Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 9+10 - Năm học 2021-2022 - Đoàn Thị Thu Phương

docx 48 trang ngohien 22/10/2022 6840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 9+10 - Năm học 2021-2022 - Đoàn Thị Thu Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_7_tuan_910_nam_hoc_2021_2022_do.docx

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 9+10 - Năm học 2021-2022 - Đoàn Thị Thu Phương

  1. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 Ngày chuẩn bị : / /2021 TUẦN 9 –BÀI 9- TIẾT 33->36 CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH (Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch) A/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức * Nêu được những chi tiết , hình ảnh thể hiện cảnh đêm thanh tĩnh và những suy tư , cảm xúc của nhà thơ ; Cảm nhận và trình bày được tình yêu quê hương chân thành , sâu sắc của Lý Bạch; Chỉ ra được tác dụng của phép đối trong việc thể hiện tâm trạng , tình cảm của bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. 2. Kĩ năng: -Đọc – hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt. -Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ đường. -Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm. 3. Thái độ, phẩm chất - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, yêu cảnh đẹp thiên nhiên. -Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại. 4. Năng lực cần hình thành: -Năng lực : + Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. + Chuyên biệt: Năng lực đọc hiểu văn bản văn học (thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, sự thể hiện cảm xúc trong thơ) . B.CHUẨN BỊ 1. HS: Thực hiện những yêu cầu của GV: Bảng phụ, bút màu . 2. GV: Sách HDH NV7, Tài liệu tham khảo, phiếu học tập C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY Ngày dạy: . . 2021 - lớp 7b - Tiết 33+34 Ngày dạy: . . 2021 - lớp 7B -Tiết 35+36 Phân chia tiết dạy: Tiết 33: Văn bản : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Tiết 34: Tìm hiểu về từ đồng nghĩa (Lồng KNS) Tiết 35: Cách lập ý của bài văn biểu cảm. Tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm(LT) D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) Hoạt động của GV và Kiến thức cần đạt HS Phương pháp:Nêu vấn đề Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  2. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 Kĩ thuật:Động não Năng lực:Giao tiếp HTHĐ: Cá nhân/chung GV giao nhiệm vụ: 1. Đọc câu thơ sau và cho biết câu thơ nói đến nội dung cảm xúc gì: - Trăng là ánh sáng của quê nhà. “Nguyệt thị cố hương minh” - Với Đỗ Phủ, trăng là ánh sáng của quê (Trăng là ánh sáng của quê nhà) hương, nhìn ánh trăng sáng là như thấy được quê hương ngay trước mặt, dù ở bất kì đâu *GV: Trăng là đề tài dường như có duyên nợ với mọi nhà thơ. Lí Bạch cũng như nhiều nhà thơ khác đã có những bài thơ hay về trăng, hoặc từ trăng mà thổ lộ, liên tưởng đến những khía cạnh khác nhau thuộc về đời sống tình cảm của con người. Trong cuộc sống hiện đại, con người nhiều khi quên mất trăng và như vậy sẽ thiếu đi những tình cảm với một đối tượng đầy kì thú của tự nhiên. “Vọng nguyệt hoài hương“ (trông trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ cổ không chỉ ở VN mà cả ở Trung Quốc. Vầng trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ cho nên ở xa quê, trăng càng sáng, càng tròn lại càng nhớ quê. Tình cảnh trông trăng nhớ quê của Lý Bạch sẽ được tìm hiểu qua bài thơ “Tĩnh dạ tứ ". 2.HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (dự kiến 35 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp: Nêu vấn đề và giải quyết I.Tìm hiểu chung vấn đề Kĩ thuật: Động não Năng lực : Tự học, giải quyết vấn đề HTHĐ: Cá nhân Gv giao nhiệm vụ. 1.Nêu những hiểu biết của em về tác giả. 1.Tác giả + Tiểu sử -Lí Bạch (701 – 762 ) +quê quán -Tự Thái Bạch 2.Phong cách sáng tác của nhà thơ ? - Hiệu Thanh Liên cư sĩ -Quê: Cam Túc – Tứ Xuyên – Trung Quốc -Thực hiện nhiệm vụ(5’) -Là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời -Báo cáo Đường. -Chốt + Thơ ông viết nhiều về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu, tình bạn. -Thơ ông biểu lộ tâm hồn tự do, phóng khoáng Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  3. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 GV: Ông được mệnh danh là “ thi tiên” (Tiên thơ) ông Tiên làm thơ. -Thơ ông biểu lộ tâm hồn tự do, phóng khoáng, văn hay võ giỏi, thích rượu, đi nhiều , làm thơ nhanh và rất hay. Hình ảnh thơ mang tính chất tươi sáng kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. *Lý Bạch thời trẻ - Ở Cam Túc suốt thời thơ ấu, đến 10 tuổi đã thông thạo và thích làm thơ. -Sinh ra trong một gia đình khá giả . - Say mê học kiếm thuật, trong một thời gian ngắn, tài múa kiếm và tài thơ của ông được bộc lộ rõ rệt. *Cuộc sống gia đình - Trải qua bốn lần kết duyên, trong đó có hai người vợ cưới xin chính thức. - Sau đó phu nhân bất hạnh qua đời. Đây chính là cú sốc rất lớn đối với Lý Bạch. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt -GVHD : Giọng chậm, buồn tình cảm , 2. Đọc – chú thích nhịp 2/3 -Chú ý phiên âm chữ Hán, bản dịch thơ. -Lưu ý chữ tứ nghĩa là ý tứ, cảm nghĩ không nên lầm với chữ tư nghĩa là riêng, buồn trầm. -GV đọc mẫu, HS đọc -HS đọc thầm chú thích. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp:Đặt và giải quyết vấn đề 3.Tác phẩm Kĩ thuật: trình bày Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp, hợp tác HTHĐ: Cặp đôi Gv giao nhiệm vụ 1. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - Tác giả xa quê, trông trăng, nhớ quê. 2.Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?. -Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật cổ thể Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, +Nhịp:2/3 nhịp? +Gieo vần:tiếng cuối câu 2,4. 3.Cảm xúc bao trùm bài thơ là gì? ?/Theo em bài thơ chia làm mấy phần? -Chủ đề: Vọng nguyệt hoài hương(Trông Nội dung chính của mỗi phần? trăng nhớ quê)-> Là một trong những chủ đề phổ biến trong thơ đường. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  4. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 4.PTBĐ chính ?. -Bố cục: +Hai câu đầu: Cảnh đêm trăng thanh tĩnh -Thực hiện nhiệm vụ (5’) +Hai câu cuối: Cảm nghĩ của tác giả trong -Báo cáo đêm thanh tĩnh. -Chốt. -PTBĐ: Biểu cảm + Vần thơ: câu 1 và 3 không vần + Câu 2 vần với câu 4 ở tiếng cuối (vần chân – bằng : ương.) * GV: - Sống tha phương, trong cơn ly loạn ,nhìn trăng nhớ quê. *Bài này tuy là ngũ ngôn tứ tuyệt.nhưng không phải là Đ/luật mà là thơ cổ thể. - Thể thơ cổ thể : một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật , đối ràng buộc. *Chuyển ý: Lý Bạch quê ở Cam Túc nhưng sinh ra ở Tứ Xuyên, thuở nhỏ ông thường lên núi Nga Mi và núi Thanh Thành đọc sách, ngắm trăng. Những ấn tượng và kỷ niệm đẹp đẽ của quê hương ông không thể nào quên. Suốt cuộc đời mấy mươi năm xa quê hình ảnh của quê hương nhất là những đêm trăng sáng ,đối với ông đầy nổi nhớ thương.Tình cảm sâu sắc đó, Lý Bạch đã diễn tả một cách tha thiết trong bài thơ này. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề. II.Tìm hiểu chi tiết Kĩ thuật: so sánh đối chiếu, phản biện. 1.Cảnh đêm thanh tĩnh. Năng lực: Giao tiếp, tự học, hợp tác Sàng tiền ánh minh nguyệt HTHĐ: cặp đôi Nghi thị địa thượng sương Gv giao nhiệm vụ. 1. Đọc hai câu thơ đầu và cho biết: - Cảnh đêm thanh tĩnh được gợi tả bằng hình ảnh nào? Cách miêu tả của nhà thơ có gì đặc biệt 2. Vậy hai câu thơ đầu còn giúp em hiểu gì về tâm trạng của nhà thơ? - “sàng”: nhà thơ đang nằm trên giường - “Nghi”: nằm mà không ngủ được. HS thảo luận - Miêu tả, biểu cảm gián tiếp . HS báo cáo -SS, ĐT=> Chỉ trạng thái ngỡ ngàng , hooig GV chốt hộp của tác giả dưới ánh trăng. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  5. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 *Gợi ý: ->Trằn trọc, khắc khoải không ngủ được. -Vị trí nhân vật trữ tình khi nhìn thấy -> Nhà thơ đang nằm trên giường mà không ánh trăng? ngủ được mới nhìn thấy ánh trăng xuyên qua - Trạng thái của nhân vật trữ tình? cửa sổ. ? Ngoài cảnh trăng rất sáng và đẹp, hai câu đầu còn gợi cho em hình dung ra điều gì đối với chủ thể trữ tình? Trăng thanh tĩnh, cảnh gợi tâm tình . GV:Trăng sáng quá chuyển thành màu trắng, giống như sương là một điều có thật mà trước LB mấy trăm năm nhà thơ Tiêu Cương đã cảm nhận được: “Dạ nguyệt tự thu sương”. -Tác giả không ngủ được -> ngắm trăng sáng ở đầu giường vào lúc đêm khuya, ngỡ là sương phủ mặt đất. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt HĐ cặp đôi 1.Nếu thay từ “sàng”(giường) bằng một số từ khác như: án, trác(bàn); đình(sân) thì ý câu thơ có thay đổi không?thay đổi như thế nào? 2.Có ý kiến cho rằng 2 câu đầu thuần tuý tả cảnh, em có đồng ý không?Vì sao? 3.Tại sao chỉ tả trăng mà gợi ra được một đêm thanh tĩnh. HS thảo luận 1: Ý nghĩa câu thơ sẽ thay đổi. HS báo cáo -Ví dụ thay từ “Sàng”= đình thì người đọc sẽ GV chốt nghĩ rằng tác giả đang ngồi trước sân đọc sách nhìn ánh trăng soi→ “trăng trước sân” sẽ khác “trăng trước giường”; Thay từ “Sàng”= án, trác →nhà thơ đang ngồi ở bàn đọc sách. *2. Không vì ánh trăng sáng trở thành đối tượng cảm nghĩ của nhà thơ. Ở bản phiên âm có một động từ “nghi” nhưng ở bản dịch có 2 động từ “rọi” và “phủ”→ ý vị trữ tình của bài thơ đã mờ nhạt khiến nhiều người lầm tưởng đó là 2 câu thơ thuần tuý học chủ yếu tả cảnh. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  6. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 *2. Cảnh đêm trăng sáng trên bầu trời, mang vẻ đẹp dịu dàng , thơ mộng , huyền ảo , gợi một cảnh tượng sáng sủa yên tĩnh của đêm. Trăng sáng tràn ngập khắp không gian cả bầu trời, mặt đất, trăng thường biểu tượng cho sự sống thanh bình, yên ả.Cho nên chỉ tả trăng nhưng đã gợi được cảnh tượng sáng sủa của đêm khuya. *Có thể cảm nhận được từ “sáng “ở đây bằng so sánh với câu thơ nổi tiếng của An Thù đời Tống - Trăng sáng chẳng am hiểu nỗi khổ, cảnh biệt ly. Vẫn cứ chênh chếch chiếu mãi vào phòng cho tới sáng. -> Rõ ràng là An Thù cũng như Lý Bạch trong một đêm trăng cực sáng ở chốn tha hương đã trằn trọc không ngủ được, cũng có thể đã ngủ rồi song tỉnh dậy mà không ngủ được. Chuyển ý: Đêm thanh tĩnh ấy gợi tình quê của con người : Nỗi nhớ quê hương. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp:Đặt và giải quyết vấn đề. 2.Cảm nghĩ của tác giả Kĩ thuật: Động não Cử đầu vọng minh nguyệt Năng lực: Giao tiếp, tự học, hợp tác Đê đầu tư cố hương HTHĐ : Cặp đôi ( Ngẩng đầu nhìn trăng sáng GV giao nhiệm vụ: Cúi đầu nhớ cố hương ) 1/Nỗi nhớ quê nhà của tác giả được gợi tả qua những từ ngữ nào? 2/Qua những từ ngữ này cho thấy tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? -Ngẩng(đầu) nhìn(trăng) Hãy chỉ rõ? Cúi(đầu) nhớ(cố hương). 3/ Hãy so sánh về mặt từ loại của các →Phép đối. chữ đối nhau trong hai câu thơ cuối? -2 tư thế: Ngẩng> ĐT T/dụng của phép đối trong việc biểu - 2 tâm trạng: Nhìn > ĐT hiện tình cảm quê hương. - 2 đối tượng :Trăng sáng > TT 4/Từ đó em hiểu gì về tâm trạng của nhà - Hướng ngoại: nhìn trăng thơ? - Hướng nội: suy tư cảm xúc. HS thảo luận ->Đó chính là tình yêu quê hương đậm đà HS báo cáo của tác giả. Câu kết là câu thơ khép – Là đỉnh GV chốt cao của cảm xúc tác giả dồn nén lại. - Biểu cảm trực tiếp . Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  7. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 Tình yêu cố hương sâu nặng ,da diết. - Mặc dù đã lược bỏ chủ ngữ nhưng ý thơ vẫn liên kết, hãy chỉ ra sự thống nhất liền mạch ấy qua các ĐT: “ngỡ là”, “ngẩng”, “nhìn”, “cúi”, “nhớ”? - Cấu trúc ngữ pháp: 2 vế đối giống nhau - Số lượng chữ = nhau. -Từ loại tương ứng. - Trăng sáng quá nhà thơ ngỡ là sương nên ngẩng nhìn để xác định là trăng hay sương. Khi nhìn thấy vầng trăng sáng cô đơn trên bầu trời nhà thơ chạnh nhớ về quê nhà. Vì vậy nỗi buồn dâng lên trong lòng, nhà thơ cúi đầu nhớ quê. Vừa khắc họa rất rõ hình ảnh của nhân vật trữ tình, vừa thể hiện mạnh mẽ nỗi nhớ quê hương da diết: 2 tư thế, 2 tâm trạng nhưng chỉ một con người thi nhân. Niềm vui “trăng sáng” có thể bất tận, còn nỗi nhớ “cố hương” cũng khôn cùng. -Dù xách kiếm phiêu bạt hầu hết các mảnh đất TrQ nhưng quê hương với vầng trăng thân thuộc, dịu hiền luôn theo ông, soi sáng bước đường ông đi. HĐ cá nhân 1/ Dựa vào chú thích shd, em hãy cho biết vì sao tác giả trông trăng lại nhớ quê nhà? - Vì thuở nhỏ tác giả thường lên núi Nga Mi ngắm trăng→đi xa nhìn trăng nhớ quê là điều dễ hiểu. 2/ Rút ra kết luận của em về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ? - Hai câu đầu chủ yếu tả cảnh nhưng cảnh đó trở nên sinh động, có hồn qua suy tư, cảm nghĩ của nhà thơ.Hai câu sau chủ yếu tả tình nhưng kết hợp tả cảnh vì vậy hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tình và cảnh hoà quyện, từ câu đầu đến câu cuối. *Liên hệ . ? Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với quê hương đất nước. Bản thân em cần phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước? - Học tập tốt, vâng lời cha mẹ và thầy cô, trở thành con ngoan, trò giỏi. Mai sau đem kiến thức đã học để góp phần xây dựng quê hương. GV: Cố hương là quê cũ, nhớ cố hương là gia đình, người thân thời thơ ấu có mộng tưởng đẹp. Lớn lên ông mang theo bầu rượu túi thơ và thanh kiếm đi chu du, chan hoà với ánh trăng .Vì thế trăng gợi sầu , vương vấn hoài niệm , làm sống dậy hồn quê và tình người .Lí Bạch lấy ngoại cảnh để biểu hiện tâm tình với nỗi buồn nhớ cố hương. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp:Hoàn tất một nhiệm vụ III.Tổng kết Kĩ thuật:Động não, sơ đồ tư duy Năng lực: Giao tiếp, tự học, hợp tác HTHĐ: Cá nhân/cặp đôi (5 phút) 1.Nghệ thuật: Gv giao nhiệm vụ -Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  8. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 1.Khái quát những nét nghệ thuật nổi bật -Biểu cảm trực tiếp kết hợp biểu cảm của bài thơ? gián tiếp. 2.Nêu nội dung chính của bài thơ? -Từ ngữ giản dị, cô đọng. -Phép đối. HS thảo luận -Câu rút gọn. HS báo cáo 2.Nội dung: GV chốt - Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê. * Sơ đồ hóa mạch cảm xúc của thi nhân: NguyÖt Väng nguyÖt hoµi h­¬ng (tr¨ng) V ä n g Nghi Cö §ª T­ (ngì) (ngÈng) (cói) (nhí) S­¬ng Cè h­¬ng 3. HĐ LUYỆN TẬP (dự kiến 15 phút) Phương pháp:Hoàn tất một nhiệm vụ Kĩ thuật:Động não, đặt câu hỏi, trình bày Năng lực: Giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ HTHĐ: Cá nhân/cặp đôi GV giao nhiệm vụ. 1.Viết đoạn văn (từ 5 -7 câu) Nêu cảm nhận của em về tình cảm của Lý Bạch với quê hương. Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt. Hạ Tri Chương cũng từng thốt lên tâm sự khi hồi hương. Khi đi trẻ, lúc về già Cái hồn quê, hương quê không thay đổi trong Hạ Tri Chương. Cũng như Lý Bạch quê hương đã trở thành máu, thành hồn. Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  9. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 lãng mạn của bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”. Quê hương với mỗi người là một miền kí ức thiêng liêng. Đó có thể là một vùng quê thanh bình, thơ mộng cũng có thể là một thành phố năng động, sôi động. Với tôi, quê hương là một vùng trung du yên ả với đồi núi nhấp nhô, trập trùng. Mảnh đất ấy có con sông nhỏ đưa nước về tưới mát những ruộng lúa, nương dâu xanh tốt. Đất vùng trung du không được màu mỡ, tươi tốt như phù sa đồng bằng, đất chỉ thích hợp với trồng hoa màu và những rừng cọ, đồi chè. Quê hương tôi bình yên đến lạ, là những câu hát vang xa trên những khoảng đồi của người làm nương rẫy, là chia nhau củ sắn ngọt bùi của những người hàng xóm thân quen. Những kỉ niệm ngọt ngào về quê hương sẽ là hàng trang theo tôi suốt cuộc đời. 2. Thảo luận : So sánh 2 bài thơ “Xa ngắm thác ” (Bài đọc thêmT64 )và “Cảm nghĩ ” Hãy nhận xét nội dung miêu tả k/gian và thời gian và cảm xúc của tác giả ở 2 bài thơ trên có gì khác nhau? - Gv : Định hướng. + Cảnh thiên nhiên hùng vĩ + Bức tranh thiên nhiên thanh tĩnh + TG: Ban ngày (Nhật) – ban đêm (nguyệt) + Cảnh đẹp thác nước-suy tư trong đêm trăng. 4. HĐ VẬN DỤNG (dự kiến 5 phút) Phương pháp: Nêu vấn đề Kĩ thuật: Động não, giao tiếp Năng lực: Giải quyết vấn đề HTHĐ: Cá nhân/ chung GV giao nhiệm vụ: HS thực hiện theo SHD/63 1.Vẽ tranh minh họa cho bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” theo tưởng tượng của em hoặc nêu ý tưởng của em . Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  10. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 Bµi tËp: H·y nèi yÕu tè H¸n ViÖt trong bµi th¬ “ TÜnh d¹ tø ” víi ý nghÜa biÓu ®¹t cña yÕu tè ®ã 1. tÜnh a. ¸nh s¸ng b. nhí, lo nghÜ 2. väng c. tr«ng tõ xa 3. quang d. ®ªm 4. t­ e. im lÆng, yªn tÜnh 5. HĐ TÌM TÒI, MỞ RỘNG (dự kiến 5 phút) Phương pháp: Nêu vấn đề Kĩ thuật: Động não Năng lực: Giao tiếp HTHĐ: Cá nhân/ cộng đồng. GV giao nhiệm vụ: 1.Đọc thêm Xa ngắm thác núi lư(Vọng Lư Sơn bộc bố) /64 2.Dựa vào phần dịch nghĩa, tập so sánh để thấy được sự khác nhau giữa bản dịch thơ và nguyên tác. Ngày chuẩn bị : / /2021 TUẦN 9 –BÀI 9-TIẾT 35 TÌM HIỂU VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA A/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết từ đồng nghĩa , các loại từ đồng nghĩa; biết lựa chọn và sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  11. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 2. Kĩ năng: -Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản. -Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. -Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. -Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đúng nghĩa. + Kỹ năng sống: -Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng các từ đồng nghĩa , phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. -Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng , thảo luận , và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đồng nghĩa . 3. Thái độ, phẩm chất -Giáo dục học sinh ý thức sử dụng từ đồng nghĩa cho đúng. -Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ 4. Định hướng năng lực và phẩm chất . -Năng lực : + Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. + Chuyên biệt: Năng lực sử dụng tiếng Việt. B.CHUẨN BỊ 1.HS: Nghiên cứu bài học theo định hướng câu hỏi trong SHD - Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến vấn đề bài học qua internet, Bảng phụ, bút màu 2.GV: Sách HDH NV7. Tài liệu tham khảo, phiếu học tập. C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY Ngày dạy: . . 2021 - lớp 7b - tiết 35 Phân chia tiết dạy: Tiết 35:Tìm hiểu về từ đồng nghĩa (Lồng KNS) D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp:Nêu vấn đề Kĩ thuật:Động não Năng lực:Giao tiếp HTHĐ: Cá nhân/chung GV giao nhiệm vụ:. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  12. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 Tìm từ đồng nghĩa với các từ cho trước Từ Hán Việt 1. Gan dạ 1. Can đảm Nhóm 1 Đồng nghĩa 2. Nhà thơ 2. Thi nhân với từ 3. Mổ xẻ 3. Phẫu thuật thuầnViệt Từ gốc 1. Máy thu thanh 1. Ra-đi-ô Nhóm 2 Ấn-Âu đồng 2. Xe hơi 2. Ô tô Nghĩa với từ 3. Dương cầm 3. Pi-a-nô thuầnViệt Nhóm 3 1. Tía 1. Cha/ bố Từ toàn dân 2. Heo 2. Lợn đồng nghĩa từ địa 3. Cá lóc 3. Cá quả phương GV : Trong khi nói và viết có những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa của chúng khác xa nhau; Lại có những từ phát âm khác nhau nhưng nghĩa của chúng lại giống nhau hoặc gần giống nhau Vậy các từ đó có tên gọi là gì? Sử dụng chúng như thế nào? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu trong tiết học hôm nay và các tiết học sau. 2.HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (dự kiến 35 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt PP: Đặt và giải quyết vấn đề. 1.Từ đồng nghĩa KT: Động não, trình bày 1 phút Năng lực: Giao tiếp, tự học, hợp tác Kỹ năng sống: Nhận thức HTHĐ: Cá nhân Gv giao nhiệm vụ 1.Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, nhìn - Rọi : Chiếu, soi. - Nhìn:Trông, ngó, nhòm, liếc - Đồng nghĩa với rọi ->là chiếu, soi. -HS thực hiện(5’) - Đồng nghĩa với nhìn-> là Trông, ngó, -Báo cáo nhòm, liếc. -Chốt. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  13. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 GV. Khi chúng ta nói: mặt trời rọi (soi, tỏa) có nghĩa là mặt trời cùng chiếu ánh sáng xuống muôn vật. - Những từ : rọi, soi, tỏa, chiếu có nghĩa giống, gần giống nhau. Thì người ta gọi đó là tử đồng nghĩa. -Thế nào là từ đồng nghĩa? ->Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. - rọi: Hướng luồng ánh sáng vào một điểm ->chiếu, soi - trông: Dùng mắt nhìn để nhận biết ->(ngắm, nhìn ) -> Các từ rọi, chiếu, soi; trông, ngắm, nhìn có nghĩa giống nhau hoặc gần nhau=> Từ đồng nghĩa - Trông: Bảo vệ, giữ gìn, coi sóc: Trông nhà, trông trẻ , - Trông: Mong, ngóng, chờ => Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp:Đặt và giải quyết vấn đề. 2.Các loại từ đồng nghĩa: Kĩ thuật:Động não, trình bày 1 phút Năng lực: Giao tiếp, tự học, hợp tác Kỹ năng sống: Ra quyết định. HTHĐ: Cặp đôi Gv giao nhiệm vụ 1.Từ “nhìn”có thể hiểu là “đưa mắt về một hướng nào đó để thấy. Ngoài ra, từ “nhìn” *Từ “nhìn” có thể hiểu là “đưa mắt về một còn có các nét nghĩa nào? hướng nào đó để thấy. 2.Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa *Ngoài ra còn hiểu: của từ “nhìn”? 1. Để mắt tới, quan tâm tới 2. xem xét để thấy và biết được. VD: ngó, trông, liếc, thấy, xem, ngắm Cứ đi luôn, không nhìn đến nhà cửa, con cái. => Từ “nhìn” có thể thay bằng : để mắt, quan tâm, bận tâm VD: Nhìn ra sự thật. Nhìn rõ trắng đen. => từ “nhìn” có thể thay bằng : tìm, hiểu, *So sánh nghĩa của từ: + Quả , trái: Bộ phận của cây do bộ phận của cây do bầu , nhuỵ phát triển thành quả. =>Giống nhau hoàn toàn về nghĩa và sắc thái nghĩa.=> Từ đồng nghĩa hoàn toàn + Hy sinh: Chết ( Chết vì lý tưởng cao đẹp , sắc thái kính trọng ) +Bỏ mạng: Chết ( Chết vô ích , sắc thái khinh thường ) Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  14. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 => Giống nhau về nghĩa khác nhau về sắc thái.=> Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. e. Kết luận từ đồng nghĩa thành hai loại chính: e.1) Từ đồng nghĩa hoàn toàn: -Là những từ cùng chỉ một sự vật, hiện tượng, cùng biểu thị một khái niệm; nói chung, chúng có thể thay thế cho nhau. -Ví dụ: trái - quả; vùng trời - không vận; có mang - mang thai - có chửa. e.2) Từ đồng nghĩa không hoàn toàn - Là từ đồng nghĩa có sắc thái khác nhau. - Ví dụ: chết - hi sinh - từ trần - tạ thế - trăm tuổi - khuất núi - qua đời - mất - thiệt mạng - bỏ xác - toi mạng, Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp:Đặt và giải quyết vấn đề. 3. Sử dụng từ đồng nghĩa: Kĩ thuật:Động não, trình bày 1 phút Năng lực: Giao tiếp, tự học, hợp tác Kỹ năng sống: Ra quyết định. HTHĐ: Cá nhân Gv giao nhiệm vụ - Rủ nhau xuống biển mò cua 1.So sánh nghĩa của từ “quả” và từ Đem về nấu quả mơ chua trên rừng “trái” trong hai ví dụ sau: - Chim xanh ăn trái xoài xanh, - HS thảo luận(5’) Ăn no tắm mát đậu cành cây đa. -Báo cáo , nx -Chốt *Gợi ý: Hai từ này đồng nghĩa hoàn toàn với nhau, có thể thay thế được cho nhau trong văn cảnh. - Từ quả và trái hoàn toàn hoán đổi vị trí không làm thay đổi nội dung và sắc thái biểu cảm: Đem về nấu “trái” mơ chua trên rừng Con chim xanh ăn “quả” xoài xanh - Chia li và chia tạy đều có nghĩa là rời nhau, mỗi người đi 1 nơi nhưng Sau phút chia li hay hơn vì từ chia li vừa mang sắc thái cổ xưa vừa diễn tả được cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ. d) Nghĩa của từ bỏ mạng và hi sinh trong hai câu dưới đây có chỗ nào giống và khác nhau? - Ví dụ : sgk ? Cho biết 2 từ “Bỏ mạng” “Hi - Giống nhau: đều dùng để chỉ cái chết. sinh” có nghĩa giống nhau ở chỗ - Khác nhau: Về sắc thái biểu cảm nào? Khác nhau ở chỗ nào? Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  15. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 ->Hai từ này tuy cũng có những nét nghĩa tương đồng nhưng có những trường hợp không thể thay thế được cho nhau. - Bỏ mạng (chết): chết vô ích, coi khinh. - Hy sinh (chết): chết vì nghĩa vụ lý tưởng cao cả-> sắc thái kính trọng, cao cả. -> Nghĩa giống nhau, sắc thái ý nghĩa khác nhau => Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. *Lưu ý: - Từ gần nghĩa: Tức là những từ về cơ bản là đồng nghĩa nhưng có một vài nét nghĩa nào đó khác nhau. Ví dụ: mang, khiêng, vác đều có nghĩa là hoạt động di chuyển một vật gì đó, nhưng mang thì không có nét nghĩa bộ phận cơ thể thực hiện hoạt động; khiêng là hoạt động di chuyển có sự cộng tác của nhiều người dùng tay nâng vật lên; vác là hoạt động di chuyển bằng cách để vật lên vai. *BT nhanh(3’) Quan sát những từ đồng nghĩa sau: a. Tàu hoả, xe lửa, xe hoả. b. Ăn, xơi, chén. 1. Hãy thay thế những từ đồng nghĩa trên trong cùng một ngữ cảnh? 2.Như vậy em rút ra được điều gì khi sử dụng từ đồng nghĩa? 3. Từ đó em thấy sử dụng từ đồng nghĩa cần phải ghi nhớ gì? a-> Có thể thay thế cho nhau. b-> Không thể thay thế cho nhau. Gv: Phân tích.->Không thể thay thế cho nhau. Nếu thay thế thì sắc thái ý nghĩa sẽ thay đổi. *Kết luận: Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  16. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 3. HĐ LUYỆN TẬP (dự kiến 15 phút) Phương pháp:Hoàn tất một nhiệm vụ Kĩ thuật:Động não Năng lực:Hợp tác HTHĐ:Cặp đôi GV giao nhiệm vụ: 2./62 Em hãy trao đổi với bạn để thực hiện các yêu cầu sau a. Thử thay các từ đồng nghĩa quả / trái và bỏ mạng / hi sinh trong các ví dụ phần B.3 trên rồi rút ra nhận xét: Gợi ý: - quả và trái là những từ đồng nghĩa hoàn toàn hay không hoàn toàn? ( quả và trái là những từ đồng nghĩa hoàn toàn) - bỏ mạng và hi sinh đồng nghĩa với nhau hoàn toàn hay không hoàn toàn? ( bỏ mạng và hi sinh đồng nghĩa không hoàn toàn) =>Nhận xét: Những từ đồng nghĩa hoàn toàn thì có thể thay thế cho nhau mà không ảnh hưởng gì đến ý nghĩa của câu (có thể thay quả bằng trái và ngược lại); còn các từ đồng nghĩa không hoàn toàn thì việc thay thế sẽ dẫn đến sự thay đổi ý nghĩa của câu, nhất là sắc thái nghĩa biểu cảm (không thể thay bỏ mạng bằng hi sinh, vì mặc dù đều có nghĩa gốc là chết nhưng bỏ mạng mang sắc thái khinh bỉ, còn hi sinh lại mang sắc thái kính trọng, ngợi ca.) Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  17. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 b. Trong các từ đồng nghĩa và các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa để thay thế nhau, câu nào chỉ có thể dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó? B1.Nuôi dưỡng/phụng dưỡng - Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng/nuôi dưỡng bố mẹ già. -Bố mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái cho đến lúc con cái trưởng thành. b2. đối xử, đối đãi - Nó đối xử / đối đãi tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó. () - Mọi người đều bất bình trước thái độ đối xử của nó đối với trẻ em. (đối xử) B3. Trọng đại/ to lớn - Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa trọng đại / to lớn đối với toàn dân tộc. - Ông ta thân hình to lớn như hộ pháp. 4. HĐ VẬN DỤNG (dự kiến 5 phút) Phương pháp:Nêu vấn đề Kĩ thuật: Động não, giao tiếp Năng lực: Giải quyết vấn đề HTHĐ: Cá nhân/ chung GV giao nhiệm vụ: 2./63Tìm từ đồng nghĩa để thay thế các từ in đậm trong các câu sau: (1) Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi.=>trao (2) Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về. =>tiễn (3) Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu. =>phàn nàn, than thở (4) Anh đừng làm như thế người ta nói cho đấy. => phê bình, dị nghị (5) Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi. => mất, qua đời. 3/63.Phát hiện từ dùng sai trong mỗi câu và thay thế bằng từ phù hợp. - Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để con cháu đời sau hưởng lạc. - Trong xã hội ta, không ít người sống ích kỉ, không giúp đỡ bao che cho người khác. - Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã giảng dạy cho chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh. - Phòng tranh có trình bày nhiều bức tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng. *Gợi ý:Thay hưởng lạc bằng hưởng thụ; - Thay bao che bằng đùm bọc hoặc che chở; - Thay giảng dạy bằng dạy; - Thay trình bày bằng trưng bày. 5. HĐ TÌM TÒI , MỞ RỘNG (dự kiến 5 phút) Phương pháp:Nêu vấn đề Kĩ thuật:Động não Năng lực: Giao tiếp HTHĐ:Cá nhân/ cộng đồng. GV giao nhiệm vụ: 1.Sưu tầm một số đoạn văn , đoạn thơ có sử dụng từ đồng nghĩa. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  18. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 Học tập cũng như đấu tranh vậy nhưng chúng hoàn toàn khác nhau. Trong học tập, sách vở sẽ là những vũ khí cùng ta hành quân qua bao nhiêu chông gai, khó khăn, của con đường học vấn. Lớp học sẽ là chiến trường. Sự ngu dốt của con người sẽ là kẻ thù và đích đến sẽ là sự thành đạt. Bạn bè ta sẽ là đồng đội, là bằng hữu, là bạn bè tốt cùng ta phấn đấu mỗi ngày. Sau con đường học vấn sẽ mở ra cho ta một thế giới vô cùng tươi sáng. Thế nên ta mới biết được việc học tập quan trọng đến dường nào! Từ đồng nghĩa: bằng hữu-bạn bè. 2. Nhận xét các cách viết sau a. Cửa hàng bán thuốc tân dược ->dược đồng nghĩa với thuốc (Hán Việt )-> Bỏ thuốc. b.Tái hiện lại cuộc chia tay ->Tái đồng nghĩa với lại (Hán Việt )-> Bỏ lại c.Chúc mừng ngày sinh nhật của bạn. ->nhật đồng nghĩa với ngày(Hán Việt )-> bỏ ngày. *Nghe bài hát:Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây- Phạm Tiến Duật Xác định từ đồng nghĩa và nêu tác dụng của nó? Từ đồng nghĩa: gạt – xua-> Được sử dụng mộc mạc nhưng đã dựng lên bức tranh tương phản thật đẹp về người chiến sĩ lái xe và những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ. Ngày chuẩn bị : / /2021 TUẦN 9 –BÀI 9 (Tiếp theo) -TIẾT 36 CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM A/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết cách lập ý cho bài văn biểu cảm ; biết vận dụng để lập ý đề văn biểu cảm. 2. Kĩ năng: -Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể. 3. Thái độ, phẩm chất -Giáo dục học sinh có tình cảm trong sáng , chân thật trong văn biểu cảm. -Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ 4. Năng lực cần hình thành: -Năng lực : + Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. + Chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ. B.CHUẨN BỊ Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền