Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Phong (Có hướng dẫn chấm)

docx 4 trang ngohien 6140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Phong (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_2021_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Phong (Có hướng dẫn chấm)

  1. UBND HUYỆN KIẾN THỤY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II -LỚP 7 TRƯỜNG THCS TÂN PHONG Năm học 2020-2021 V7– CKII –2021 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút Họ tên người ra đề: Đỗ Thị Thắm. MA TRẬN Mức độ Nhận biết - 2,0đ Thông hiểu - 2,0đ Vận dụng – 6,0đ Tổng Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Chủ đề nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm Rút ra thông điệp/bài học từ - Chỉ ra xuất xứ, nội dung, Hiểu được tác dụng/hiệu quả đoạn trích (hoặc văn bản Chủ đề hoàn cảnh ra đời của đoạn của việc sử dụng biện pháp chứa đoạn trích) và giải 1: trích (hoặc văn bản chứa tu từ trong đoạn trích thích lí do chọn thông Văn bản đoạn trích) 4 5.0 nghị luận điệp/bài học đó. 2 2.0 1 2.0 1 1.0 Chủ đề Viết bài văn nghị luận giải 2: Làm thích. 1 5.0 văn nghị 1 5.0 luận 2 2.0 1 2.0 2 6.0 5 10 Tổng 100 20% 20% 60% %
  2. ĐỀ BÀI. I. Đọc – hiểu (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng,có tiếc thương ai oán Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.” (Trích Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1 (1,0 đ): Nêu xuất xứ của đoạn trích trên? Câu 2 (1,0 đ): Chỉ ra nội dung chính và xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn ? Câu 3 (2,0 đ): Trong câu văn “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 4 (1,0 đ): Qua đoạn trích trên em rút ra được bài học gì? II. Làm văn (5 điểm) Câu 5: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”. C.HƯỚNG DẪN CHẤM. Phần I (5,0 điểm) Câu Gợi ý/ Đáp án Điểm 1 - Văn bản: Ca Huế trên sông Hương 0,5 - Tác giả: Hà ánh Minh. 0,5 2 - Nội dung của đoạn văn: Sự phong phú, đa dạng trong việc thể 0,5 hiện ca Huế. - PTBĐ: Miêu tả, biểu cảm. 0,5 3 - Biện pháp nghệ thuật liệt kê 0,5 - Tác dụng: + Làm cho câu văn cân đối nhịp nhàng, sinh động tăng sức 0,5 gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. + Nói lên sự phong phú và đa dạng trong việc thể hiện những 0,5 cung bậc cảm xúc, tình cảm của con người trong các thể điệu ca Huế. + Thái độ ngợi ca, trân trọng của tác giả đối với ca Huế. 0,5
  3. 4 - Cần biết giữ gìn, trân trọng và nâng niu những nét đẹp văn 1,0 hoá truyền thống của dân tộc Phần II (5 điểm) Câu Gợi ý/ Đáp án Điểm a. Mở bài: 0,5 - Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích. - Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào? - Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin. b. Thân bài: 1/Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào? 1,0 - Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập. Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp: + Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức. + Học nữa: Vế trước đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa. + Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người 5 cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí 1,0 nhất định trong xã hội. 2/Tại sao phải Học, học nữa, học mãi. - Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội. - Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu 1,0 không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức. - Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống. 3/ Học ở đâu và học như thế nào? 1,0 - Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống - Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm 0,5 trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc - Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi 4/ Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao (không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ ) c. Kết bài: - Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê- nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.
  4. - “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình. Tân Phong , ngày 23 tháng 04 năm 2021 TỔ CHUYÊN MÔN THẨM ĐỊNH NGƯỜI RA ĐỀ Đỗ Thị Thắm KÍ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU