ngoài (1786) đạt cơ sở thống nhất đất nước - 1785 Nguyễn Huệ đánh bại 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm –Xoài Mút - 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế
  2. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7 -1789 Quang Trung (Nguyễn Huệ) đại phá 19 vạn quân Thanh “Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.” Bài thơ này nói lên: -Ý chí đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hóa và những phong thục tập quán lâu đời của nhân dân; - Ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc khiến cho quân thù mảnh giáp không còn, không một chiếc xe nào để trở về; -Đánh cho chúng biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ. 2.Hoàn thành bảng theo các nội dung so sánh thời Lý –Trần Nội dung Thời Lý Thời Trần Chống Kháng chiến chống quân Tống Kháng chiến lần thứ nhất chống quân quân xâm (1075 – 1077) xâm lược Mông Cổ (1258) lược Kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285) Kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287-1288) Đường lối - Đánh vào âm mưu xâm lược - Vườn không nhà trống. kháng của địch. - Đánh lâu dài làm cho địch suy yếu chiến - Phòng ngự và phản công địch và đánh đòn quyết định. ngay khi chúng vào nước ta, - Khai thác chỗ yếu của địch và phát giành thắng lợi quyết đinh. huy thế mạnh của ta. Những tấm Lý Thường Kiệt, Tông Đản, Lý Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, gương tiêu Kế Nguyên Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, biểu Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão,
  3. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7 Nguyễn Khoái, Trần Thủ Độ Nguyên - Do ý chí độc lập tự chủ của - Toàn dân tích cực tham gia kháng nhân thắng toàn thể nhân dân Đại Việt. chiến. lợi - Do sức mạnh đoàn kết to lớn - Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu của dân tộc. đáo, toàn diện, với hai hội nghị: Bình - Do biết kế thừa và phát huy Than và Diên Hồng. truyền thống đấu tranh bất khuất - Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân của dân tộc. sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà - Do công lao và tài năng của Trần, chiến lược, chiến thuật đúng anh hùng dân tộc Lý Thường đắn, sáng tạo. Kiệt trong việc sử dụng lối đánh - Tinh thần quyết chiến, quyết thắng rất độc đáo. của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần. Ý nghĩa - Cuộc kháng chiến thắng lợi thể - Đánh bại quân xâm lược hung tàn, hiện tinh thần chiến đấu dũng bảo vệ nền độc lập. cảm, kiên cường của các tầng - Khẳng định lòng yêu nước và ý chí lớp nhân dân trong sự nghiệp quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc đấu tranh chống xâm lược Tống ta. bảo vệ vững chắc nền độc lập - Nâng cao lòng tự hào dân tộc. của Tổ quốc, trong đó có đồng - Góp phần làm cho phong phú truyền bào các dân tộc ít người. thống quân sự của nhân dân ta. - Kháng chiến thắng lợi thể hiện - Để lại bài học vô giá "Khoan thủ sức tinh thần đoàn kết của nhân dân dân, để làm kế sâu rễ bền gốc. ta trên dưới một lòng, dưới sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường - Ngăn chặn ý đồ của nhà Nguyên Kiệt. Chiến công của ông xứng trong việc xâm lược các nước khác. đáng được sử sách dân tộc lưu mãi muôn đời. - Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ hoàn toàn mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.
