Giáo án Ngữ văn Lớp 7 theo CV5512 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

docx 26 trang ngohien 21/10/2022 4940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 theo CV5512 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_theo_cv5512_tuan_19_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 theo CV5512 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

  1. TUẦN 19 Ngày soạn: 05/01/2021 TIẾT: 72 Ngày dạy: 13/01/2021 Văn bản: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Khái niệm tục ngữ. - Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lý và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học. 2. Năng lực: - Phát triển năng lực đọc- hiểu văn bản, năng lực cảm thụ văn học, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ để HS nắm được nội dung những tục ngữ. - Rèn luyện năng lực phân tích phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên,về thời tiết, về cách lao động sản xuất của nhân dân ta thời xưa. 3. Phẩm chất: - Có hiểu biết về kho tàng tri thức được tích hợp trong tục ngữ. - Yêu mến, trân trọng những kinh nghiệm quý báu của ông cha ta để lại. - Vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ. II. Thiết bị, học liệu dạy học - Giáo án/thiết kế bài học - Sách giáo khoa - Các slides trình chiếu, các video clip (nếu có) - Các phiếu học tập, tranh ảnh minh họa III. Tiến trình dạy học 1. HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu/ Nhiệm vụ học tập a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/ vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập. b. Nội dung: Tìm và đọc các câu tục ngữ liên quan đến thời tiết c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức hoạt động: GV tổ chức hoạt động nhóm, sử dụng các phương pháp/kĩ thuật dạy học đàm thoại, nêu vấn đề. - Nhiệm vụ: Tìm và đọc các câu tục ngữ liên quan đến thời tiết. + Thực hiện trò chơi “Đố vui” + Luật chơi: Mỗi đội có 5 hs tham gia trong vòng 2 phút 2 đội lần lượt đọc các câu tục ngữ theo đúng chủ đề. - Thời gian: 2 phút - Sản phẩm: Các câu tục ngữ về thời tiết. * Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + lập đội chơi + chuẩn bị tinh thần thi đấu. + thực hiện trò chơi theo đúng luật.
  2. * Giáo viên: - Tổ chức cho hs chơi trò chơi. - Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh. - Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 2 đội lần lượt trình bày các câu tục ngữ theo đúng chủ đề. Hết thời gian thì dừng lại. - Học sinh mỗi đội thống kê và báo cáo số lượng câu tục ngữ đã đọc được trong thời gian quy định - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá: + tinh thần, ý thức hoạt động học tập. + kết quả làm việc. + bổ sung thêm nội dung (nếu cần). => Vào bài: Như các em vừa thấy có rất nhiều câu tục ngữ nêu kinh nghiệm về thời tiết. Vậy kho tàng tục ngữ với số lượng lớn sẽ là cả một kho kinh nghiệm mà dân gian xưa đã đúc kết. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu giá trị của tục ngữ. Cụ thể hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. 2. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. a. Mục tiêu: HS có được tri thức nền (những hiểu biết khái quát về khái niệm tục ngữ). Thông qua việc thực hiện hệ thống câu hỏi, bài tập HS khám phá những giá trị về nội dung chủ đề tục ngữ nói chung của văn bản nói riêng. b. Nội dung: HS đọc hiểu phần Chú thích trong SGK, đọc văn bản, thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV để tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của VB. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập, sản phẩm đã chuẩn bị d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CÁCH THỨC TỔ CHỨC Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm tục 1. Chuyển giao nhiệm vụ ngữ (2 phút) - Giáo viên yêu cầu: Đọc phần chú thích Kết quả dự kiến: và cho biết: Tục ngữ là gì? Với đặc điểm I. Tìm hiểu chung: như vậy, tục ngữ có tác dụng gì? 1. Khái niệm: - Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện. 2.Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Đọc, suy nghĩ, trình bày - Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày. - Tục: Là thói quen lâu đời - Ngữ: Lời nói => là lời nói đúc kết thói quen lâu đời được mọi người công nhận. - Làm cho lời ăn tiếng nói thêm hay, sinh động. 3. Báo cáo kết quả: - Học sinh trình bày miệng ý kiến của
