Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Đọc, hiểu: Tục ngữ về con người và xã hội - Nguyễn Thị Hạnh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Đọc, hiểu: Tục ngữ về con người và xã hội - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_7_doc_hieu_tuc_ngu_ve_con_nguoi_va_xa.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Đọc, hiểu: Tục ngữ về con người và xã hội - Nguyễn Thị Hạnh
- - GV đọc lần lượt các câu hỏi trong trò chơi ô chữ. - Sau khi GV đọc câu hỏi, đội nào bấm chuông trước sẽ giành quyền trả lời. -Đúng được 1 điểm, sai nhường quyền trả lời cho đội khác.
- 35 ‘‘Nhất42‘‘Nhất6 ‘‘1‘‘‘‘Mau RángTháng nước, trì,sao đấtmỡ bảynhị thìnhì .gà kiếnphân,vàng, /có viên,Vắngbònhà tam, tamsaochỉthì cần, thìlo ’’ lại mưa tứđiền’’ ’’ ’’’’ 1 T Ấ C 2 L Ụ T 3 C A N H 4 N Ắ N G 5 G I Ố N G 6 G I Ữ
- Tục ngữ về con người và xã hội GV: Nguyễn Thị Hạnh
- 1. Một mặt người / bằng mười mặt của 2. Cái răng,/ cái tóc / là góc con người 3. Đói cho sạch,/ rách cho thơm 4. Học ăn,/ học nói,/ học gói,/ học mở 5. Không thầy / đố mày làm nên 6. Học thầy / không tày học bạn 7. Thương người / như thể thương thân 8. Ăn quả / nhớ kẻ trồng cây 9. Một cây /làm chẳng nên non Ba cây chụm lại / nên hòn núi cao
- Xếp các câu tục ngữ trong bài theo nhóm phù hợp (Ghi số thứ tự của câu theo SGK) a/ Tục ngữ về vẻ đẹp và phẩm chất của con người: 1; 2; 3 b/ Tục ngữ về học tập, tu dưỡng: 4; 5; 6 c/ Tục ngữ về quan hệ ứng xử và đạo lí trong cuộc sống: 7; 8; 9
- Làm việc nhóm Câu tục ngữ số Nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ: Tổ 1: Câu 1; 2; 3 Nghệ thuật được sử dụng: Tổ 2: Câu 4; 5; 6 Tình huống vận dụng: Tổ 3: Câu 7; 8; 9 Câu tục ngữ tương tự:
- 1. Một mặt người bằng mười mặt của >
- 1. Một mặt người bằng mười mặt của Người quý hơn của gấp bội lần → Khẳng định tư Hoán dụ: mặt người tưởng coi trọng giá Nhân hóa: mặt của trị con So sánh người của Đối lập đ.vị chỉ số lượng: nhân dân 1 > 10 ta
- 1. Một mặt người bằng mười mặt của - Phê phán những trường hợp coi của hơn người - An ủi, động viên những trường hợp được cho là “Của đi thay người”. - Quan niệm về việc sinh đẻ trước đây: Muốn có nhiều con.
- 1. Một mặt người bằng mười mặt của - Người sống đống vàng. - Người ta là hoa đất. - Người làm ra của chứ của không làm ra người - Lấy của che thân không ai lấy thân che
- 2.Cái răng, cái tóc là góc con người
- 2.Cái răng, cái tóc là góc con người Điệp âm: óc; tóc; góc Răng và tóc phần nào thể hiện: + Tình trạng sức khỏe và vẻ đẹp hình thức của con người + Tính tình, tư cách con người (Hình thức góp phần thể hiện tính cách) → Khuyên chúng ta hoàn thiện mình từ những điều nhỏ nhất
- 2.Cái răng, cái tóc là góc con người - Khuyên nhủ, nhắc nhở con người giữ gìn răng, tóc cho sạch, đẹp → Chú ý đặc điểm ngoại hình - Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm về con người của nhân dân.
- 2.Cái răng, cái tóc là góc con người Một thương em giỏi bán buôn Hai thương búi tóc thơm hương trên đầu ( Ca dao ) Một thương tóc xõa mơ màng Hai thương ăn nói dịu dàng có duyên (Ca dao ) Tiếc cây mía ngọt mà sâu Tiếc cô gái đẹp trọc đầu khó coi. (Ca dao )
- Nhận xét về câu “Cái răng, cái tóc là góc con người”, có ý kiến cho rằng người xưa quá coi trọng hình thức bề ngoài. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
- 3.Đói cho sạch, rách cho thơm
- 3.Đói cho sạch, rách cho thơm Ẩn dụ: sạch; thơm Đối: đói - rách, sạch - thơm Nghĩa đen: Dù đói, rách vẫn phải ăn uống, ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn thơm tho . Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch
- 3.Đói cho sạch, rách cho thơm Khuyên con người phải sống sao cho trọn phẩm giá, nhân cách, phải có lòng tự trọng - Giấy rách phải giữ lấy lề - Chết trong sống đục - Cọp chết để ra, người ta chết để tiếng
- 4. Học ăn, học nói, học gói, học mở Điệp từ: học → Nhấn mạnh việc học toàn Liệt kê: ăn, nói, gói, mở diện, học suốt đời Câu tục ngữ chỉ ra nhiều điều con người cần phải học: học cách ăn, cách giao tiếp, đối nhân xử thế để tỏ ra mình là người lịch sự, tế nhị, có văn hóa.
- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng Xới cơm thì xới lòng ta So đũa thì phải so ra lòng người Muốn ăn phải lăn vào bếp. Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối
- Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe Nói chín thì phải làm mười Nói mười làm chín kẻ cười người chê Nói lời phải giữ lấy lời Đừng như con bướm đậu rồi lại bay Nói lời phải giữ lấy lời Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
- Thời xưa: Gói và mở các đồ mua/ tặng bằng lá Gói gọn lời ăn tiếng nói Gói gọn chi tiêu
- 5. Không thầy đố mày làm nên Gieo vần “ay”: thầy, mày Nói quá Ca ngợi, khẳng định vai trò của người thầy giáo đối với sự thành đạt của học sinh
- 5. Không thầy / đố mày làm nên Khuyên nhủ con người cần biết kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo - Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy
- 6. Học thầy không tày học bạn So sánh: không tày Nói quá Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn
- 6. Học thầy không tày học bạn - Khuyến khích việc học hỏi bạn bè - Cần mở rộng phạm vi, đối tượng và cách học mọi lúc, mọi nơi Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly
- Tại sao ông cha ta nói “không thầy đố mày làm nên”? mà lại còn “học thầy không tày học bạn” ? Theo em, 2 câu này có mâu thuẫn với nhau không? Hai câu tục ngữ là hai lời khuyên chí lý, hai bài học có giá trị bổ sung cho nhau để đưa ta tới chân trời tri thức một cách hiệu quả nhất ➔ “Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu
- 7. Thương người như thể thương thân So sánh: như “Thương người” đặt trước “thương thân” để nhấn mạnh đối tượng đồng cảm, thương yêu Khuyên con người lấy bản thân mình soi vào người khác, coi người khác như bản thân mình, quý trọng thương yêu, đồng cảm đồng loại
- 7. Thương người như thể thương thân - Lá lành đùm lá rách. - Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. - Một miếng khi đói bằng một gói khi no. - Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. (Ca dao)
- 8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Nghệ thuật Ẩn dụ: Cây – quả; trồng - ăn Khi được hưởng thành quả nào đó, phải Nội dung nhớ đến người đã có công gây dựng nên, biết ơn người đã giúp mình Trường hợp Thể hiện tình cảm biết ơn với ông bà, vận dụng cha mẹ, thầy cô, những người giúp mình, hi sinh vì mình
- 8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Uống nước nhớ nguồn. - Lá rụng về cội. - Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi
- 9. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Ẩn dụ: như Nghệ thuật Đối: chẳng nên > < ba Nội dung Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, nhiều người hợp sức lại thì sẽ làm được mọi việc → Khẳng định sức mạnh đoàn kết
- 9. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Góp gió thành bão. - Đông tay vỗ nên kêu. - Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc Nghệ 01 Sử dụng các biện pháp tu từ thuật Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng Tôn vinh giá trị con người Nội 02 Đưa ra nhận xét, lời khuyên về những dung phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có
- 1 2 3 4 5
- Tục ngữ về con người xã hội được hiểu theo những nghĩa nào? A. Nghĩa đen B. Nghĩa đen + Nghĩa bóng C. Nghĩa bóng D. Tất cả đều sai
- Câu tục ngữ nào trong bài sử dụng cách diễn đạt so sánh ngang bằng? A. Câu 1 B. Câu 1 và 7 C. Câu 1 và 6 D. Câu 7
- Từ ngữ nào trong câu “Cái răng, cái tóc là góc con người” sử dụng hình ảnh hoán dụ? A. Cái răng B. Cái tóc C. Cái răng, cái tóc D. Góc
- Câu tục ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”? A. Nhà sạch thì mát, bát B. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà sạch ngon cơm mỗi cảnh D. Áo rách khéo vá hơn lành C. Giấy rách phải giữ lấy lề vụng may
- Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” phù hợp với nội dung học tập nào sau đây? A. Học nói B. Học ăn C. Học mở D. Học gói
- Nêu câu tục ngữ trong văn bản phù hợp với những ngữ liệu sau đây a/ Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng b/ Một cậu bé đi hát dạo, bán những món hàng nhỏ như vé số và kẹo cao su ở những quán phở vỉa hè. Khi khách ngỏ ý muốn cho cậu tiền và không lấy món hàng, cậu đã từ chối nhận tiền. c/ Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn. d/ Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. d/ Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Bài cũ Chọn một câu tục ngữ trong văn bản mà em thích nhất và thực hiện yêu cầu dưới đây: a/ Em có đồng ý với lời khuyên mà câu tục ngữ nêu ra không? b/ Tìm ít nhất 2 lí lẽ để giải thích cho câu trả lời của em. c/ Với mỗi lí lẽ, tìm ít nhất 2 dẫn chứng (trong tác phẩm văn học, sự kiện thực tế ) để chứng minh
- Bài mới Soạn bài Rút gọn câu - Cá nhân: Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi trong SGK - Nhóm: Thử xây dựng 1 đoạn hội thoại ngắn có sử dụng câu rút gọn
- Tạm biệt các em! Chúc các em học tốt GV: Nguyễn Thị Hạnh