  4. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7 3. Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân Tống ? - Sông Như Nguyệt bấy giờ khá sâu, rộng, lại là vị trí quan trọng trên đường Bắc – Nam. Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long. - Sông Như Nguyệt như một chiến hào tự nhiên rất khó có thể vượt qua. - Lực lượng chủ yếu của nhà Tống là bộ binh. Do vậy, Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống. Phòng tuyến được đắp bằng đất cao, vững chắc, có nhiều lớp giậu tre dày đặc, dọc theo khúc sông từ Đa Phúc đến Phả Lại, dài khoảng 100 km. 4. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt năm 1077. Tại sao nói trận đánh ở sông như Nguyệt là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta? Diễn biến: Chờ mãi không thấy quân thủy đến, quân Tống bắc cầu phao, đóng bè tiến qua sông đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị thất bại. Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, đêm đêm Lí Thường Kiệt cho người vào ngôi đền bên bờ sông ngâm vang câu thơ: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư" Thất vọng, Quách Qùy ra lệnh "Ai bàn đánh sẽ bị chém" và chuyển sang củng cố phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần, chết mòn. Vào một đêm cuối xuân 1077, Lí Thường Kiệt chỉ huy đại quân bất ngờ đánh vào doanh trại giặc. Quân Tống thua to bị tiêu diệt hơn quá nửa. Lí Thường Kiệt chủ động cho người sang đề nghị "giảng hòa" với Quách Quỳ, Quách Quỳ chấp nhận ngay. Quân Tống vội vã rút về nước. Trận đánh ở sông như Nguyệt là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử dân tộc vì: - Phòng tuyến Như Nguyệt thể hiện rõ tinh thần chủ động, quyết tâm kháng chiến của dân tộc ta và nghệ thuật lợi dụng địa hình cũng như tài chỉ huy quân sự của Lí Thường Kiệt. - Là một trong những công trình quân sự kiên cố, hội tụ 3 yếu tố "thiên thời địa lợi nhân hòa", cùng với quyết tâm chống giặc cứu nước của toàn dân tộc đã góp phàn làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến. 5. Em hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt. - Chặn giặc ở chiến tuyến sông Như Nguyệt. - Diệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động.
  5. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7 - Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến. - Giặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc. 6. Kế sách “vườn không nhà trống” được sử dụng đầu tiên ở triều đại nào? Chống quân xâm lược nào? Vì sao ta chủ trương thực hiện kế sách này? Trong thời kì chống Pháp, chống Mĩ, kế sách này có còn phù hợp không? + Kế sách “vườn không nhà trống” là một kế sách tuyệt vời được sử dụng đầu tiên vào thời nhà Trần chống quân MÔng cổ. + Ta chủ trương sử dụng kế sách này vì: - Ban đầu địch còn mạnh, ta chưa thể đánh giáp lá cà với địch. - Địch đem quân từ xa đến rất cần đến lương thực, giặc cứ nghĩ sang nước ta xâm lược rồi cướp lấy thực phẩm của nhân dân ta nhưng không ngờ nhà Trần đã biết trước được và cho thực hiện một kế hoạch vô cùng tuyệt vời. Với kế sách này làm cho quân giặc rơi vào tình thế khó khăn, khốn đốn. địch từ thế chủ động thành thế bị động, tạo thời cơ thuận lợi để ta phản công tiêu diệt đuổi địch ra khỏi bờ cõi. + Với lý do trên, kế sách này hoàn toàn phù hợp trong thời kì chống Pháp, chống Mĩ và trên thực tế ta đã thực hiện. 7. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai ? * Giống nhau: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống". * Khác nhau: + Lần lần thứ ba tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn. + Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh tan ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta. 8. Em hãy nêu một số dẫn chứng để thấy các tầng lớp nhân dân thời Trần đều tham gia kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. - Khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị đánh nước ta, theo lệnh vua Trần, cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng chiến đấu. - Khi giặc tấn công, cả ba lần nhân dân đều thực hiện "vườn không nhà trống" để làm cho địch gặp nhiều khó khăn và bị động. - Ý chí quyết tâm đánh giặc thể hiện rất cao tại Hội nghị Diên Hồng, các bậc phụ lão đều quyết tâm "đánh", quân sĩ đều khắc vào tay hai chữ "Sát Thát". - Vua tôi nhà Trần quyết tâm đánh giặc:vua trực tiếp chỉ huy, cận thần cương quyết đánh giặc, Trần Thủ Độ nói :" Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo", Trần
  6. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7 Hưng Đạo nói :"Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần rồi hãy hàng". - Quân dân một lòng bố trí trận địa cộc ngầm để mai phục địch trên sông Bạch Đằng. 9. Đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. - Ông được vua Trần giao cho trọng trách Quốc công Tiết chế - chỉ huy cuộc kháng chiến, soạn "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội. - Trần Quốc Tuấn là một nhà Lý luận quân sự tài ba, ông là tác giả của bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư. - Trước thế giặc mạnh ông đều cho lui binh để đảm bảo lực lượng chờ thời cơ để đánh. - Khi quân địch ở Thăng Long gặp khó khăn, tuyệt vọng phải rút quân, Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản công và tiến hành trận mai phục trên sông Bạch Đằng, tạo nên chiến thắng quyết định trước quân xâm lược. 10. Nước Đại Việt thời Lý – Trần đã đạt được những thành tựu nổi bật gì ? Thành Thời Lý Thời Trần tựu Kinh tế * Nông nghiệp: * Nông nghiệp: khuyến khích sản - Nông dân: có ruộng cày cấy. xuất, mở rộng diện tích trồng trọt, - Nhà nước khuyến khích khai công cuộc khai hoang, đắp đê được hoang, công tác thủy lợi được chú củng cố, ruộng đất làng xã nhiều. ý. * Thủ công nghiệp: do nhà nước * Thủ công nghiệp: có nhiều nghề. quản lí có nhiều ngành nghề, thủ * Thương nghiệp: buôn bán, trao công nghiệp trong nhân dân rất phổ đổi trong nước và ngoài nước biến và phát triển. được mở mang. * Thương nghiệp: chợ mọc lên ngày càng nhiều, trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh. Văn hóa - Đạo Phật phát triển mạnh nhất. - Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến. Đạo Các hình thức sinh hoạt văn hóa Phật phát triển. Nho giáo ngày càng phong phú, đa dạng. Nhiều trò chơi phát triển. Các hình thức sinh hoạt dân gian được dân chúng ham văn hóa đa dạng, phong phú. thích.