  3. mình. - Học sinh khác bổ sung. 4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV bổ sung, nhấn mạnh: + Về hình thức: tục ngữ là một câu nói - Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn diễn đạt một ý trọn vẹn có đặc điểm ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc gọn, kết cấu bền vững có hình ảnh, nhịp kết những bài học của nhân dân về: điệu + Quy luật của thiên nhiên. + Về nội dung: diễn đạt kinh nghiệm, + Kinh nghiệm lao động sản xuất. cách nhìn nhận của nhân dân về tự nhiên, + Kinh nghiệm về con người và xã hội. lđ, sx, con người, xã hội Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.Vì thế tục ngữ còn được gọi là túi khôn của nhân dân - Có nhiều câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen, một số câu có cả nghĩa bóng. Nhiệm vụ 2. Bước 1: II. Đọc văn bản Hướng dẫn HS cách đọc một câu tục ngữ, Kết quả dự kiến: Bài đọc của học sinh. hiểu được ngữ nghĩa cụ thể của mỗi câu tục ngữ và những đề tài cụ thể của tục ngữ - Chú ý giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 câu. - GV đọc một lượt sau đó cho một số HS đọc lại. - GV hướng dẫn HS cách đọc, giải thích nghĩa của những từ ngữ quan trọng. - HS giải thích -> lắng nghe -> hiểu nghĩa từ. Bước 2: Chia bố cục + Từ câu 1 đến 4: Những câu tục ngữ về Phương pháp: Thảo luận nhóm thiên nhiên. - Phương thức thực hiện: + Từ câu 5 đến 8: Những câu tục ngữ về + Hoạt động cá nhân lao động sản xuất. + Hoạt động nhóm + Hoạt động chung cả lớp - Sản phẩm hoạt động: Chia bố cục văn bản trên phiếu học tập. - Tiến trình: 1. Chuyển giao nhiệm vụ
  4. - Giáo viên yêu cầu: Ta có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó? - Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện. 2.Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Làm việc cá nhân -> Thảo luận nhóm -> thống nhất ý kiến - Giáo viên: Quan sát, động viên, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. - 8 câu tục ngữ trong bài chia làm 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 4 câu. 3. Báo cáo kết quả: - Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả. - Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 1 hoặc 2 nhóm lên trình bày kết quả. - Học sinh nhóm khác bổ sung. 4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng GV chốt: Hai đề tài trên có điểm nào gần gũi mà có thể gộp vào một văn bản? - Hai đề tài có liên quan: thiên nhiên có liên quan đến sản xuất, nhất là trồng trọt, chăn nuôi. Các câu đều được cấu tạo ngắn gọn, có vần, nhịp, đều do dân gian sáng tạo và truyền miệng. Nhiệm vụ 3. Đọc và phân tích văn bản. Kết quả dự kiến: Bước 1: Tìm hiểu những câu tục ngữ về III. Tìm hiểu văn bản thiên nhiên. 1.Những câu tục ngữ về thiên nhiên - Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về a. Câu 1: thiên nhiên - Nghệ thuật: đối, hiệp vần lưng, nói quá - Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận - Nội dung: nhấn mạnh (Đêm tháng năm nhóm rất ngắn và ngày tháng mười cũng rất Cách tiến hành: ngắn.) Ý nói: Mùa hè đêm ngắn, ngày + Hoạt động cá nhân dài; mùa đông đêm dài, ngày ngắn. + Hoạt động nhóm - Áp dụng thực tế: Sử dụng thời gian - Sản phẩm hoạt động: Nội dung, nghệ trong cuộc sống sao cho hợp lí. Lịch làm thuật của nhóm các câu tục ngữ về thiên
  5. việc mùa hè khác mùa đông. nhiên - Tiến trình: b. Câu 2: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Nghệ thuật: đối xứng, gieo vần lưng - Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về - Nội dung: Đêm có nhiều sao thì ngày thiên nhiên đúc kết những kinh nghiệm hôm sau sẽ nắng, đêm không có sao hoặc gì?Em có nhận xét gì về các biện pháp ít sao thì ngày hôm sau sẽ mưa. nghệ thuật được sử dụng trong các câu - Áp dụng thực tế: Trông sao, dự báo thời đó? Trong thực tế những câu tục ngữ này tiết. Biết thời tiết để chủ động bố trí công được áp dụng như thế nào việc ngày hôm sau. - Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe yêu cầu c. Câu 3: và thực hiện. - Nghệ thuật ẩn dụ 2. Thực hiện nhiệm vụ: Khi chân trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ - Học sinh: Làm việc cá nhân thảo luận gà thì sắp có gió bão lớn. nhóm->thống nhất ý kiến - Áp dụng: Hiện nay khoa học đã cho - Giáo viên: Quan sát ,hỗ trợ học sinh nếu phép con người dự báo bão khá chính cần xác. Ở vùng sâu, vùng xa, phương tiện 3. Báo cáo sản phẩm thông tin hạn chế thì kinh nghiệm đoán - Giáo viên gọi đại diện 1-2 nhóm lên bão của dân gian qua câu tục ngữ vẫn còn trình bày bằng phiếu học tập có tác dụng. - Học sinh các nhóm khác bổ sung. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, đánh giá. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Giáo viên chốt kiến thức. GV chốt, chuyển: Bốn câu tục ngữ trên đều có điểm chung là đúc kết những kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt của đất nước ta. Ngoài ra nhân dân ta còn đúc kết những kinh nghiệm trong lao động sản xuất. 2. Tục ngữ về lao động sản xuất: Bước 2: Tìm hiểu những câu tục ngữ về lao động sản xuất. - Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về lao động sản xuất. Cách tiến hành: - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu trước ở nhà. - Sản phẩm hoạt động: Nội dung, nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về lao động sản xuất. - Tiến trình: 1. Chuyển giao nhiệm vụ
  6. - Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về lao động sản xuất đúc kết những kinh nghiệm gì?Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó?ý nghĩa của mỗi kinh nghiệm. -Học sinh tiếp nhận: Thực hiện ở nhà. 2. Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh:Thảo luận trong nhóm->thống nhất ý kiến chỉnh sửa sản phẩm nếu cần. a. Câu 5: - Giáo viên: Quan sát ,hỗ trợ học sinh nếu - Nghệ thuật: so sánh cần. - Nội dung: Đề cao vai trò, giá trị của 3.Báo cáo sản phẩm đất Đất quý như vàng. - Giáo viên gọi đại diện 1-2 nhóm lên - Ý nghĩa: con người sử dụng đất phải trình bày. hiệu quả, không nên lãng phí đất. - Học sinh các nhóm khác bổ sung. b. Câu 8: 4. Đánh giá kết quả - Kinh nghiệm: Trồng trọt đúng thời vụ - Học sinh nhận xét, đánh giá. và làm đất kĩ lưỡng năng suất sẽ bội thu - Giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần - Nghệ thuật: Kết cấu cân xứng, vần lưng. chuẩn bị ở nhà của các nhóm. -Áp dụng: Trồng trọt phải đúng thời vụ. Giáo viên chốt kiến thức. Nhiệm vụ 4. hướng dẫn học sinh tổng - Giúp học sinh khái quát được những nét kết đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản IV. Tổng kết - Phương pháp: Học sinh hoạt động cá 1. Nghệ thuật nhân. - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô Cách tiến hành: đọng. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên - Sử dụng kết cấu diễn đạt theo lối đối yêu cầu xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử -Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học cần thiết. sinh - Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ Tiến trình: vận dụng. 1. Chuyển giao nhiệm vụ 2. Ý nghĩa: - GV yêu cầu: Khái quát những nét đặc Các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao sắc về ý nghĩa và nghệ thuật của các câu động sản xuất là những bài học quý giá tục ngữ? của nhân dân ta. - Học sinh lắng nghe yêu cầu 2. Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Suy nghĩ làm việc cá nhân - Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét câu trả lời của học sinh 3. Báo cáo sản phẩm - Giáo viên gọi học sinh trả lời - Học sinh khác bổ sung 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, đánh giá
  7. - Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức ghi bảng - HS đọc ghi nhớ. 3. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập. b) Nội dung hoạt động: - Học sinh tìm thêm các câu tục ngữ khác cùng chủ đề. c) Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của hs. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động Cách thức tổ chức - Dự kiến sản phẩm: Học sinh hoạt động cặp đôi - Chuồn chuồn bay thấp Sản phẩm: Các câu tục ngữ học sinh tìm được. thì râm. Tiến trình - Cầu vồng cụt không lụt thì 1. GV chuyển giao nhiệm vụ mưa. - GV nêu yêu cầu: Em hãy tìm thêm những câu tục - Trời đang nắng cỏ gà trắng ngữ về thiên nhiên mà em biết hoặc sưu tầm? thì mưa - HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu. - Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì 2.Thực hiện nhiệm vụ mưa - HS trao đổi cặp đôi, thống nhất lựa chọn. - Chớp đông nhay nháy gà - GV lắng nghe. gáy thì mưa 3. Báo cáo sản phẩm - GV gọi các cặp đôi trình bày. - Các cặp khác nhận xét bổ sung. 4. Đánh giá kết quả - Giáo viên nhận xét, cho điểm. 4. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế. Giúp HS phát triển năng lực vận dụng các câu tục ngữ đã học vào trong giao tiếp hàng ngày. b) Nội dung: - Dùng các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trong lời ăn tiếng nói. c) Sản phẩm học tập: Các câu văn học sinh nói và viết. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động Cách thức tổ chức Dự kiến sản phẩm: GV yêu cầu HS: Em hãy đặt câu có sử dụng một trong - Ông cha ta luôn nhắc những câu tục ngữ vừa học? nhở: tấc đất tấc vàng. - Hs suy nghĩ, trả lời, GV nhận xét và sửa chữa, bổ sung. - Mai đi học con phải - Em hãy sưu tầm những câu tục ngữ về lao động sản
  8. mang áo mưa vì mau sao xuất? thì nắng vắng sao thì mưa. GV yêu cầu HS trình bày vào tiết học sau. - Dự kiến sản phẩm: - Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu . - Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân. - Tốt lúa, tốt má, tốt mạ, tốt giống - Một lượt tát, một bát cơm. - Tháng hai trồng cà tháng ba trồng đỗ. - Bao giờ đom đóm bay ra/ Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn. TUẦN 19 Ngày soạn: 08/01/2021 TIẾT: 73 Ngày dạy: 13/01/2021 Văn bản: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Nội dung ý nghĩa về con người và xã hội. - Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b. Năng lực chuyên biệt: - Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ. - Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống. - Sử dụng tục ngữ đúng ngữ cảnh trong giao tiếp. 3. Phẩm chất: Yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại và vận dụng vào cuộc sống thường ngày. II. Thiết bị, học liệu dạy học - Giáo án/thiết kế bài học - Sách giáo khoa - Các slides trình chiếu, các video clip (nếu có) - Các phiếu học tập, tranh ảnh minh họa III. Tiến trình dạy học 1. HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu/ Nhiệm vụ học tập a. Mục tiêu:
  9. Tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/ vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập. b. Nội dung: Tìm và đọc các câu tục ngữ liên quan đến con người hoặc xã hội. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức hoạt động: GV tổ chức hoạt động nhóm, sử dụng các phương pháp/kĩ thuật dạy học đàm thoại, nêu vấn đề. 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Nhiệm vụ: Tìm và đọc các câu tục ngữ liên quan đến con người hoặc xã hội mà em đã biết, giải nghĩa sơ lược. - Phương án thực hiện: + Thực hiện trò chơi “Đố vui” + Luật chơi: Mỗi đội có 3 hs tham gia trong vòng 2 phút 2 đội lần lượt đọc các câu tục ngữ theo đúng chủ đề. - Thời gian: 2 phút - Sản phẩm: Các câu tục ngữ về con người và xã hội. 2. Thực hiện nhiệm vụ: * Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + lập đội chơi + chuẩn bị tinh thần thi đấu + thực hiện trò chơi theo đúng luật * Giáo viên: - Tổ chức cho hs chơi trò chơi - Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh - Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 2 đội lần lượt trình bày các câu tục ngữ theo đúng chủ đề. Hết tg thì dừng lại 3. Báo cáo kết quả: - Học sinh mỗi đỗi thống kê và báo cáo số lượng câu tục ngữ đã đọc được trong thời gian quy định 4. Nhận xét, đánh giá: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá: + tinh thần, ý thức hoạt động học tập + kết quả làm việc + bổ sung thêm nội dung (nếu cần) => Vào bài: Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân qua bao đời. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. Dưới hình thức những nhận xét, lời khuyên nhủ, tục ngữ truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích, vô giá trong cách nhìn nhận giá trị con người, trong cách học, cách sống và cách ứng xử hàng ngày 2. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới.
  10. a. Mục tiêu: HS có được tri thức nền (những hiểu biết khái quát về khái niệm tục ngữ). Thông qua việc thực hiện hệ thống câu hỏi, bài tập HS khám phá những giá trị về nội dung chủ đề tục ngữ nói chung của văn bản nói riêng. b. Nội dung: HS đọc hiểu phần Chú thích trong SGK, đọc văn bản, thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV để tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của VB. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập, sản phẩm đã chuẩn bị d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CÁCH THỨC TỔ CHỨC Nhiệm vụ 1 HĐ 1: Tìm hiểu chung (5 phút) I. Đọc văn bản Bước 1: Kết quả dự kiến: Bài đọc của học sinh. Hướng dẫn HS cách đọc một câu tục ngữ, hiểu được ngữ nghĩa cụ thể của mỗi câu tục ngữ và những đề tài cụ thể của tục ngữ - Chú ý giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 câu. - GV đọc một lượt sau đó cho một số HS đọc lại. - GV hướng dẫn HS cách đọc, giải thích nghĩa của những từ ngữ quan trọng. - HS giải thích -> lắng nghe -> hiểu nghĩa từ. Bước 2: Chia bố cục Phương pháp: Thảo luận nhóm - Phương thức thực hiện: + Hoạt động cá nhân + Hoạt động nhóm + Hoạt động chung cả lớp - Sản phẩm hoạt động: Chia bố cục văn bản trên phiếu học tập. 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Tục ngữ về con người và xã hội NV1: Nội dung cơ bản của các câu tục * Bố cục: 3 nhóm ngữ trong văn bản là gì? NV2: Ta có thể chia các câu tục ngữ + Tục ngữ về phẩm chất con người (câu trong bài thành mấy nhóm? 1 -> 3) - HS giải thích. Hs hoạt động nhóm + Tục ngữ về học tập, tu dưỡng (câu 4 -> nhanh. 2. Thực hiện nhiệm vụ 6) - Học sinh: + Tục ngữ về quan hệ ứng xử (câu 7-> NV1: Trình bày ý kiến cá nhân 9). NV2: Hoạt động nhóm và trình bày - Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện từng NV.
  11. - Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày. - Dự kiến sản phẩm: + NV1: - Tục ngữ về con người và xã hội + NV2: Chia 3 nhóm. 3. Báo cáo kết quả: NV1: - Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình - Học sinh khác bổ sung NV2: Đại diện nhóm trình bày 4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung: => Những bài học kinh nghiệm về con người và xã hội là một nội dung quan trọng của tục ngữ. Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu - Mục tiêu: Giúp học sinh Tìm hiểu cụ thể nội dung tục ngữ nội dung, ý nghĩa, cách vận dụng từng II. Tìm hiểu văn bản câu tục ngữ 1. Tục ngữ về phẩm chất con người: - Phương pháp: Dạy học nhóm kết hợp vấn đáp, thuyết trình. - Phương thức thực hiện: + Hoạt động cá nhân. + Hoạt động nhóm. + Hoạt động chung cả lớp. - Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm. - Phương án kiểm tra, đánh giá. + Học sinh tự đánh giá. + Học sinh đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá. - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu Hs hoạt động theo nhóm trên phiếu học tập tìm hiểu các câu tục ngữ theo 3 nhóm nội dung: + Tục ngữ về phẩm chất con người (câu 1, 3) + Tục ngữ về học tập tu dưỡng (câu 5) + Tục ngữ về quan hệ ứng xử (câu 8,9). - Cách làm: theo gợi ý trong phiếu học tập: + biện pháp nghệ thuật trong mỗi câu? + giải nghĩa mỗi câu? + nêu ý nghĩa hoặc cách vận dụng nó?
