Bài giảng Ngữ văn Khối 7 - Điệp ngữ

ppt 23 trang ngohien 10220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Khối 7 - Điệp ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_khoi_7_diep_ngu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Khối 7 - Điệp ngữ

  1. XEM HÌNH ĐOÁN THÀNH NGỮ
  2. MẮT NHẮM MẮT MỞ
  3. LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH
  4. Mắt nhắm mắt mở Lá lành đùm lá rách
  5. VÍ DỤ: a. Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. -> Biện pháp lặp lại từ =>nhấn mạnh mục đích chiến đấu cao đẹp của người lính trẻ.
  6. Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi Thương thay con cuốc giữ trời, Dầu kêu ra máu biết người nào nghe. ( Những câu hát than thân) -> Biện pháp lặp lại cụm từ =>nhấn mạnh sự thương cảm ,xót xa cho số phận của người nông dân ; có ý nghĩa kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau.
  7. VÍ DỤ: a. c. Cháu chiến đấu hôm nay Hồ Chí Minh muôn năm! Vì lòng yêu tổ quốc Hồ Chí Minh muôn năm! Vì xóm làng thân thuộc Hồ Chí Minh muôn năm! Bà ơi, cùng vì bà Phút giây thiêng anh gọi Bác Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. ba lần. => Biện pháp lặp lại từ, nhấn mạnh (Tố Hữu) mục đích chiến đấu của người lính trẻ. Lặp lại câu b.Thương thay ( Hồ Chí Minh / muôn năm) => Lặp lại cụm từ , nhấn mạnh sự C V thương cảm ,xót xa cho số phận của Nhấn mạnh lòng tôn kính người nông dân; có ý nghĩa kết nối và và niềm tự hào về Bác Hồ mở ra những nỗi thương khác nhau. của anh Trỗi.
  8. *Ghi nhớ 1: sgk/152 Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ
  9. Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh (Lượm- Tố Hữu)
  10. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! ” ( Cây tre Việt Nam - Thép Mới) 12
  11. 3. a) Trong đoạn văn sau đây, việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm hay không? Phía sau nhà em có một mảnh vườn.vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em,em, em trồng rất nhiều loài hoa.hoa. Em trồng hoa cúc.cúc. Em trồng hoa thược dược.dược. Em trồng hoa đồng tiền.tiền. Em trồng hoa hồng.hồng. Em trồng cả hoa lay-ơn nữanữa Ngày Phụ nữ quốc tế,tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em.em. Em hái hoa tặng chị em em => Lỗi lặp từ- làm cho câu văn, đoạn văn lủng củng, thiếu mạch lạc *Lưu ý: Cần phân biệt điệp ngữ với lỗi diễn đạt lặp từ Điệp ngữ: Lỗi lặp từ: -Là biện pháp tu từ. -Không phải biện pháp tu từ -Có tác dụng làm nổi bật ý, -Làm cho câu văn, đoạn văn nặng nề, gây cảm xúc mạnh. lủng củng, thiếu mạch lạc.
  12. a. Cháu chiến đấu hôm nay c. Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu Vì lòng yêu Tổ quốc Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Vì tiếng gà cục tác Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều Ổ trứng hồng tuổi thơ. ( ) -> Vị trí của các từ được lặp lại Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa đứng cách xa nhau. =>Điệp ngữ cách quãng Thương em, thương em, thương em biết b. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy mấy. ( Phạm Tiến Duật) Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu -> Các từ ngữ được lặp lại đứng liền Ngàn dâu xanh ngắt một màu kề nhau, được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? => Điệp ngữ nối tiếp. -> Các từ ngữ được lặp lại ở cuối câu này đầu câu kia =>Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
  13. II. Luyện tập: 1.Tìm điệp ngữ và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? a.Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do!do! Dân tộc đó phải được độc lập. => Nhấn mạnh sự anh dũng và khẳng định nền độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam. 2. Tìm điệp ngữ và cho biết đó b.Người ta đi cấy lấy công là dạng điệp ngữ gì? Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Vậy mà giờ đây anh em tôi sắp Trông trời, trông đất, trông mây, phải xa nhau.nhau.CóCó thể sẽ xa nhau Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm. mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một Trông cho chân cứng đá mềm, giấc mơ. Một giấc mơ thôi. Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng. -xa nhau ( ĐN cách quãng) => Nhấn mạnh sự mong ước, nỗi lo lắng -một giấc mơ (ĐN chuyển tiếp) thường trực, nhiều bề của người nông dân
  14. 3.b. Chữa lại đoạn văn ( Phía sau nhà em có một mảnh vườn ) cho tốt hơn. Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều loài hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng, cả hoa lay-ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa tặng mẹ và chị em.
  15. Viết đoạn văn có nội dung dựa trên những hình ảnh sau và có sử dụng biện pháp điệp ngữ.
  16. Bài tập củng cố: Cho biết dạng điệp ngữ trong bài thơ sau. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà ( Hồ Chí Minh ) - Lồng → điệp ngữ cách quãng - Chưa ngủ → điệp ngữ chuyển tiếp
  17. DẶN DÒ -Hoàn thành bài tập vào vở. -Soạn bài: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. (Viết trước một bài phát biểu cảm nghĩ của em về một tác phẩm văn học trong chương trình mà em yêu thích tiết sau sẽ nói trước lớp.)
  18. Bài tập củng cố: Cho biết dạng điệp ngữ trong các đoạn trích sau: a. Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. ( Ca dao) -lá xanh, bông trắng (điệp ngữ cách quãng) -nhị vàng (điệp ngữ chuyển tiếp) b. Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần. (Tố Hữu) => Điệp ngữ nối tiếp.