  7. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7 Giáo dục - Xây dựng Văn Miếu để thờ - Quốc Tử Giám mở rộng để đào tạo Khổng Tử và dạy học cho con con em quý tộc, quan lại. vua. - Các lộ, phủ có trường học, trong - Mở khoa thi tuyển chọn quan lại. nhân dân ở làng xã có trường tư. - Văn học chữ Hán bắt đầu phát - Các kì thi được tổ chức ngày càng triển. nhiều. Khoa học - Nghệ thuật điêu khắc rất phát - Y học có thầy thuốc Tuệ Tĩnh – kĩ thuật triển. nghiên cứu thuốc nam để chữa bệnh - Một số công trình nghệ thuật có cho nhân dân. Thiên văn học có giá trị được xây dựng. những đóng góp đáng kể. - Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh - Nhiều công trình kiến trúc mới ra thoát. Phong cách nghệ thuật đa đời. dạng, độc đáo và linh hoạt. 11. Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có điểm gì khác nhau? Nhà nước thời Lý – Trần Nhà nước thời Lê sơ - Nhà nước tổ chức theo chế độ quan chủ tập - Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền ( vua nắm mọi quyền hành) nhưng quyền hành, kể cả trong chỉ huy quân không sát bằng thời Lê sơ. đội. - Nhà nước quân chủ quý tộc. - Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế. 12.Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý – Trần? - Bộ luật thời Lý: Hình Thư - Bộ luật thời Trần: Quốc triều hình luật - Bộ luật thời Lê Sơ: Quốc triều hình luật hay Luật Hồng Đức - Giống nhau: + Pháp luật bảo vệ quyền lợi của vua và các quan đại thần. + Cấm việc giết mổ trâu, bò. - Khác nhau: Thời Lý - Trần Thời Lê sơ - Bảo vệ quyền lợi tư - Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển hữu kinh tế. - Chưa bảo vệ quyền lợi - Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. của phụ nữ - Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
  8. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7 - Hạn chế phát triển nô tì. - Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở "Luật Hồng Đức". 12. Xã hội thời Lý – Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau ? - Xã hội thời Lý – Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp: + Vua – vương hầu, quý tộc, quan lại, địa chủ. + Nông dân – thương nhân, thợ thủ công – nô tì. + Thời Lý – Trần: tầng lớp quý tộc, vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền hành, tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông. - Khác nhau: Thời Lê sơ số lượng nô tì giảm dần và được giải phóng cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ rất phát triển do pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân tự do là nô tì. 13.Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục thời Lê sơ có gì khác thời Lý – Trần ? - Giáo dục thời Lê sơ phát triển mạnh mẽ do sự quan tâm của nhà nước với những chủ trương, biện pháp tích cực. - Thời Lý – Trần muốn được bổ nhiệm chức quan thì phải xuất thân từ quý tộc, còn thời Lê sơ đa số dân đều đi học và được phép dự thi và thi đỗ đều được bổ nhiệm làm quan và được vinh quy bái tổ. - Thời Lý – Trần đạo Phật rất được trọng dụng. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, chi phối trên lĩnh vực văn hóa, tư tương. 14.Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý – Trần ? Kinh tế Thời Lý Trần Thời Lê sơ Giống - Nông nghiệp: + Thực hiện chính sách khai hoang để mở rộng diện tích trồng trọt. + Chăm lo đắp đê phong lũ lụt, đào vét kênh mương đưa nước vào ruộng. + Cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. - Thủ công nghiệp: phát triển nghề thủ công truyền thống. - Thương nghiệp: mở chợ, mở cửa biển buôn bán với nước ngoài. Nông - Thời Lý tổ chức cày - Đặt một số chức quan chuyên về nông nghiệp ruộng tịch điền. nghiệp. - Thời Trần vua cho - Có 25 vạn lính về quê cày ruộng sau vương hầu, công chúa, chiến tranh. Khác phò mã lập điền trang. - Thực hiện phép quân điền.
  9. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7 Thủ Thời Lý vua dạy cung nữ - Có các làng nghề thủ công, phường thủ công dệt vải. công. nghiệp - Các xưởng do nhà nước quản lí, gọi là cục bách tác. Thương Khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. nghiệp → Thời Lê sơ, kinh tế phát triển mạnh mẽ. Nhà Lý đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước như thế nào? Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý: - Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt và tiến hành xây dựng chính quyền quân chủ bằng cách tổ chức bộ máy nhà nước gồm : - Chính quyền TW: đứng đầu là vua, dưới có quan đại thần và các quan ở hai ban văn, võ. - Chính quyền địa phương: cả nước được chia thành 24 lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là huyện, dưới huyện là hương, xã. Trình bày những nét chính về luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý: Luật pháp: Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là bộ Luật Hình thư. Bao gồm những quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân; nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Người phạm tội bị xử phạt nghiêm khắc. Quân đội: - Quân đội thời Lý bao gồm có quân bộ và quân thủy. Vũ khí có giáo mác, dao, kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá. Trong quân còn chia làm hai loại: cấm quân và quân địa phương. - Quân đội nhà Lý được tổ chức có quy mô. Dưới đời Lý Thánh Tông, tổ chức quân đội được chia làm bốn lộ là tả, hữu, tiền, hậu. Tất cả gồm có 100 đội, mỗi đội có lính kị và lính bắn đá. Binh pháp nhà Lý rất nổi tiếng, nhà Tống bên Trung Hoa đã từng bắt chước, áp dụng binh pháp này cho quân đội của mình. Đến thời Lý Thần Tông có một ít thay đổi trong cơ chế quân đội. Quân lính được sáu tháng một lần đổi phiên nhau về làm ruộng. Nhờ thế, nhân lực cho nền nông nghiệp vẫn được bảo đảm. Chính sách đối nội, đối ngoại: Về đối nội, nhà Lý coi trọng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Về đối ngoại, đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống và Cham-pa. Kiên quyết bảo toàn chủ quyền, lãnh thổ. Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội, văn hóa thời Lý: Về kinh tế: Do đất nước đã độc lập, hòa bình và ý thức dân tộc cùng những chính sách quản lí, điều hành phù hợp của nhà Lý nên kinh tế đã có bước phát triển. Nông nghiệp: Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất nông nghiệp (lễ cày tịch điền, khuyến khích khai hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt, cấm giết hại trâu bò ), nhiều năm mùa màng bội thu.
