Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng (truyện khoa học viễn tưởng)

pptx 28 trang Tố Thương 21/07/2023 5360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng (truyện khoa học viễn tưởng)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_bai_9_trong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng (truyện khoa học viễn tưởng)

  1. Bài 9: TRONG THẾ GIỚI VIỄN TƯỞNG (TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG)
  2. Trò chơi Ai nhanh hơn
  3. Chọn đáp án đúng: Các thành phần chính trong câu tiếng Việt gồm: A. Trạng ngữ và chủ ngữ B. Trạng ngữ và vị ngữ C. Chủ ngữ và vị ngữ
  4. Chọn đáp án đúng: Đâu là một trong các thành phần phụ của câu? A. Vị ngữ B. Trạng ngữ C. Chủ ngữ
  5. Chọn từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Cụm từ có kết hợp với nhau nhưng chưa tạo thành câu, trong đó có một từ (danh từ/ động từ/ tính từ) làm , các từ còn lại bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm. A. hai từ trở lên, trung tâm B. hai từ, chủ ngữ C. chủ ngữ và vị ngữ, trung tâm
  6. Chọn đáp án đúng: Đáp án nào sau đây chỉ chứa các cụm từ thường gặp. A. Danh từ, tính từ, động từ B. Cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ C. Danh từ, đại từ, tính từ, động từ
  7. MỞ RỘNG THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ TRẠNG NGỮ TRONG CÂU BẰNG CỤM TỪ
  8. I/ Lí thuyết Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: Dưới ánh nắng, những cánh hoa khoe sắc. TN CN VN Câu trong tiếng Việt có hai thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ) và thành phần phụ (một trong số đó là trạng ngữ).
  9. I/ Lí thuyết Tổ 1: Vẽ mô hình cấu tạo cụm danh từ và đặt câu, chỉ rõ các bộ phận của cụm danh từ. Tổ 2: Vẽ mô hình cấu tạo cụm động từ và đặt câu, chỉ rõ các bộ phận của cụm động danh từ. Tổ 3: Vẽ mô hình cấu tạo cụm tính từ và đặt câu, chỉ rõ các bộ phận của cụm tính từ.
  10. I/ Lí thuyết MÔ HÌNH CỤM DANH TỪ Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau Đặc điểm của sự Số lượng của sự Danh từ vật, xác định vị trí vật của sự vật trong không gian, thời gian. hai cái răng đen nhánh Ví dụ: hai cái răng đen nhánh
  11. I/ Lí thuyết MÔ HÌNH CỤM ĐỘNG TỪ Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau Bổ sung ý nghĩa: Bổ sung ý nghĩa: thời gian, khẳng Động từ đối tượng, địa định, phủ định, điểm, thời gian, tiếp diễn thường dẫn tôi ra vườn Ví dụ: thường dẫn tôi ra vườn
  12. I/ Lí thuyết MÔ HÌNH CỤM TÍNH TỪ Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau Bổ sung ý nghĩa: Bổ sung ý nghĩa: thời gian, mức độ, Tính từ phạm vi, mức tiếp diễn, độ, rất chăm chỉ học tập Ví dụ: rất chăm chỉ học tập
  13. - Thành phần chính và trạng ngữ trong câu có thể được mở rộng bằng cụm từ. - Có thể mở rộng các thành phần nàybằng cách: + Từ một từ thành một cụm từ. + Từ một cụm từ đơn giản thành một cụm từ phức tạp hơn.
  14. Mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ Trong những cánh đồng cỏ, mao lương đua sắc. CN(1 từ) VN Trong những cánh đồng cỏ, hàng ngàn cây mao lương hoa vàng đua sắc. CN(1 cụm danh từ) VN
  15. Mở rộng vị ngữ bằng cụm từ Đó chính là một điều bí mật. CN VN(1 cụm từ đơn giản) c v Đó chính là một điều bí mật mà tôi muốn chia sẻ với bạn. CN VN(1 cụm từ phức tạp)
  16. Mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ Trước ánh sáng, bóng tối tac tác và run lẩy bẩy, 1 cụm từ đơn giản c v Trước ánh sáng của trái tim Đan-ko, bóng tối tan tác và run lẩy bẩy, 1 cụm từ phức tạp
  17. - Thành phần chính và trạng ngữ trong câu có thể được mở rộng bằng cụm từ. - Có thể mở rộng các thành phần nàybằng cách: + Từ một từ thành một cụm từ + Từ một cụm từ đơn giản thành một cụm từ phức tạp hơn. - Tác dụng: làm cho việc miêu tả chi tiết, rõ ràng hơn.
  18. CUỘC THI
  19. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ: 1. Lớp chia thành 5 nhóm (tương ứng với các câu a, b, c, d, đ trong bài tập 1, trang 83/SGK). 2. Mỗi thành viên tự đọc cặp ngữ liệu và ghi ra nhận xét của mình lên một phần bảng nhóm. 3. Các thành viên trong nhóm thống nhất các tác dụng hợp lý nhất của việc mở rộng trạng ngữ và thành phần chính vào giữa bảng nhóm. 4. Các nhóm trình bày kết quả.
  20. Bài tập 1 (SGK/83) Cặp câu Khác nhau a : Đan-kô Chủ ngữ là một danh từ a1 và a2 1 Chủ ngữ là một cụm danh từ (mở rộng chủ a2: Chàng Đan-kô can trường ngữ) và kiêu hãnh → Làm rõ đặc điểm tính cách Đan-kô Trạng ngữ là một cụm động b : Đến cửa sổ b1 và b2 1 từ chỉ hành động (mở rộng trạng Trạng ngữ là cụm động từ ngữ) b2: Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào phức tạp hơn. → Làm rõ địa điểm cụ thể
  21. Bài tập 1 (SGK/83) Cặp câu Khác nhau c1: giữa tiếng gầm gào, trong Trạng ngữ cấu tạo đơn giản, c1 và c2 bóng tối nêu lên sự vật (mở rộng trạng c2: giữa tiếng gầm gào đắc Trạng ngữ có cấu tạo phức ngữ) thắng của rừng, trong bóng tối tạp hơn run rẩy → Làm rõ địa điểm, khung cảnh c : những con người ấy Chủ ngữ là cụm danh từ c1 và c2 1 đơn giản (mở rộng chủ Chủ ngữ là cụm danh từ ngữ) c : những con người mệt mỏi và 2 phức tạp hơn dữ tợn ấy → Làm rõ đặc điểm trạng thái tinh thần
  22. Bài tập 1 (SGK/83) Cặp câu Khác nhau Vị ngữ là cụm động từ đơn d1: đang nhìn xuống một thung d1 và d2 lũng. giản (mở rộng vị d2: đang nhìn xuống một thung Vị ngữ là cụm động từ phức ngữ) lũng rất đẹp với những đồng cỏ tạp hơn xanh rờn hai bên. → Làm rõ đặc điểm, tính chất của khung cảnh Vị ngữ là cụm động từ đơn đ1: nghĩ đến chú ong lạc đường đ1 và đ2 giản (mở rộng vị đ2: nghĩ đến chú ong lạc đường Vị ngữ là cụm động từ phức ngữ) mà cô đã bỏ quên ở ngoài cửa, tạp hơn khi cô vào trong nhà → Làm rõ thông tin về chú ong.
  23. Bài tập 2 (SGK/83 - 84) Câu Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ a Nhìn qua ô có cảm tưởng như đứng trước một bể ta cửa nuôi cá khổng lồ cháy sáng rực như mặt trời, sáng hơn mặt b cả khu rừng Trái tim trời, im lặng, sáng lên dưới ngọn đuốc của lòng thương yêu vĩ đại đối với mọi người. Trời đã về chiều dưới ánh c hoàng hôn sông đỏ như dòng máu nóng hổi phụt ra từ bộ ngực bị xé rách của Đan-kô Nếu chúng ta bỏ bớt các cụm từ thì ý nghĩa của các câu trên sẽ thay đổi, các đối tượng miêu tả sẽ không được làm rõ về các đặc điểm, tính chất.
  24. Bài tập 3 (SGK/84) Câu Thành phần Câu sau khi mở rộng Tác dụng được mở rộng Cụ thể hoá cấp độ của cơn a Trời mưa lất phất. Vị ngữ mưa Chú mèo mướp đang Làm rõ chủng loại của chú b Chủ ngữ nằm ngủ ngon lành. mèo Dưới ánh trăng huyền c Trạng ngữ ảo, cảnh vật trông thật Làm rõ đặc điểm (vẻ đẹp) đẹp. của ánh trăng
  25. Bài tập 4 (SGK/84) a. Biện pháp tu từ nhân hoá (cái mõm hôi thối của đầm lầy) → Làm sinh động hoá hình ảnh cái đầm lầy. b. Biện pháp tu từ so sánh (Cây cối được ánh chớp lạnh lẽo rọi sáng, nom như những vật sống, ) → Giúp cho khung cảnh được tái hiện lại một cách cụ thể, sinh động hơn.
  26. Vận dụng Viết đoạn văn ngắn (150 – 200 chữ) kể lại một câu chuyện mang yếu tố viễn tưởng, có sử dụng ít nhất hai câu được mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ.
  27. Bảng tiêu chí đánh giá Đạt/ chưa Tiêu chí đạt 1.Sử dụng đúng ngôi kể. 2. Nội dung bài học phù hợp với văn bản. 3. Sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ. 4. Hình thức đoạn văn khoảng (150 đến 200 chữ).