  12. 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Câu 1: + Bước 1: Hoạt động các nhân - so sánh, hoán dụ, đối lập + Bước 2: Tập hợp ý kiến, thống nhất -> Khẳng định tư tưởng coi trọng giá trị theo nhóm của con người. - Em hiểu "mặt người", "mặt của" là gì? Hs giải thích. Câu tục ngữ có sử dụng những biện pháp tu từ gì? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó ? - HS trả lời Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể: của là của cải vật chất, mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. ->Tạo điểm nhấn sinh động về từ ngữ và nhịp điệu. Câu tục ngữ có ý nghĩa gì? => Khẳng định sự quí giá của người so với của. Câu tục ngữ cho ta kinh nghiệm gì? HS trả lời: Người quí hơn của. Câu tục ngữ này có thể ứng dụng trong những trường hợp nào ? - Phê phán những trường hợp coi của hơn người hay an ủi động viên những trường hợp “của đi thay người”. - Nêu quan niệm cũ về việc sinh nhiều con Em còn biết câu tục ngữ nào đề cao giá trị con người nữa không? - Người ta là hoa đất. - Người sống đống vàng. Câu 3: Câu TN : Đói cho sạch, rách cho thơm. Các từ: Đói-sạch, rách-thơm được dùng với nghĩa như thế nào? - Đói - rách là cách nói khái quát về cuộc sống khổ cực, thiếu thốn; sạch - thơm là chỉ phẩm giá trong sáng tốt đẹp mà con người cần phải giữ gìn. Hình thức của câu tục ngữ có gì đặc biệt? Tác dụng của hình thức này là gì ? - Có vần, có đối - Có vần, có đối –> làm cho câu tục ngữ -> khuyên người ta dù đói khổ, thiếu cân đối, dễ thuộc, dễ nhớ. thốn cần giữ lối sống trong sạch không Câu tục ngữ có nghĩa như thế nào? (Gv
  13. làm việc xấu xa; Cần giữ gìn phẩm giá giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng) trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán - Nghĩa đen: dù đói vẫn phải ăn uống sạch rẻ lương tâm, đạo đức. sẽ, dù quần áo rách vẫn giữ cho sạch, cho - Giáo dục con người lòng tự trọng biết thơm. vươn lên trên hoàn cảnh - Nghĩa bóng: dù nghèo khổ thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch; không phải vì nghèo khổ mà làm bừa, phạm tội. Câu tục ngữ cho ta bài học gì ? - Tự nhủ, tự răn bản thân; nhắc nhở người khác phải có lòng tự trọng. Trong dân gian còn có những câu tục ngữ nào đồng nghĩa với câu tục ngữ này? - Chết trong còn hơn sống đục; - Giấy rách phải giữ lấy lề 2. Tục ngữ về học tập, tu dưỡng Câu 5: Không thầy đố mày làm nên. HS đọc câu 5: Câu này có nội dung gì? Hs trả lời. - Ý nghĩa: Không có thầy dạy bảo sẽ Bài học nào được rút ra từ kinh nghiệm không làm được việc gì thành công. đó? Khẳng định vai trò và công ơn của - Phải tìm thầy giỏi mới có cơ hội thành thầy. đạt; Không được quên công ơn của thầy. 3. Tục ngữ về quan hệ ứng xử HS đọc câu 8,9. Câu 8: - Giải nghĩa từ: quả, cây, kẻ trồng cây? Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Quả là hoa quả; cây là cây trồng sinh ra hoa quả; kẻ trồng cây là người trồng trọt, chăm sóc cây để cây ra hoa kết trái. - Nghĩa của câu tục ngữ là gì? (Nghĩa đen, nghĩa bóng). - Nghĩa đen: hoa quả ta dùng đều do công - Khi được hưởng thụ thành quả nào thì sức người trồng, vì vậy ta phải nhớ ơn họ. ta phải nhớ đến công ơn của người đã Nghĩa bóng: cần trân trọng sức lao động gây dựng nên thành quả đó. của con người, không được lãng phí. Biết ơn người đi trước, không được phản bội quá khứ. - Câu tục ngữ được sử dụng trong những hoàn cảnh nào ? - Thể hiện tình cảm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ; của học trò đối với thầy cô giáo. Lòng biết ơn của nhân dân đối với các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu hi sinh dể bảo vệ đất nước. - Liên hệ? - Uống nước nhớ nguồn. Câu 9: Một cây làm chẳng nên non HS đọc câu 9: Nghĩa của câu 9 là gì?