  10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7 Thủ công nghiệp và xây dựng: nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng chùa chiền, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc; làm giấy, đúc đồng, rèn sắt đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng đã được các thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định). Thương nghiệp: việc mua bán trong nước và với nước ngoài được mở mang hơn trước. Cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi giao thương buôn bán với nước ngoài rất sầm uất. Về xã hội: Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị, một số quan lại, một số ít dân thường có nhiều ruộng cũng trở thành địa chủ. Thành phần chủ yếu trong xã hội là nông dân gắn bó với làng, xã; họ phải làm các nghĩa vụ với nhà nước và nộp tô cho địa chủ; một số đi khai hoang lập nghiệp ở nơi khác. Những người làm nghề thủ công sống rải rác ở các làng, xã phải nộp thuế và làm nghĩa vụ đối với nhà vua. Nô tì phục vụ trong cung điện, các nhà quan. Về văn hóa, giáo dục: Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long, năm 1076, mở Quốc tử giám. Nhà nước rất quan tâm giáo dục, khoa cử. Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian; kiến trúc, điêu khắc đều phát triển với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt; tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý, Việc xây dựng Văn Miếu, Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt. Những thành tựu về văn hóa - nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn 2 (1076 - 1077) của quân dân Đại Việt? Lý Thường Kiệt cho xây dựng các tuyến phòng thủ ở các vị trí hiểm yếu, chiến lược gần biên giới phía Bắc. Đặc biệt là tuyến phòng thủ chủ yếu trên bờ Nam sông Như Nguyệt. Sông Như Nguyệt là đoạn sông có vị trí rất quan trọng, vì nó án ngữ mọi con đường từ phía Bắc chạy về Thăng Long. Phòng tuyến dài gần 100 km, được đắp bằng đất, cao, vững chắc; bên ngoài còn có mấy lớp giậu tre dày đặc. Quân chủ lực của ta do Lý Thường Kiệt chỉ huy trực tiếp đóng giữ phòng tuyến quan trọng này. Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến hành xâm lược Đại Việt. Tháng 1 - 1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới qua Lạng Sơn tiến xuống. Quân ta chặn đánh, đến trước bờ Bắc sông Như Nguyệt quân Tống bị quân ta chặn lại. Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến sông Như Nguyệt nhưng bị quân ta đẩy lùi. Cuối năm 1077, quân ta phản công, quân Tống thua to. Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “giảng hòa”, quân Tống chấp nhận ngay và rút về nước. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII - XV) VÀ NHÀ HỒ (ĐẦU TKỈ XV) Trình bày nét chính diễn biến ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên?
  11. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7 a. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ (1258). Không thấy đoàn sứ giả trở về, tháng 1 năm 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy. Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện “vườn không nhà trống”. Giặc vào kinh thành không một bóng người và lương thực. Chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực, lại bị quân ta chống trả, chưa đầy một tháng, lực lượng chúng bị tiêu hao dần. Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố Hàng Than - Hà Nội ngày nay). Ngày 29 - 01 - 1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ kết thúc thắng lợi. b. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285). Sau khi biết tin quân Nguyên đánh Cham-pa, vua Trần triệu tập các vương hầu, quan lại họp ở Bình Than (Chí Linh - Hải Dương) để bàn kế đánh giặc. Trần Quốc Tuấn được vua giao cho chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông soạn Hịch tướng sỹ để động viên tinh thần chiến đấu. Đầu năm 1285, vua Trần mời các vị bô lão họp Hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn kế đánh giặc. Cả nước được lệnh sẵn sàng, quân đội tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.Tướng sĩ được khích lệ, ai nấy một lòng diệt giặc. Họ lấy mực xăm lên tay hai chữ "sát Thát" để tỏ lòng quyết tâm của mình. Cuối tháng 1 - 1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công Đại Việt. Quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ huy, sau một số trận chiến đấu ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh - Hải Dương). Giặc đến, ta rút về Thăng Long thực hiện “vườn không nhà trống”, rồi rút về Thiên Trường (Nam Định). Quân Nguyên tuy chiếm được Thăng Long, nhưng chỉ dám đóng quân ở phía Bắc sông Nhị (sông Hồng). Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa. Thoát Hoan mở cuộc tiến công xuống phía Nam tạo thế “gọng kìm” hi vọng tiêu diệt chủ lực ta và bắt sống vua Trần. Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát Hoan phải rút quân về Thăng Long. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động, thiếu lương thực trầm trọng. Từ tháng 5 - 1285, quân ta bắt đầu phản công, nhiều trận đánh lớn như: Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu - Hưng Yên), Chương Dương (Thường Tín - Hà Tây). Quân ta tiến vào Thăng long, quân Nguyên tháo chạy. Sau hơn 2 tháng phản công, quân ta đã đánh tan hơn 50 vạn quân Nguyên, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên. c. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 - 1288). Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị, tăng cường quân ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển. Cuối tháng 12 - 1287, quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thủy do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng rồi về Vạn Kiếp. Tại Vân Đồn, Trần Khánh dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân ta đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đắm, số còn lại bị ta chiếm.
  12. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7 Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan vào thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vân Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân ta tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, Thăng Long có nguy cơ bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút về nước theo hai đường thủy, bộ. Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thủy, bộ. Tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi đã lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do ta bố trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân ta liên tục chặn đánh, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng thoát thân. Tuy thắng trận, nhưng trước sức mạnh của quân Nguyên, vua Trần Nhân Tông cho người sang xin giảng hòa. Vua Nguyên cũng đành bằng lòng. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên đã kết thúc thắng lợi vẻ vang. Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên dưới thời Trần? Nguyên nhân thắng lợi: Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu nhà Trần là hạt nhân lãnh đạo. Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt, nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân. Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội. Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi. Ý nghĩa lịch sử: Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc. Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược (góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân ). Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược. NƯỚC ĐẠI VIỆT ĐẦU THẾ KỈ XV, THỜI LÊ SƠ Trình bày những nét chính diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424 - 1426): Giải phóng Nghệ An (năm 1424): Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12 - 10 -1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng (Thọ Xuân - Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà Lân. Trên đà thắng lợi, tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425): Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa, vùng giải phóng của nghĩa
  13. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7 quân đã kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426): tháng 9 - 1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến quân ra Bắc: - Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang. - Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan. - Đạo thứ ba, tiến thẳng về Đông Quan. Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt và đã chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn tổng phản công. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (cuối năm 1427 - cuối năm 1428): Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426): Tháng 10 - 1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ - Hà Tây). Biết trước được âm mưu của giặc, quân ta phục binh ở Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm thành Đông Quan và giải phóng thêm nhiều châu, huyện. Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10 - 1427): Đầu tháng 10 - 1427, 15 vạn viện binh được chia thành hai đạo từ Trung Quốc kéo sang. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây kéo vào Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam kéo vào theo hướng Hà Giang. Ngày 8 - 10, Liễu Thăng bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng, Phó tướng là Lương Minh lên thay tiếp tục tiến xuống Xương Giang, bị nghĩa quân phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt 3 vạn tên. Mấy vạn tên còn lại cố tiến xuống Xương Giang co cụm giữa cánh đồng nhưng bị nghĩa quân tấn công từ nhiều hướng, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống. Cùng lúc đó, Lê Lợi sai đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh biết Liễu Thăng đã bị giết, hoảng sợ vội rút quân về nước. Nghe tin cả hai đạo viện binh bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan khiếp đảm vội xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Lê lợi chấp nhận lời xin hòa. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh kết thúc thắng lợi. Đất nước sạch bóng quân thù. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Nguyên nhân: Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng nghĩa quân, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
  14. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7 Ý nghĩa lịch sử: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. Mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc - thời Lê sơ. NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI - XVII Trình bày những chiến công to lớn của phong trào Tây Sơn? + Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785) tiêu diệt quân Xiêm: Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, năm 1784, hơn 5 vạn quân thủy bộ Xiêm đã kéo vào đánh chiếm miền Tây Gia Định (các tỉnh miền Tây Nam Bộ) và gây nhiều tội ác đối với nhân dân. Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) để nhử quân địch. Quân Xiêm bị tấn công bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong. Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc. + Quang Trung đại phá quân Thanh: Vì hèn nhát, lo sợ thế lực nhà Tây Sơn, Lê Chiêu Thống sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Càn Long nhà Thanh nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. Cuối năm 1788, Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân, chia thành 4 đạo tiến vào nước ta. Trước thế mạnh lúc đầu của giặc, Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm một mặt cho quân rút khỏi Thăng Long về xây dựng phòng tuyến ở Tam Điệp - Biện Sơn; một mặt cho người về Phú Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ. Tại Thăng Long, quân Thanh cùng bè lũ Lê Chiêu Thống ra sức cướp bóc, đốt nhà, giết người trả thù rất tàn bạo khiến cho lòng căm thù của nhân dân ta đối với quân cướp nước và bè lũ bán nước đã lên đến cao độ. Trước tình thế đó, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế (1788), lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc. Trên đường đi, đến Nghệ An và Thanh Hóa, Quang Trung đều tuyển thêm quân. Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm năm đạo: đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng về Thăng Long; đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long; đạo thứ tư tiến ra Hải Dương; đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc. Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn. Cùng lúc đó đạo quân của Đô đốc Long đánh đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng cùng một số võ quan bỏ lại quân lính, vượt sông Nhị (sông Hồng) chạy trốn. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào thành Thăng Long.