Kế hoạch bài học Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 1: Văn bản "Cổng trường mở ra"
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 1: Văn bản "Cổng trường mở ra"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_hoc_ngu_van_lop_7_tiet_1_van_ban_cong_truong_mo.docx
Nội dung text: Kế hoạch bài học Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 1: Văn bản "Cổng trường mở ra"
- KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết 1 Văn bản CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lý Lan) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm sâu sắc của cha mẹ đối với con cái từ tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con ; ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi người, nhất là đối với tuổi thiếu niên và nhi đồng. - Nắm được lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản. 2. Năng lực - Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về SẢN PHẨM DỰ KIẾN - Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài - Năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân - Năng lực phân tích ngôn ngữ ,giao tiếp - Năng lực làm bài tâp. ,lắng nghe ,ghi tích cực - Năng lực làm việc độc lập , trình bày ý kiến cá nhân. - Năng lực giải quyết tình huống, năng lực phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, năng lực biết làm thành thạo công việc được giao, năng lực thích ứng với hoàn cảnh 3. Phẩm chất: - HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: Bài soạn, SGK, SGV, CKTKN, máy chiếu, bảng phụ, tài liệu tham khảo. 2. Đối với học sinh: SGK, VBT, soạn bài theo câu hỏi SGK, chuẩn bị theo phiếu học tập đã hướng dẫn ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài b) Nội dung: Các em có xem phim Harry potter không? Ai xem cho cô biết nhân vật chính là ai? Nhân vật chính có tài năng gì? Em có thích không? Em thích ở điểm nào? Ai cho cô biết dịch giả nổi tiếng đã mang Harry potter đến với VN đến với thế hệ trẻ chúng ta tên gì? c) Sản phẩm: Đó chính là Lí Lan chính là người phụ nữ đa tài. Bà vừa là nhà giáo, vừa là nhà văn nổi tiếng. Bà cũng viết nhiều tác phẩm rất hay trong đó có văn bản “Cổng trường mở ra” mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
- d) Tổ chức thực hiện: Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng đã trải qua ngày khai trường đầu tiên. Nhưng, ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Tùy bút “Cổng trường mở ra” đã ghi lại những cảm xúc ấy. Hôm nay học bài văn này, chúng ta sẽ hiểu được trong đêm trước ngày khai trường để vào lớp 1 của con, những người mẹ đã làm gì và nghĩ những gì nhé? B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SẢN PHẨM DỰ KIẾN SINH Hoạt động 1: Giới thiệu chung a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu thông tin về tác giả và tác phẩm b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Nắm rõ thông tin về tác giả và tác phẩm. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Giới thiệu chung - GV đặt câu hỏi : Tác giả của văn bản này là 1. Tác giả: Lý Lan ai? - Sinh ngày 16 tháng 7 năm + Em biết gì về xuất xứ của văn bản: Cổng 1957(59 tuổi) tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình trường mở ra"? Dương. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 2. Tác phẩm + Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời - Trích từ báo Yêu trẻ số 166 TPHCM ngày - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 1/9/2000. + HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá. Tác giả: - Nhà văn Lý Lan sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957(59 tuổi) tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở xứ vườn trái cây Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. - Lý Lan học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở Đại học Wake Forest (Mỹ). - Bà là giáo viên tiếng Anh, nhà ăn, nhà thơ, và là một dịch giả nổi tiếng với truyện Harry Potter bản tiếng Việt. - Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Hoa Kỳ và Việt Nam. - Bà có rất nhiều tác phẩm viết cho lứa tuổi học trò như: Tập truyện thiếu nhi “Ngôi Nhà Trong Cỏ” (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt
- Nam; “Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen” (NXB Văn Nghệ - 2008). - Tùy bút “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan được in trên báo “Yêu trẻ” - TP.HCM số 166 ngày 1/9/2000. Khi bắt đầu chương trình cải cách, lập tức, “Cổng trường mở ra” được chọn làm bài giảng đầu tiên trong sách Ngữ văn lớp 7 (khoảng 2002, 2003). Khi đó, nhà văn Lý Lan đang du học nước ngoài. - Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu văn bản b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp. c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1 : II. Đọc - hiểu văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Đọc- chú thích GV hd đọc: giọng dịu dàng, chậm rãi, đôi khi thì thầm, thể hiện được tình cảm tha thiết, tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của người mẹ trong đêm không ngủ được. - GV đọc 1 đoạn, HS đọc nối tiếp đến hết. ?Tìm và giải nghĩa một số từ biểu hiện tâm trạng của mẹ và con trong văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Đọc văn bản và trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS nhận xét. GV sửa chữa. - Chú thích: háo hức, bận tâm, nhạy cảm. - Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án. NV2: 2. Thể loại, bố cục Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ *Thể loại: Bút kí - GV đặt câu hỏi : Từ văn bản đã đọc, hãy tóm *Bố cục: 2 phần tắt đại ý của bài văn bằng 1 câu ngắn gọn? ?Xác định bố cục VB? Nêu nội dung từng phần? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.
- + Giáo viên: hướng dẫn đọc, hỗ trợ nếu HS cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá. - Văn bản viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con. ?Nội dung của văn bản đề cập đến vấn đề gì? Thuộc kiểu văn bản nào đã học ở kì II-lớp 6? Hãy nhắc lại đặc trưng của văn bản ấy? - Đề cập đến vai trò của giáo dục, quan hệ giữa gia đình, nhà trường và trẻ em. - Đó là văn bản nhật dụng (đề cập đến những vấn đề vừa quen thuộc vừa gần gũi hàng ngày, vừa có ý nghĩa lâu dài, trọng đại mà tất cả chúng ta cùng quan tâm hướng tới). - P1: từ đầu -> đi ngủ sớm: những tình cảm dịu ngọt người mẹ dành cho con. - P2: còn lại: tâm trạng của người mẹ trong đêm trước con vào lớp 1. -Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích a) Mục tiêu: HS phân tích văn bản b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp. c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1 II. TÌM HIỂU VĂN BẢN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Tâm trạng 2 mẹ con. - GV yêu cầu : Chia lớp thành 3 nhóm để thảo - Trìu mến quan sát những việc làm của luận con Nhóm 1: Tìm hiểu Tình cảm của mẹ dành cho - Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã con được thể hiện qua những hành động nào? chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến Nhóm 2: Tìm hiểu về tâm trạng của con trước trường. ngày khai trường Nhóm 3: Tìm hiểu về tâm trạng người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con? Bàn bạc, thảo luận, làm việc nhóm ?Vào hôm trước ngày khai trường đầu tiên của con, người mẹ đã làm những công việc gì? Trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của
- con, người mẹ trằn trọc không ngủ được, tại sao? ? Tìm những chi tiết biểu hiện tâm trạng rất khác nhau của người mẹ và đứa con trong đêm trước ngày khai trường? ?Người mẹ đã trằn trọc suy nghĩ về những điều gì? ?Từ suy nghĩ ấy người mẹ đã hồi tưởng về điều gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Bàn bạc, thảo luận, làm việc nhóm Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá. Nhóm 1: • Trìu mến quan sát những việc làm của cậu bé lớp 1 (giúp mẹ thu dọn đồ chơi từ chiều, háo hức về việc ngày mai thức dậy cho kịp giờ ) + Vỗ về để con ngủ, đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận. - Xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường. Nhóm 2: Con Mẹ - Háo hức - Không ngủ được , - Cảm thấy mình đã trằn trọc lớn, giúp mẹ dọn - Không tập trung dẹp. vào việc gì - Giấc ngủ đến dễ → còn mẹ: thao dàng như uống ly thức, trằn trọc, bâng sữa khuâng, xao xuyến. → Con: háo hức, vô tư, hồn nhiên, thanh thản, nhẹ nhàng Nhóm 3: - Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng 1 con người về cái ngày " hôm nay tôi đi học " ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. - Mẹ nghe nói ở Nhật - Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên tiếng - Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng ->Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, không thể nào
- quên của bản thân về ngày đầu tiên đi học. -Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá GV cung cấp thêm thông tin về tác giả Lý Lan: Nhà văn Lý Lan tâm sự: “Đó là một bài văn tôi viết khoảng mười năm trước, lúc cháu tôi sắp vào lớp một. Tôi chứng kiến tất cả sự chuẩn bị và cảm thông nỗi lòng của em tôi. Chị em tôi mồ cô mẹ khi còn quá nhỏ, các em tôi không hề có niềm hạnh phúc được mẹ cầm tay dẫn đến trường. Hình ảnh đó là nỗi khao khát mà khi làm mẹ em tôi mới thực hiện được. Mãi mãi hình ảnh mẹ đưa con đến trường là biểu tượng đẹp nhất trong xã hội loài người.” NV2 : 2.Sự hồi tưởng của người mẹ về Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ ngày khai trường đầu tiên của mình. - GV đặt câu hỏi : Ngày khai trường ở Nhật bản - Trằn trọc, thao thức, bâng khuâng, xao diễn ra ntn? Em nhận thấy ở nước ta ngày khai xuyến. trường có diễn ra như vậy không? Hãy miêu tả 1 - Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên vài chi tiết mà em cho là ấn tượng nhất trong con đi học thật sự có ý nghĩa. ngày khai trường mà em đã tham gia? - Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, không ? Câu văn nào trong bài nói về tầm quan trọng thể nào quên của bản thân về ngày đầu của nhà trường đối với thế hệ trẻ? tiên đi học. ?Em cũng hiểu thêm gì về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi người? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời HS trả lời theo dòng suy nghĩ GV định hướng Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá. - HS phát biểu ý kiến theo SGK /7 - Tự do so sánh ngày khai trường ở nước ta GV: dù ở đâu, nước nào, cả xã hội, cộng đồng đều quan tâm đến giáo dục, đều đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu - Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo duc sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. -Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá GV bình: Câu văn khẳng định vai trò quan
- trọng, to lớn hàng đầu của giáo dục, giáo dục không được phép sai lầm vì giáo dục đào tạo con người - những người quy định tương lai của đất nước. Thành ngữ "Sai 1 li, đi 1 dặm" được vận dụng khéo léo để thấy rõ sự tai hại, hậu quả nghiêm trọng của sai lầm trong gd: 1 li - 1 dặm. NV3 3. Vai trò của nhà trường. Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ Qua những chi tiết trên, em cảm nhận được gì về ->Nhà trường có vai trò vô cùng to lớn người mẹ? đối với cuộc sống của mỗi con người. ?Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con ->Tình mẹ yêu con sâu đậm không?Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? - Lựa chọn hình thức tự bạch như những Cách viết này có tác dụng gì? dòng nhật kí của người mẹ nói với con, ?Nhận xét gì về PTBĐ được sử dụng trong đoạn tác giả đã miêu tả tâm trạng nhân vật tinh văn? tế, phù hợp. A. Tự sự + Miêu tả =>Chất trữ tình biểu cảm sâu lắng. B. Miêu tả + Biểu cảm (Chọn B). C. Tự sự + Biểu cảm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận nhóm bàn - 2 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá. - Người mẹ không trực tiếp nói với con mà thực ra là đang tâm sự với chính mình như những dòng nhật ký ->Như những dòng nhật ký nhỏ nhẹ, tâm tình, sâu lắng, tác giả đã miêu tả và làm nổi bật tâm trạng người mẹ. Người viết đi vào thế giới tâm hồn của người mẹ để miêu tả 1 cách tinh tế những bâng khuâng, xao xuyến; những nôn nao, hồi hộp của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con; những điều mà nhiều khi không thể nói trực tiếp được. -Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá GV bình : bằng cách viết nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chất trữ tình sâu sắc, tác giả Lí Lan đã diễn tả những cảm xúc sâu sắc, mãnh liệt của người mẹ; vẻ đẹp cao quý của tình mẫu tử của người mẹ đối với con - Đó cũng là tình cảm của tất cả các bà mẹ Việt Nam. ?Kết thúc văn bản, người mẹ nói: "Bước qua
- cổng trường ", em hiểu "điều kỳ diệu" được nói đến ở đây là gì? - Điều hay lẽ phải, đạo lý làm người - Tri thức, hiểu biết về mọi lĩnh vực trong cuộc sống đầy lý thú, hẫp dẫn, kỳ diệu mà con chưa từng biết. - Thời gian kỳ diệu của tình thầy trò, tình bạn, - Thời gian của ước mơ hi vọng, niềm tin, ý chí, nghị lực và có thể cả những thất bại, đắng cay giúp ta thành người ?Câu nói của người mẹ thể hiện tình cảm, thái độ ntn của người mẹ đối với nhà trường? - Tự hào, tin tưởng, khẳng định vai trò của giáo dục - Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ tương lai. GV bình: - Từ mái ấm gđ, tuổi thơ được chắp cánh đến mái trường thân yêu, các em có thầy cô, lớp học, bạn bè được chăm sóc, dạy dỗ. Từng ngày chúng ta lớn lên, ngày càng vững vàng trong cuộc sống, trưởng thành về nhân cách, trí tuệ rồi lại đươc chắp cánh bay cao, bay xa trong cuộc đời Tất cả những điều đó đều được vun trồng từ thời gian kì diệu, nhà trường.Điều đó lí giải tại sao ngay từ xa xưa ông cha ta đã đề cao vai trò của gd, của thầy cô: " Không thầy Hay bà mẹ Mạnh Tử đã liên tục chuyển nhà để tìm cho con môi trường sống thích hợp: đó chính là gần trường học - môi trường giáo dục tốt. - Có lẽ chính bởi được viết lên bằng yêu thương và khát khao yêu thương được mẹ cầm tay đến trường mà “Cổng trường mở ra” chất chứa biết bao xúc cảm. Những câu văn chân thành xúc động như để tâm sự với đứa con bé bỏng, lại như đang nói với chính mình. Nhưng cao hơn nữa, nhà văn muốn khẳng định giá trị của giáo giục đối với một con người và với cả xã hội như bà nói: “Một con người được sinh ra, nuôi dưỡng, thương yêu, và được học hành, là
- nền tảng của văn minh con người. Cổng trường mở ra trên nền tảng đó, bảo đảm quyền căn bản của mọi đứa trẻ, khẳng định trách nhiệm của mọi người lớn. Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết a) Mục tiêu: Học sinh biết cách tổng kết văn bản b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp. c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 4. Tổng kết - GV đặt câu hỏi Khái quát những nét nghệ 4.1. Nghệ thuật thuật đặc sắc được sử dụng trong văn bản? - Hình thức tự bạch ?Nêu những từ ngữ quan trọng trong ghi nhớ? - Ngôn ngữ biểu cảm Nội dung chủ yếu của văn bản? 4.2. Nội dung- Ý nghĩa: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Thể hiện tấm lòng của mẹ đối với con + Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà và ghi ra giấy nháp. trường đối với mỗi con người. + Giáo viên: hướng dẫn đọc, hỗ trợ nếu HS cần. 4.3. Ghi nhớ: SGK/ 9 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá. - Hình thức tự bạch - Ngôn ngữ biểu cảm -Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. HS đọc ghi nhớ SGK/9 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ III. Luyện tập - GV đặt câu hỏi : GV y/c HS bài tập 1 (SGK/ Bài tập1 (SGK/9) 9) Bài tập 2 (SGK/9) - G tổ chức cho H phát biểu suy nghĩ của mình. GV hướng dẫn HS viết từ ở nhà viết đoạn - GV chốt: mỗi người có 1 dấu ấn sâu đậm riêng văn. nhưng ngày khai trường đầu tiên thường để lại dấu ấn sâu đậm nhất. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- - HS trao đổi cặp đôi, thống nhất lựa chọn - GV lắng nghe Bước 3. Báo cáo thảo luận - Báo cáo kết quả chuẩn bị ở nhà - Bài HS đã gửi qua trường học kết nối - Chọn khoảng 3 bài tiêu biểu chiếu lên màn hình - HS khác nhận xét về hình thức và nội dung viết đoạn văn Bước 4: Kết luận, nhận định -Giáo viên nhận xét, cho điểm - GV chốt động viên D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu : Nhóm 1, 2, 3 đóng tiểu phẩm 5 phút về cảnh ngày đầu tiên đi học Nhóm 4, 5, 6 sưu tầm 3 bài hát về thầy cô, mái trường, biểu diễn tập thể thi giữa các nhóm - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS trao đổi cặp đôi, thống nhất lựa chọn - GV lắng nghe Bước 3. Báo cáo thảo luận - GV gọi các cặp đôi trình bày - Các cặp khác nhận xét bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định - HS nhận xét - GV chốt động viên khuyến khích bằng lời khen * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ *Hướng dẫn học bài cũ: - Viết 1 đoạn văn ghi lại cảm xúc của bản thân về ngày khai trường đầu tiên. - Sưu tầm và đọc một số văn bản về ngày khai trường. *Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Chuẩn bị: Mẹ tôi + Tìm hiểu kĩ về tác giả, tác phẩm + Đọc kĩ văn bản, đọc diễn cảm, đọc sáng tạo + Chia bố cục, trả lời câu hỏi SGK. + Viết đoạn văn biểu cảm về mẹ. + Câu chuyện cảm động về mẹ sưu tầm.