  14. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - Một cây đơn lẻ không làm thành rừng núi; nhiều cây gộp lại thành rừng rậm, núi cao. - Chia rẽ thì yếu, đoàn kết thì mạnh; một Câu tục ngữ cho ta bài học kinh nghiệm người không thể làm nên việc lớn, nhiều gì ? người hợp sức lại sẽ giải quyết được - HS trả lời (Tránh lối sống cá nhân; cần những khó khăn trở ngại dù là to lớn. có tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc). - Gv: Hướng dẫn Hs thực hiện nhiệm vụ - Quan sát, động viên, hỗ trợ các nhóm thực hiện nhiệm vụ. - Dự kiến sản phẩm: Phiếu học tập hoàn chỉnh. 3. Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm 1 trình bày câu 1,3 - Đại diện nhóm 2 trình bày câu 5 - Đại diện nhóm 3 trình bày câu 8,9 => Các nhóm khác lắng nghe 4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung: -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Nhiệm vụ 3: Hướng dẫn Hs tổng kết Về hình thức những câu tục ngữ này có gì III. Tổng kết đặc biệt? 1. Nghệ thuật - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc; - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, đúc, phép ẩn dụ, so sánh, đối, điệp từ điệp từ, ngữ ; Tạo vần, nhịp cho câu văn - Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ dễ nhớ, dễ vận dụng. vận dụng. Năm câu tục ngữ trong bài đã cho ta hiểu 2. Ý nghĩa gì về quan điểm của người xưa? Không ít câu tục ngữ là những kinh - Không ít câu tục ngữ là những kinh nghiệm quý báu của nhân dân về cách nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế. sống, cách đối nhân, xử thế. - HS đọc ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP: (5 phút) a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập. b) Nội dung hoạt động: - Học sinh tìm thêm các câu tục ngữ khác cùng chủ đề. c) Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của hs. d) Tổ chức thực hiện:
  15. HOẠT ĐỘNG CÁCH THỨC TỔ CHỨC - Dự kiến sản phẩm: * Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ Bài làm của Hs. - Gv giao nhiệm vụ: Trình bày cảm nhận của em về một trong số các câu tục ngữ mà em vừa học một cách ngắn gọn? - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Trình bày trên giấy nháp - Giáo viên: Giáo viên quan sát, động viên học sinh - Dự kiến sản phẩm: Một đoạn văn nêu đủ nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của một câu tục ngữ. * Báo cáo kết quả Giáo viện gọi 2 đến 3 học sinh trình bày trước lớp. * Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh yêu cầu GV yêu cầu Hs về nhà làm bài tập trong sgk. Nộp bài vào tiết sau. Một số gợi ý làm bài tập trong SGK và Vở BTNV 7 Bài tập 3.* Câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết: – Không thầy đố mày làm nên. – Học thầy không tày học bạn. Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. Bài tập 4. Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ: * Diễn đạt bằng so sánh: – Một mặt người bằng mười mặt của. – Học thầy không tày học bạn. – Thương người như thể thương thân. Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt. Trong câu thứ nhất, so sánh "bằng", hai âm "ươi" (người mười) vần và đối nhau qua từ so sánh. Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, dân gian so sánh "tày", vần với âm "ay" trong vế đưa ra so sánh (thầy). Câu thứ ba dùng phép so sánh "như". Các cách sử dụng đó có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng. * Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. – Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả – cây nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ, sinh thành Tương tự như vậy, cây và non chuyển sang nghĩa một cá nhân và việc lớn, việc khó là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu. * Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:
  16. – Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người). – Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung); sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp. – Ăn, nói, gói, mở ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung. – Quả, kẻ trồng cây, cây, non cũng là những từ có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3. Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp. 4. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế. Giúp HS phát triển năng lực vận dụng các câu tục ngữ đã học vào trong giao tiếp hàng ngày. b) Nội dung: - Dùng các câu tục ngữ về con người và xã hội vào trong lời ăn tiếng nói. c) Sản phẩm học tập: Các câu tục ngữ học sinh sưu tầm được. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động Cách thức tổ chức - Vẽ tranh minh họa cho GV yêu cầu HS chọn thực hiện một trong 3 yêu cầu câu tục ngữ mà em yêu trên. HS tiếp nhận nhiệm vụ. thích nhất. - Hs suy nghĩ, trả lời, GV nhận xét và sửa chữa, bổ sung. - Sưu tầm các câu tục ngữ - Em hãy sưu tầm những câu tục ngữ về lao động sản gần nghĩa, trái nghĩa. xuất? - Đọc và tìm hiểu ý nghĩa GV yêu cầu HS trình bày vào tiết học sau. các câu tục ngữ đọc thêm. * Dự kiến sản phẩm: - “Người sống hơn đống vàng” - “Lấy của che thân không ai lấy thân che của”. - Đền ơn đáp nghĩa. TUẦN 19 Ngày soạn: 08/01/2021 TIẾT: 74 Ngày dạy: 14/01/2021 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Văn và Tập làm văn) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
  17. - Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương. 2. Năng lực: Phát triển năng lực đọc- hiểu văn bản, năng lực cảm thụ văn học, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ để HS sưu tầm được những tục ngữ, ca dao thường dùng ở địa phương. - Lưu ý: Bài tập này vừa có tính chất văn vừa có tính chất tập làm văn. Về văn, các em biết phân biệt ca dao, tục ngữ. Về TLV, các em biết cách sắp xếp, tổ chức một văn bản sưu tầm. 3. Phẩm chất: Tăng hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình;trau dồi vốn văn hoá dân gian địa phương. II. Thiết bị, học liệu dạy học - Giáo án/thiết kế bài học - Sách giáo khoa - Các slides trình chiếu, các video clip (nếu có) - Các bài sưu tầm từ trước. III. Tiến trình dạy học 1. HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu/ Nhiệm vụ học tập a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/ vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập. b. Nội dung: Tìm và đọc các câu tục ngữ, ca dao ở địa phương. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức hoạt động: GV tổ chức hoạt động nhóm, sử dụng các phương pháp/kĩ thuật dạy học đàm thoại, nêu vấn đề. 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Nhiệm vụ: Em hiểu gì về tục ngữ: - Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. - Phương án thực hiện: + HS thảo luận nhóm + Thời gian: 2 phút - Dự kiến sản phẩm: Câu ca dao trên có ý 2. Thực hiện nhiệm vụ: - Hs: Hoạt động cá nhân-> thảo luận. - Gv quan sát, động viên ghi nhận kết quả của học sinh. 3. Báo cáo kết quả: - Học sinh 1->2 nhóm báo cáo. Các nhóm khác bổ sung. 4. Nhận xét, đánh giá: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá: => Vào bài: Từ câu ca dao trên ta thấy rất nhiều việc, nhiều hiện tượng được đi vào ca dao tục ngữ. Vậy để rèn luyện đức tính kiên trì, rèn thói quen học hỏi, đọc sách, ghi chép, thu lượm và có ý thức rèn luyện tính khoa học. Bài hôm nay chúng ta sẽ sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ.