Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 19+20 - Năm học 2021-2022 - Đoàn Thị Thu Phương

docx 48 trang ngohien 5520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 19+20 - Năm học 2021-2022 - Đoàn Thị Thu Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_7_tuan_1920_nam_hoc_2021_2022_d.docx

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 19+20 - Năm học 2021-2022 - Đoàn Thị Thu Phương

  1. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 Ngày chuẩn bị: 202 TUẦN 19N- BÀI 17-TIẾT 73-> 76 TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT A/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày khái niệm tục ngữ, hiểu và lí giải được nội dung, ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật của những câu tục ngữ về thiên nhiên lao động và sản xuất; bước đầu hình thành kĩ năng đọc hiểu tục ngữ. - Biết cách tìm hiểu ca dao, tục ngữ địa phương. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất. - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất vào đời sống. - Kĩ năng sống: +Tự nhận thức:rút được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất +Ra quyết định:vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc ,đúng chỗ. 3. Thái độ, phẩm chất - Yêu thích tục ngữ. - Chỉ ra được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn nghị luận - Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm 4. Năng lực cần hình thành -Năng lực : + Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. + Chuyên biệt: Năng lực đọc – hiểu văn bản. B/ CHUẨN BỊ 1. Học sinh: Sưu tầm, tìm hiểu câu ca dao, tục ngữ địa phương qua internet. -Học thuộc câu ca dao , tục ngữ sưu tầm . Bảng phụ, bút màu 2. Giáo viên: Phiếu học tập liên hệ kỹ năng sống, máy chiếu. C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY -Ngày dạy: .202 - lớp 7B - tiết 73+74 . 202 - lớp 7B - tiết 75 + 76 Phân chia tiết dạy: -Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên (KNS) -Tiết 74: Tục ngữ về lao động sản xuất (KNS) Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  2. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 -Tiết 75: Tìm hiểu về văn nghị luận (KNS) -Tiết 76: Tiếp đến hết (KNS) D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp nêu vấn đề Kĩ thuật động não Năng lực giao tiếp HTHĐ cá nhân GV giao nhiệm vụ: 1. Thi tài giữa các nhóm (trong thời gian 3 phút) 2.Mỗi nhóm hãy xếp các câu sau đây Tục ngữ Ca dao vào các ô thể loại thích hợp và lí giải b.d; e ; c a; g ; h vì sao lại xếp như thế?. *GV : Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví là kho báu và trí tuệ dân gian. Vậy nội dung của nó nêu lên vấn đề gì? Hôm nay, ta đi vào tìm hiểu để nắm rõ điều đó. 2. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (dự kiến 35 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp nêu vấn đề I. Tìm hiểu chung Kĩ thuật động não 1.Đọc-chú thích Năng lực giao tiếp HTHĐ cá nhân/chung GV giao nhiệm vụ: -Cách đọc: Hầu hết các câu trong bài đều được chia thành các vế, liên kết với nhau bởi các vần nên khi đọc cần chú ý ngắt nhịp theo từng vế câu. Giọng đọc rõ ràng, rành mạch. -GV đọc- HS đọc -> NX *Chú thích: shd/4 Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp nêu vấn đề 3.Tác phẩm Kĩ thuật động não Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  3. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 Năng lực giao tiếp HTHĐ cặp đôi GV giao nhiệm vụ: 1.Các câu tục ngữ thuộc thể loại văn - Thể loại: văn học dân gian. học nào. - Bố cục: 2 nhóm 2. Tám câu tục ngữ chia thành mấy + Nhóm1: Tục ngữ về thiên nhiên: nhóm? Hãy đặt tên cho từng nhóm?. câu a, b, c, d + Nhóm 2: Tục ngữ về lao động sản xuất: . câu e, g, h, i Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp nêu vấn đề II. Tìm hiểu chi tiết Kĩ thuật mảnh ghép 1.Những câu tục ngữ về thiên nhiên Năng lực hợp tác HTHĐ nhóm Kỹ năng sống tự nhận thức, ra quyết định GV giao nhiệm vụ(10’) Vòng 1:Nhóm chuyên sâu +Nhóm 1,2: câu a ;b +Nhóm 3,4:câu c ; d Vòng 2: Nhóm mảnh ghép. 1.Quan sát câu tục ngữ cho biết mỗi vế câu nói gì? Nội dung đó được diễn đạt qua nghệ thuật đặc sắc nào? Giá trị của NT đó? 2. Dựa vào đâu mà tác giả dân gian có thể khái quát nên những nội dung đó? 3.Theo em, những nội dung được đúc rút nêu trên có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của chúng ta ngày nay. a,Tháng năm(Âm lịch):đêm ngắn,ngày dài. - Tháng mười: Đêm dài ngày ngắn. -> Nghệ thuật đối, nói quá. - >Làm nổi bật sự trái ngược giữa đêm và ngày của mùa đông và mùa hè. Gây ấn tượng độc đáo khó quên. - Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  4. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 - Người nông dân vận dụng vào việc sắp xếp công việc cày cấy thời vụ. - Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ. *GV: Câu a:Tháng 5 và tháng 10 tính theo âm lịch. Do nước ta ở trên đường xích đạo nên khi trái đất quay theo trục nghiêng đã làm cho mùa hè ngày dài đêm ngắn và mùa đông thì ngược lại. Lịch làm việc mùa đông và mùa hạ khác nhau. - Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí, Chủ động trong công việc. Kỹ năng sống: 1. Bài học đó được áp dụng như thế nào trong thực tế: - Lịch làm việc mùa hạ khác mùa đông (lịch học thay đổi theo mùa) => Như vậy câu tục ngữ 1 này đúc rút kinh nghiệm từ hiện tượng thời gian. (b) -Trời nhiều (dày) sao sẽ nắng - Trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa. -> Kết cấu đối xứng, vần lưng, lập luận chặt chẽ. -Quan sát thiên nhiên để dự đoán thời tiết. - Biết trước được thời tiết để chủ động trong công việc hôm sau (Sản xuất hoặc đi lại) - GV: Đây chỉ là kinh nghiệm dân gian nên độ chính xác không cao. -> Đây là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao. Kỹ năng sống: 1. Trong thực tế đời sống kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào? - Nắm trước thời tiết (mưa, nắng ), chủ động công việc sản xuất và đi lại (đánh thuốc sâu lúa ; mang áo mưa đi học ) => Như vậy câu tục ngữ 2 này đúc rút kinh nghiệm từ hiện tượng thời tiết. (c) -Khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. -Câu nói gồm 2 vế đối xứng có vần dễ thuộc, dễ nhớ.( gà, nhà ) - Đối, vần lưng, lập luận chặt chẽ. -Quan sát thiên nhiên để dự đoán thời tiết. ->Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt. GV: Ngày xưa nhà ở của nhân dân ta thường làm bằng tre nứa, lá cho nên mọi người thường dùng cây để gia cố thêm cho mái nhà khỏi bị bốc, khỏi đổ trước sức gió mạnh. => Ráng vàng ở phía chân trời là điềm báo sắp có bão. -Kỹ năng sống: Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  5. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 1. Hiện nay KHKT phát triển cho phép con người dự đoán bão khá chính xác. Vậy kinh nghiệm dân gian trên có còn tác dụng không? - Ở những cùng sâu vùng xa, phương tiện thông tin hạn chế thì kinh nghiệm đoán bão của dân gian vẫn còn tác dụng. -Gv mở rộng: Dân gian không chỉ xem rang trời đoán bão mà còn xem chuồn chuồnđể đoán bão. Câu tục ngữ nào đúc kết kinh nghiệm này? “Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão” => Như vậy câu tục ngữ 3 này đúc rút kinh nghiệm thiên về đoán bão. (d) Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. - Câu tục ngữ có 2 vế. -> Đối, vần lưng, lập luận chặt chẽ. => Kiến bò ra nhiều vào tháng 7( Âm lịch) sẽ còn lụt nữa. - Thấy kiến bò ra nhiều vào tháng 7 thì tháng 8 còn mưa nhiều. – >Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta. GV. Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra. - Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ. (Trước trận mưa rào, Trần Đăng Khoa quan sát thấy: kiến/ hành quân/ đầy đường.) -Kỹ năng sống : 1. Dân gian đã trông kiến để dự đoán hiện tượng lũ lụt điều này cho thấy đặc điểm nào của kinh nghiệm dân gian? => Như vậy câu tục ngữ 3 này đúc rút kinh nghiệm thiên về đoán lụt. 2. Nếu không may phải đối phó với lũ lụt thì em có những phương án nào? - Tích trữ lương thực, thuốc men, quần áo - Tìm nơi an toàn trú lụt 3.Câu tục ngữ này còn có một dị bản khác : “Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ” Dự kiến chuyển tiết 74 Dạy: 202 1. HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháptrò chơi“ tia chớp”(giơ tay) Kĩ thuật động não Năng lực giao tiếp HTHĐ chung GV giao nhiệm vụ Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  6. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 Sắp xếp các cụm từ sau theo một thứ tự hợp lý trong thời gian ngắn nhất để tạo thành câu tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp -Đáp án: c- d-b-a a.Tứ giống c.Nhất nước -Khen bằng tràng pháo tay. b.Tam cần d.Nhì phân -GV Khái quát Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp nêu vấn đề 2 Những câu tục ngữ về lao động sản Kĩ thuật mảnh ghép xuất . Năng lực hợp tác HTHĐ nhóm GV giao nhiệm vụ(10’) Vòng 1:Nhóm chuyên sâu +Nhóm 1,2: câu e, ; g +Nhóm 3,4:câu h ; i Vòng 2: Nhóm mảnh ghép. 1.Quan sát các câu tục ngữ cho biết -Giá trị của đất đai mỗi vế câu nói gì? Nội dung đó được - Giá trị của chăn nuôi. diễn đạt qua nghệ thuật đặc sắc nào? - Các yếu tố quan trọng trong nghề trồng Giá trị của NT đó? trọt. 2. Dựa vào đâu mà tác giả dân gian có thể khái quát nên những nội dung đó? 3.Theo em, những nội dung được đúc rút nêu trên có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của chúng ta ngày nay. (e)Tấc đất tấc vàng -So sánh, hàm súc. -Khẳng định giá trị của đất đối với con người. -Nhắc nhở chúng ta biết trân trọng giá trị của đất; phê phán hiện tượng lãng phí đất. GV giải thích nghĩa của các từ: ''Tấc đất, tấc vàng''. - Tấc đất: Mảnh đất nhỏ. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  7. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 - Tấc vàng: Một lượng vàng rất lớn. - Đất được coi quý ngang vàng. - Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). -Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu). - Nghệ thuật so sánh độc đáo. lấy cái rất nhỏ so sánh với cái rất lớn để nói giá trị của đất. – Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn. - Thông tin nhanh, nêu bật giá trị của đất, dễ nói, dễ nhớ, dễ nghe. – KNS: 1. Bài học thực tế từ kinh nghiệm này là gì? - Giá trị của đạt đai trong đời sống lao động sản xuất của con người (đất lá của cải cần được sử dụng có hiệu quả nhất ) 2.Hiện nay hiện tượng bán đất đang diễn ra có nằm trong ý nghĩa của câu tục ngữ này không ? -Là hiện tượng kiếm lời bằng kinh doanh, do đó không nằm trong ý nghĩa của câu tục ngữ này =>Tóm lại qua câu tục ngữ này, dân gian muốn đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả). (g) Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. - Nhất, nhị, tam: 1,2,3. ->Số từ chỉ thứ tự, đối. - Canh: Canh( Cày, cấy, cuốc, xới) - Trì: ao - Viên: Vườn tược. - Điền: Ruộng đất. => Hiệu quả kinh tế mà nhà nông thường làm. Nuôi cá là có lãi nhất sau đến là làm vườn thứ ba là làm ruộng. -> Bài học về việc làm ăn của người nông dân muốn làm giầu cần đến phát triển thuỷ sản. GV: Hiện nay nghề nuôi cá, nuôi tôm ở nước ta phát triển, mô hình V-A-C và đang mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho người nông dân. – Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  8. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 cây lấy gỗ. Ao thả cá, thả rau muống, Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật. 1.Bài học từ kinh nghiệm đó là gì - Muốn làm giàu, cần đến phát triển thuỷ sản 2.Trong thực tế, bài học này được áp dụng như thế nào - Nghề nuôi tôm cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển, thu lợi nhuận lớn - (h) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. - Vai trò của các yếu tố trong việc trồng lúa: Thứ nhất là nước, thứ 2 là phân, thứ 3 chuyên cần, thứ 4 là giống. - Nêu rõ thứ tự quan trọng và nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa. -> Trong làm ruộng phải đủ 4 yếu tố trên nhưng nước là yếu tố quan trọng nhất. 1. Bài học từ kinh nghiệm này là gì - Trong nghề làm ruộng, đảm bảo đủ bốn yếu tố( trong đó hàng đầu là nước ) thì lúa tốt, mùa màng bội thu. (i) Nhất thì, nhì thục. - Thì:Thời vụ thích hợp nhất cho việc trồng trọt từng loại cây. - Thục: Đất canh tác hợp với việc trồng trọt. – Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm. – Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác. -> Thứ nhất thời vụ thứ 2 là đất canh tác. -Mở rộng: Tìm các câu tục ngữ gần gũi với kinh nghiệm này Một lượt tát, một bát cơm Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân GV: 1. Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệp ở nước ta như thế nào - Lịch gieo cấy đúng thời vụ - Cải tạo đất sau mỗi vụ (cày, bừa, bón phân, giữ nước). *Câu/5 Ý kiến của bạn học Ý kiến của nhóm sinh Đồng ý Không đồng ý (giải thích, chứng minh) (GT, CM) Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  9. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 -Tục ngữ là những Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng câu nói ngắn gọn; từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục. -Thường có vần, nhất -Hầu như câu tục ngữ nào cũng có là vần lưng; vần. -Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. -Các vế thường đối -Ví dụ như 2 vế của câu a, xứng nhau cả về nội câu b, dung và hình thức; câu c. -Thường sử dụng X (đây là hình hình thức đối đáp; thức của ca dao, dân ca) -Lập luận khá chặt - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. chẽ, ý/vế trước Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời thường là “nhân” như dồn nén, không có từ thừa. Các (nguyên nhân), ý /vế hình ảnh ví von như chưa nằm, chưa sau là “quả” (hệ quả) cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng, Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp hoàn tất một nhiệm vụ III.Tổng kết Kĩ thuật động não Năng lực hợp tác 1.Nghệ thuật HTHĐ cặp đôi -Thường có vần, nhất là vần lưng. GV giao nhiệm vụ: -Các vế thường đối xứng nhau. 1. Khái quát NT và nội dung của 2 -Lập luận chặt chẽ. nhóm tục ngữ 2.Nội dung 2.Cho biết thế nào là tục ngữ. (bằng -Truyền đạt kinh nghiệm của nhân dân cách hoàn thành bài tập điền khuyết) ta về thiên nhiên và lao động sản xuất. - Điền: (1) ngắn gọn, (2) vần, (3) nhịp 3.Khái niệm điệu, (4) hình ảnh, (5) kinh nghiệm, - Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp (6) nhân dân, (7) quan sá, (8) túi điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ khôn, (9) tương đối. về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  10. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát. 3. HĐ LUYỆN TẬP (dự kiến 15 phút) Phương pháp hoàn tất một nhiệm vụ Kĩ thuật động não Năng lực hợp tác HTHĐ cặp đôi GV giao nhiệm vụ: Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt (1)Các câu a, b, c phản ánh kinh 1) a.Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì nghiệm gì của nhân dân khi quan sát mưa thiên nhiên? Kinh nghiệm ấy cho đến b.Mống đông vồng tây, chẳng mưa nay có còn giá trị không? Vì sao? dây cũng bão giật. (2) Các câu d, e, g truyền đạt kinh c. Mưa tháng ba hoa đất nghiệm gì của nhân dân trong lao động Mưa tháng tư hư đất sản xuất? =>Phản ánh kinh nghiệm của nhân (3) Những đặc điểm về hình thức nghệ dân dự báo thời tiết dựa vào hiện tượng thuật của tục ngữ được thể hiện như thiên nhiên như mây, mưa, trời, đất thế nào trong các câu trên? Tác dụng (hiệu quả) biểu hiện của chúng là gì? - Giá trị hiện nay: vẫn có người dựa vào những hiện tượng này để chuẩn bị mùa màng GV: Các câu a,b,c phản ảnh kinh nghiệm của nhân dân ta khi quan sát hiện tượng thời tiết, thiên nhiên. Kinh nghiệm đó vẫn còn có giá trị đến ngày hôm nay. (2)d.Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ. e.Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng g. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông. => Cho biết thời vụ, mùa màng trồng cây phù hợp; đặc tính của một số nghề chăn nuôi, đặc tính của loài tôm cá để chọn lựa thời điểm đi đánh bắt cho năng suất. - Giá trị hiện nay: cho biết và nhắc nhở người dân thời vụ gieo trồng, đặc tính của việc chăm sóc vật nuôi, kinh nghiệm đánh bắt thủy sản (3) Đặc điểm . - Là những câu nói ngắn gọn: - Các vế thường đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức ->Cô đọng, ngắn gọn, hàm súc, dễ nhớ, dễ thuộc GV: Các câu d,e,g truyền đạt kinh nghiệm lao động sản xuất của nhân dân ta. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  11. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 VD: 3. Nuôi lợn ăn cơm nằm, 1. Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng Nuôi tằm ăn cơm đứng đỗ. 4. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn đông. cơm đứng Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông. ->Thường có vần, nhất là vần lưng: 2. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì 5. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa mưa Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ. - Lập luận khá chặt chẽ, ý/vế trước thường là “nhân” (nguyên nhân), ý /vế sau là “quả” (hệ quả) + Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. Bài 2/8 -Có ý kiến cho rằng : tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học) , là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không còn phù hợp với khoa học kỹ thuật ngày nay. -Ý kiến của em? 4. HĐ VẬN DỤNG (dự kiến 5 phút) Phương pháp nêu vấn đề Kĩ thuật động não Năng lực giải quyết vấn đề HTHĐ cá nhân/ chung GV giao nhiệm vụ: Bài 1/9.Tìm hiểu ca dao, tục ngữ ở địa phương em sinh sống a.Mỗi hs sưu tầm khoảng 10-20 câu tục ngữ có liên quan hoặc gắn với địa phương b. Sắp xếp các tác phẩm sưu tầm được theo thể loại, chủ đề c. Thành lập nhóm biên tập, tổng hợp, loại trừ phương án trùng lặp, sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái Tham khảo: Một số tác phẩm Ca dao Hưng Yên (chưa sắp xếp) (1)Con cò mà đậu cành tre (2)Tân Dân một tháng ba mươi sáu trận Ông tây bắn súng cò què một chân chống càn Sáng mai mẹ cõng chợ Bần Xác thù chất đống máu loang đầy đồng Mọi người mới hỏi sao chân cò què Tân Dân thuộc huyện Khoái Châu, Cò rằng cò đậu ngọn tre Hưng Yên. Thời chống Pháp nhân dân Ông tây bắn súng cò què một chân Tân Dân anh dũng chống lại nhiều trận Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  12. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 Bần: Tức Bần Yên Nhân, nay là thị trấn càn, vây giáp của giặc Pháp, gây cho Bần Yên Nhân, Mỹ Hào, Hưng Yên chúng nhiều thiệt hại. Câu cuối cũng có người đọc là: " Ông Tây bắn súng nên chân cò què" (3.) Mấy năm Tự Đức lên ngôi (4.) Đống xương Thiết Trụ, vũng máu Cơm chẳng dính nồi, trẻ khóc như ri Nghi Xuyên -Đê Văn Giang vỡ 12 năm liền ( 1871 - Cây đa Đông Tảo còn in hận thù 1882). Lụt, đói, trộm cướp hoành hành, -Thiết Trụ: Thôn Thiết Trụ, xã Bình nhân dân vô cùng cực khổ. Minh -Nghi Xuyên: Thôn Nghi Xuyên, xã Chí Tân -Đông Tảo (còn gọi là Đông Cảo) xã Đông Cảo -Các xã trên đều thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Những địa danh này ghi đậm tội ác của thực dân Pháp và sáng ngời sự hi sinh anh dũng của quân và dân ta. (5.) Ai vào mảnh đất Đường Hào Cã cô T¸n ThuËt ®µo hµo ®¸nh t©y Cụ Tán Thuật ( 1844 - 1926) người làng Xuân Đào, xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên - lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy ( Gồm vùng Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Giang và Khoái Châu) (6.) Chớ tham đồng bạc con cò (7) Lính vua, lính chúa, lính làng Bỏ cha bỏ mẹ đi phò thằng tây Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra Chuyện đâu có chuyện lạ đời Giá vua bắt lính đàn bà Quan đi theo giặc bắt người lành ngay Để em đi đỡ anh vài bốn năm Ngàn năm nhớ mãi nhục này Lên Bần, xuống Thứa, chợ Dầm Theo Tây được thả, đánh Tây bị tù Quanh đi quanh lại ba năm em về. Bốt Bần ngày thánhg âm u Bần, Thứa, Dầm là các địa điểm xưa có Bốt Bần: ( Thuộc Bần Yên Nhân) xưa, đồn binh của huyện Đường Hào - nay là giặc Tây bắt giam cầm nhiều đồng bào, huyện Mỹ hào Hưng Yên. đồng chí của ta. (8) Thằng Tây súng ngắn, súng (9.)Em là con gái nhà giàu Dân tao: Vồ, gậy, dao bài, câu liêm. Cơm cha, áo mẹ, chạy tàu đi chơi Trường kỳ tao đánh ngày đêm Gia Lâm, Phú Thị chàng ơi Đánh cho mày phải đảo điên tơi bờ Đình Dù là chốn ăn chơi ra vào Văn Giang chẳng phải đất chơi. Lạc Đạo cho tới Xuân Đào Trong ba ga ấy em vào cả ba. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  13. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 Văn Giang là huyện phía bắc tỉnh Hưng Yên Tháng 10 năm Kỉ Mão (979), quyền thần nhà Đinh là Đỗ Thích vì mơ thấy có sao rơi vào miệng mình, cho đó là điềm báo, nên đã giết cả Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn hòng cướp ngôi. Sau đó Đỗ Thích bị Đinh Quốc Công là Nguyễn Bặc bắt được, sai đem chém rồi đập tan xương và cắt thịt chia cho nhân dân ăn. Có một câu ca dao nhắc bóng gió đến sự việc này. (10) Hỡi ai đi ngược về xuôi (12.) Ai về qua xa Tân Dân Nhớ hội Đa Hòa mồng mười tháng hai Có Đinh Ngô tướng, có Văn Chỉ Thờ Mình về đường ấy thì xa Có ông Đồng Quế tế cờ Có về tổng Mễ với ta thì về Có ông Tan Thuật dựng cờ nghĩa Tổng Mễ có ao rửa chân quân Có sông tắm mát, có đình nghỉ ngơi Có bà công chúa Từ Quang Tháng tám thì đi xem bơi Theo ông Nghè tố về làng kết duyên Tháng hai xem rước mình ơi hỡi mình Nhưng ông đã có vợ hiền Bà bèn cắt tóc, trụ thiền quy y Có trạng nguyên Nguyễn Văn Kì Cho nên Văn Chỉ dựng về quê ta. (11).Cái bống đi chợ Cầu Nôm 13. Bình Minh bên dải sông Hồng Sao mày chẳng rủ cái tôm đi cùng Sum suê bóng nhãn mượt đồng đay Cái tôm nổi giận đùng đùng xanh. Nó trôi ra bể lấy chồng lái buôn *Chú thích Gia Lâm: Địa danh nay là một huyện ngoại thành, ở về phía Đông của thành phố Hà Nội. Tại đây nổi tiếng với làng gốm Bát Tràng, đồng thời là quê hương của hai nhân vật trong Tứ Bất Tử: Chử Đồng Tử và Thánh Gióng, cùng với nhiều danh nhân văn hóa - Lịch sử khác: Nguyên phi Ỷ Lan, Ngọc Hân công chúa, Lý Thường Kiệt Phú Thị: Tên Nôm là Sủi, tên Hán Việt là Thổ Lỗi, nay là xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây một làng cổ có từ thời Lý-Trần, quê hương của Nguyên phi Ỷ Lan và thi hào Cao Bá Quát. "Sủi" là một từ Việt cổ, có biến âm là Lỗi (hay Luỗi), nên sau được Hán Việt hóa thành Thổ Lỗi. Tại đây có lễ hội làng Sủi, diễn ra trong ba ngày từ 1 đến 3/3 âm lịch, để tưởng nhớ đến công đức của Nguyên phi Ỷ Lan và Tướng quân Đào Liên Hoa. -Đình Dù: Địa danh nay là một xã thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. -Lạc Đạo: Địa danh nay là một xã thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. -Xuân Đào: Địa danh nay là một thôn thuộc xã Lương Tài, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  14. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 -Đa Hòa: Tên một ngôi đền thuộc thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đền thờ Chử Đồng Tử và là nơi diễn ra lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung vào tháng hai âm lịch hàng năm. -Mễ Sở: Tên một tổng trước 1945, nay thuộc xã Mễ Sở, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Nơi đây nổi tiếng với truyền thuyết Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung, hàng năm đều làm lễ lớn vào tháng hai âm lịch. -Cầu Nôm: Tên một cái chợ ở đầu làng Nôm, xưa thuộc phủ Thuận Yên, trấn Kinh Bắc, nay thôn thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Làng có một cây cầu đá đã 200 tuổi, bắc qua sông Nguyệt Đức, tên là cầu Nôm, có lẽ là nguồn gốc của tên chợ, rồi tên làng. Dân làng ngày xưa có nghề buôn đồng nát. -Lái buôn: Người chuyên nghề buôn bán lớn và buôn bán đường dài. *Ngoại khoá :câu d/9 - Thi vẽ tranh minh hoa cho chủ đề trong ca dao: làng quê, gia đình, - Thi hát dân ca: Cây trúc xinh, Lý cây bông - Thi kiến thức: hiểu biết về ca dao 5. HĐ TÌM TÒI , MỞ RỘNG (dự kiến 5 phút) Phương pháp nêu vấn đề Kĩ thuật động não Năng lực giao tiếp HTHĐ cá nhân/ cộng đồng. GV giao nhiệm vụ: 1.Tham khảo một số câu tục ngữ và sắp xếp vào các nhóm cho phù hợp. Tục ngữ về thiên nhiên Tục ngữ về lao động sản xuất Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa Trời nắng chóng mưa, trời trưa chóng Mít chặt cành, chanh chặt rễ tối Tre già là bà lim Tháng giêng rét đài Tháng hai rét lộc, Tháng ba rét nàng Bân - Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét - Được mùa cau, đau mùa lúa. Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì - Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. mưa. - Trẻ trồng na, già trồng chuối. - Hoẵng kêu trời nắng - Con trâu là đầu cơ nghiệp. - Nai giác, trời mưa . - Muốn ăn thì lăn vào bếp. (Tục ngữ Tày, Nùng) - Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi. Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì - Muốn ăn cá cả phải thả câu dài. mưa. - Tôm chạng vạng, cá rạng đông. - Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  15. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 - Tháng Tám nắng rám quả bồng cơm đứng. - Mưa không qúa Ngọ, gió không quá - Một nghề thì sống, đống nghề thì Mùi chết. - Tháng Ba, bà già chết rét - Một người lo bằng kho người làm - Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì - Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ mưa. - Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng - Đầu năm sương muối, cuối năm gió đỗ. nồm. - Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. - Mưa tháng ba hoa đất, mưa tháng tư - Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng hư đất. đỗ. - Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. 2.Sưu tầm Giàu đâu những kẻ ngủ trưa Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. Kiến đen tha trứng lên cao Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo Thế nào cũng có mưa rào rất to Lợn ăn xong lợn réo lợn gầy. Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi. -Giờ Ngọ từ 11 giờ đến 13 giờ. Giờ Mùi từ 13 giờ dến 15 giờ. Một kinh nghiệm về thời tiết. Muốn cho lúa nảy bông to Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều -Ý muốn nhắn nhủ người trồng lúa cần phải cày sâu và bón phân nhiều và đầy đủ thì cây lúa mới tươi tốt. . Ngày chuẩn bị: 202 TUẦN 19- BÀI 17-TIẾT 75 + 76 TÌM HIỂU VỀ VĂN NGHỊ LUẬN A/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Chỉ ra được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn nghị luận. 2. Kĩ năng -Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo , chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu , kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này. - Kĩ năng sống: +Tư duy sáng tạo:phân tích,bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm văn nghị luận. +Ra quyết định:lựa chọn cách lập luận ,lấy dẫn chứng khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  16. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 3. Thái độ ,phẩm chất - Chỉ ra được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn nghị luận - Phẩm chất: tự tin, tự chủ, trách nhiệm, yêu thương 4. Năng lực cần hình thành -Năng lực : + Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. + Chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ. B/ CHUẨN BỊ 1. Học sinh: Sưu tầm những văn bản nghị luận ; Tìm hiểu sách báo; qua internet - Bảng phụ, bút màu 2. Giáo viên: Phiếu học tập GV đọc một bài phê bình ngắn cho học sinh làm quen. - Chỉ ra một số bài nghị luận trên báo cho học sinh thấy. C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY -Ngày dạy: .202 - lớp 7B - tiết 75+76 Phân chia tiết dạy: -Tiết 75: Từ đầu đến nhu cầu nghị luận -Tiết 76: Tiếp đến hết. D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp nêu vấn đề Kĩ thuật động não Năng lực giao tiếp HTHĐ cá nhân GV giao nhiệm vụ: -Cho tình huống sau: 1.Sở thích của em là gì? Vì sao em có sở thích đó? 2.Để trả lời câu hỏi này em có vận dụng được các kiểu bài mà em đã học vào được không? 2. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (dự kiến 35 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  17. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 Phương pháp nêu vấn đề 1.Nhu cầu nghị luận Kĩ thuật động não Năng lực hợp tác HTHĐ cặp đôi KNS nhận thức, ra quyết định. GV giao nhiệm vụ(10’) 1.Trong đời sống em có thường gặp các vấn đề này không?Lấy ví dụ tương tự -Vì sao em đi học? a.Vd: - Vì sao con người cần có bạn? - Vì sao em đi học? - Thế nào là sống đẹp? - Vì sao con người cần có bạn? -Hút thuốc lá có lợi hay hại? - Thế nào là sống đẹp? 2. Trả lời các câu hỏi đó bằng kiểu văn -Hút thuốc lá có lợi hay hại? bản nào? (tự sự, miêu tả, biểu cảm b. Các câu hỏi trên không trả lời được được không?) Vì sao? bằng các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, 3. Hàng ngày trên báo chí, đài phát biểu cảm. thanh em gặp kiểu văn bản nào? Kể tên ->Cần trả lời bằng lí lẽ, dẫn chứng -> Đặc trưng của văn bản nghị luận. c. Các loại văn bản nghị luận - xã luận - bình luận - phát biểu ý kiến Vd: - nêu gương sáng trong học tập, lao động -Vi phạm luật sử dụng đất -Bình luận bóng đá -Xã luận 20/11 -Chương trình thời sự trên vô tuyến. -Cuốn tạp chí văn học KL:Trong đời sống ta thường gặp nhiều văn bản nghị luận dưới dạng là một ý kiến nêu trong cuộc họp các bài xã luận, bình luận. GV: Để trả lời câu hỏi: Thế nào là sống đẹp ta có thể kể một câu chuyện, hoặc một vài tấm gương sống đẹp mà ta biết, cũng có thể nêu những cảm nghĩ về những con người. Nhưng dù thế nào với ba kiểu văn bản trên người nghe khó có thể hình dung Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền
  18. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 7 Năm học 2021 – 2022 một cách đầy đủ và thấu đáo thế nào là một cuộc sống đẹp. Chỉ có văn bản nghị luận mới làm được điều này một cách triệt để. VD: -Sống là gì? -Đẹp là gì? -Sống đẹp là sống như thế nào? -Sống đẹp là sống vì mục đích như thế nào? -Sống đẹp khác với sống không đẹp như thế nào? -> Để trả lời những câu hỏi đó người viết cần phải vận dụng vốn kiến thức, vốn sống của mình, lại phải biết cách lập luận, lí lẽ, nêu những dẫn chững xác thực khiến người đọc người nghe hiểu rõ đồng tình và tin tưởng. -KNS: Nhận thức, ra quyết định. + Khói thuốc lá có hại=>ho lao=> Khó thuyết phục(vì nhiều người vẫn hút) + Cái hại không thấy ngay => phải phân tích số liệu mới thấy. ? Tìm một vài câu hỏi như trên. - Làm thế nào để học giỏi môn Ngữ văn, Toán, Lý, Hoá. - Vì sao con cái phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ. -Vì sao phải giữ cho trái đất xanh, sạch, đẹp. -Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra. Vì + Tự sự: tự thuật, kể chuyện dù đời thường hay tưởng tượng dù hấp dẫn sinh động đến đâu vẫn mang tính cụ thể - hình ảnh, chưa có sức khái quát thuyết phục người đọc, người nghe +Miêu tả: dựng lại chân dung cảnh, người, vật, sự vật, sinh vật +Biểu cảm: chủ yếu là cảm xúc, tình cảm mang nặng tính chủ quan. Đoàn Thị Thu Phương Trường TH – THCS Ngô Quyền