Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 31, 32, 33: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 31, 32, 33: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_ngu_van_7_canh_dieu_tiet_31_32_33_viet_bai_van_bie.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 31, 32, 33: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
- TIẾT 31,32,33: VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI HOẶC SỰ VIỆC
- TRÒ CHƠI “HỎI XOÁY ĐÁP XOAY” Tìm hiểu bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc Câu hỏi Nội dung câu hỏi Yêu cầu trả lời Câu 1 Khái niệm. Câu 2 Một số yêu cầu và quy trình viết đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. Câu 3 Bố cục của bài viết.
- I. Tìm hiểu yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc 1. Khái niệm - Là trình bày những tình cảm, cảm xúc, những suy nghĩ và thái độ của người viết về một người hoặc một sự việc nào đó.
- 2. Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. *Yêu cầu: + Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người, sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó. + Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến con người hoặc sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em + Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với con người hoặc sự việc được nói đến. + Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.
- *Quy trình viết: 1. Trước khi viết: *Xác định mục đích viết: bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của em đối với đối tượng được nói tới và khơi gợi sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc. *Người đọc: thầy cô, bạn bè và những người quan tâm tới tình cảm, suy nghĩ mà em bày tỏ trong bài văn. a) Lựa chọn đề tài: - Biểu cảm về con người hoặc sự việc. b) Tìm ý c) Lập dàn ý 2. Viết bài 3. Chỉnh sửa bài viết
- 3. Bố cục của bài viết - Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và ấn tượng ban đầu. - Thân bài: Biểu lộ tình cảm, cảm xúc suy nghĩ thái độ một cách cụ thể sâu sắc về đối tượng. - Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng. Rút ra điều đáng nhớ hoặc bài học, lời khuyên đối với bản thân.
- II. Hướng dẫn thực hành viết theo quy trình Đề bài 1: Trong cuộc sống, có rất nhiều người để lại cho em tình cảm ấn tượng, sâu sắc. Em hãy viết bài văn biểu cảm bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình về một trong những người em yêu quý và có ấn tượng sâu sắc đó.
- Gợi ý trả lời Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết - Lựa chọn đề tài: Đối tượng biểu cảm: người em yêu quý và có ấn tượng sâu sắc: cha, mẹ, thầy cô, bạn bè, - Mục đích làm bài: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, khơi gợi sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc. - Thu thập tư liệu: những câu chuyện kể, quan sát,
- Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý - Tìm ý: + Đối tượng biểu cảm là ai? + Người ấy có đặc điểm nổi bật nào? (về hoàn cảnh cuộc sống, ngoại hình, việc làm .). + Những đặc điểm việc làm của người ấy gợi cho em những tình cảm, cảm xúc và suy nghĩ, thái độ gì? (yêu quý, cảm phục, trân trọng và tự hào .).
- - Lập dàn ý: + Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm và nêu ấn tượng ban đầu. + Thân bài: Tập trung bày tỏ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ dựa vào những đặc điểm của đối tượng với những ý chính như: 1. Giới thiệu chung về tên tuổi, công việc, 2. Những đặc điểm của đối tượng như: Ngoại hình, diện mạo, lời nói cử chỉ hành động, tình cảm suy nghĩ, tính cách, ứng xử, 3. Những tình cảm, cảm xúc em dành cho đối tượng: yêu mến, kính trọng, cảm phục, tự hào + Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em về đối tượng. Rút ra điều đáng nhớ, đáng học tập với bản thân.
- Bước 3: Viết bài *Cần chú ý: - Cần có những câu văn giàu hình ảnh cảm xúc nêu rõ được những đặc điểm của đối tượng và tình cảm của người viết; sử dụng từ có chức năng chuyển ý để bài viết mạch lạc, rõ ràng. - Có thể trích dẫn những câu văn/thơ hay về nhân vật để tạo sự hấp dẫn cho bài viết .
- Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm - Sau khi viết xong, em có thể tự chỉnh sửa bài văn dựa vào bảng kiểm. - Tiếp tục chỉnh sửa nếu bài văn chưa thể hiện đầy đủ các yêu cầu đối với bài văn biểu cảm. - Chỉnh sửa lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Đề bài 2: Trong cuộc sống, có rất nhiều sự việc để lại cho em tình cảm, suy nghĩ sâu sắc. Em hãy viết bài văn biểu cảm bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình về một trong những sự việc có ấn tượng sâu sắc đó.
- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết - Lựa chọn đề tài: Đối tượng biểu cảm: sự việc ấn tượng sâu sắc. VD: Buổi khai giảng, buổi lễ chào cờ đầu tuần, - Mục đích làm bài: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ về sự việc; khơi gợi sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc. - Thu thập tư liệu: từ việc tham gia, chứng kiến, quan sát của bản thân
- Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý - Tìm ý: + Đối tượng biểu cảm là sự việc gì? + Sự việc đó diễn ra ở đâu? Không gian và thời gian, địa điểm? + Diễn biến của sự việc diễn ra như thế nào? + Để thể hiện tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, thái độ của mình, em dự định sẽ chọn cách biểu cảm nào? (trực tiếp bằng những từ ngữ, câu văn biểu cảm hay gián tiếp thông qua/kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả )
- - Lập dàn ý: + Mở bài: Giới thiệu chung về sự việc và nêu ấn tượng ban đầu. + Thân bài: Tập trung bày tỏ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ về sự việc như: 1. Diễn biến sự việc: thời gian, không gian, sự chuẩn bị, các sự việc lần lượt diễn ra như thế nào?; 2. Kết thúc sự việc; 3. Những cảm xúc, suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc. + Kết bài: Cảm nghĩ về tầm quan trọng của sự việc; trách nhiệm của bản thân,
- Bước 3: Viết bài *Cần chú ý: - Cần có những câu văn giàu hình ảnh cảm xúc nêu rõ được diễn biến của sự việc và tình cảm của người viết; sử dụng từ có chức năng chuyển ý để bài viết mạch lạc, rõ ràng. - Có thể trích dẫn những câu văn/thơ hay về sự việc để tạo sự hấp dẫn cho bài viết .
- Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm - Sau khi viết xong, em có thể tự chỉnh sửa bài văn dựa vào bảng kiểm. - Tiếp tục chỉnh sửa nếu bài văn chưa thể hiện đầy đủ các yêu cầu đối với bài văn biểu cảm. - Chỉnh sửa lỗi chính tả, ngữ pháp.
- BÀI VIẾT THAM KHẢO Đề số 1: Biểu cảm về thầy/cô giáo Trong cuộc đời học sinh, hẳn ai cũng có một người thầy cô giáo để mình yêu mến, kính trọng. Em cũng vậy. Trong năm năm học tiểu học, có nhiều thầy cô dạy em, cô nào em cũng yêu mến, kính trọng nhưng người khiến em yêu mến nhất chính là cô Mai.
- Cô Mai là giáo viên chủ nhiệm của em khi học lớp năm dưới mái trường tiểu học. Nguyễn Thị Mai là tên cô. Một cái tên mang tên loài hoa thật đẹp! Cô có vóc dáng hơi mập nhưng khá cao. Cô năm nay bốn mươi tuổi nhưng em thấy cô như trẻ hơn cái tuổi của mình. Khuôn mặt cô hình trái xoan rất đẹp. Mái tóc cô dài, óng ả, có màu đen nhánh thường được cô buộc lên cao cho gọn. Trông cô thật trẻ trung khi buộc cao tóc lên bởi vì mái tóc đó rất hợp với khuôn mặt hình trái xoan của mình. Cô có một đôi mắt rất đẹp, nổi bật trên khuôn mặt. Dưới đôi mắt tinh anh kia là một cái mũi dọc dừa, thanh tú. Cô rất hay cười và mỗi lần cười cô lại để lộ hàm răng trắng tinh, đều tăm tắp đằng sau đôi môi đỏ tươi. Nước da cô trắng ngần, tuyệt đẹp. Mỗi khi cô bước đi trên bục giảng là tà áo dài tím lại phấp phới bay. Trong lớp em, ai cũng bảo là cô đẹp nhất trường. Đứa nào cũng ước được đẹp giống cô một chút thôi cũng được.
- Đi dạy đã gần hai mươi năm, cô Mai là một giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề. Cô rất thương yêu học sinh và lúc nào cũng muốn giúp đỡ học trò học giỏi, đạt kết quả tốt. Trong lớp em năm đó có khoảng chừng bảy bạn học không tốt. Cô liền dạy phụ đạo thêm cho các bạn đến khi nào các bạn tiến bộ hẳn. Cô luôn cố gắng đến trường sớm để cùng truy bài với chúng em. Không những vậy, cô còn quan tâm giúp đỡ các bạn nghèo, khó khăn. Cô đến tận nhà các bạn nghèo để tặng quà, làm ba mẹ các bạn rất cảm động. Có lần bạn Tú Anh bị bệnh nặng phải nghỉ học cả tuần, cô liền đến thăm và nhờ chúng em chép bài hộ bạn. Các phụ huynh và chúng em rất cảm động trước tấm lòng yêu thương rộng lớn của cô đối với học sinh. Mẹ em bảo rằng: “Cô Mai đúng là một giáo viên giỏi, tận tâm với học sinh. Mẹ rất mừng vì con được cô dạy học”. Em thầm nghĩ rằng mẹ nói thật đúng vì cô Mai là giáo viên giỏi, tận tâm khi mà chúng em không hiểu chỗ nào là cô sẵn sàng giảng lại kĩ hơn cho chúng em hiểu. Em thấy mình may mắn khi được vào học lớp cô.
- Đối với đồng nghiệp, cô Mai luôn vui vẻ, cởi mở và cô luôn dìu dắt các đồng nghiệp trẻ, và kính trọng các thầy cô lớn tuổi hơn mình. Em được biết rằng gia đình cô cũng không khá giả gì. Chồng cô là thương binh với nhiều bệnh tật. Cô còn có hai con nhỏ nên gia đình luôn gặp khó khăn nhưng cô lại bỏ tiền túi ra để mua quà thưởng cho các bạn học giỏi, chăm ngoan. Em thấy cô thật đáng khâm phục. Hôm có kết quả thi cuối kì hai, cô đã thưởng cho các bạn cao điểm nhất một cây bút máy màu xanh rất đẹp mà đến giờ em vẫn còn giữ.
- Bây giờ em đã trở thành một học sinh lớp bảy, nhưng em vẫn nhớ đến cô giáo dạy mình năm lớp năm. Em thật sự yêu mến, kính trọng và rất khâm phục cô Mai. Đến giờ em vẫn chưa thể về trường cũ thăm cô được. Em cảm thấy mình thật có lỗi khi ngày 20/11 không về thăm cô. Em luôn mong cô được khoẻ mạnh, hạnh phúc, được học sinh yêu mến. Cô Mai ơi, một ngày nào đó em sẽ về thăm cô. (ST)
- Đề số 2: Biểu cảm về ngày khai trường đầu tiên Trong kí ức thơ bé, tôi có rất nhiều những kỉ niệm đẹp nhưng kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên vẫn là đặc biệt nhất, luôn in sâu rõ ràng trong trí nhớ của tôi. Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày trọng đại và giây phút thiêng liêng được cắp sách đến trường.
- Tôi vẫn còn nhớ như in từng hoạt động diễn ra trong ngày khai trường đầu tiên, dù đã trải qua bảy lần tham dự khai giảng nhưng ngày khai giảng đầu tiên mãi vẫn là ngày khai giảng đặc biệt nhất. Buổi sáng hôm khai giảng, tôi được bố chở đi bằng xe máy, đây là ngày đầu tiên tôi được bước chân đi tới trường tiểu học. Hôm ấy, bầu trời sao mà trong xanh và hiền hòa đến vậy. Những cơn gió mùa thu se se lạnh khiến chiếc khăn quàng đỏ của tôi tung bay phấp phới.
- Đi gần tới trường, tôi bồi hồi, ngỡ ngàng nhìn cánh cổng trường trang hoàng lộng lẫy hiện ra trước mắt. Có rất nhiều phụ huynh và các bạn học sinh cũng đang đứng tại đó. Các bạn học sinh cũng mặc đồng phục như tôi, quần xanh áo trắng và chiếc khăn quàng đỏ thắm. Những bạn học sinh cũng ngập ngừng, không dám bước đi vì đây là một môi trường hoàn toàn mới đối với tôi cũng như các bạn. Và chắc hẳn các bạn cũng có cảm xúc giống tôi, sợ hãi, rụt rè và bỡ ngỡ ngượng ngùng
- Cánh cổng trường mở ra như dang tay chào đón chúng tôi. Từng bước chân cứ thế ngập ngừng đi theo hàng ngay ngắn bước vào trường. Tôi ngoái lại chào bố rồi đi vào hàng của lớp mình. Chúng tôi được đi diễu hành vào trường, đi trong tiếng vỗ tay và hoan hô, vẫy chào đầy thân ái của các anh chị lớp trên. Đó là giây phút em hãnh diện và hân hoan nhất, chẳng còn rụt rè e sợ như lúc ban đầu. Tôi đã thực sự là một người học sinh, bắt đầu bước vào con đường tri thức. Tôi cảm thấy giây phút ấy thật thiêng liêng. Khi thầy hiệu trưởng đánh xong ba dùi trống, cũng là lúc những chùm bóng bay đủ sắc màu được thả ra và tung bay thẳng lên bầu trời. Tôi nhìn những quả bóng bay và nghĩ đó chính là những ước mơ, hi vọng và tương lai của mình sẽ bay cao, bay xa.
- Buổi khai giảng kết thúc, chúng tôi đi vào lớp. Các bạn học sinh rất hòa đồng và thân thiện nhưng cũng rất nghịch ngợm và đáng yêu. Bắt đầu kết giao những người bạn, tìm cho mình những người bạn mới. Tôi ngồi cùng bàn với một cô bạn rất xinh xắn, hai đứa nhìn nhau cười chào rồi hỏi tên của nhau, ấy thế mà chúng tôi đã trở thành bạn thân của nhau. Cho tới tận bây giờ hai đứa vẫn học cùng trường trung học và vẫn chơi thân với nhau.
- Mỗi khi nhắc đến ngày khai trường đầu tiên, tôi không thể nào quên được những cảm xúc đặc biệt và kì lạ trong ngày khai trường đầu tiên của mình. Dù trên con đường học tập này của tôi vẫn còn rất nhiều những ngày khai trường nữa nhưng tôi hiểu rằng sẽ không bao giờ lặp lại những cảm giác băn khoăn, bồi hồi và xúc động, một chút e dè, lo sợ và bỡ ngỡ nữa. Tôi sẽ lưu giữ tất cả những cảm xúc quý giá nhất ấy của cuộc đời mình. (ST)
- BẢNG KIỂM Đọc kĩ lại bài viết, đối chiếu từng tiêu chí với bài viết, tự đánh dấu (x) vào ô Đạt hoặc Không đạt STT Tiêu chí Đạt Không đạt 1 Giới thiệu được con người hoặc sự việc. 2 Nêu được ấn tượng, tình cảm ban đầu của em. 3 Trình bày được những tình cảm, cảm xúc về những đặc điểm nổi bật của con người hoặc sực việc. 4 Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người hoặc sự việc được nói tới. 5 Đảm bảo các yêu cầu về chính tả và diễn đạt.
- PHIẾU KIỂM TRA, CHỈNH SỬA BÀI VIẾT Nội dung lỗi cần sửa Sửa lỗi Phát hiện và sửa ý về trình Trình tự triển khai ý . tự triển khai ý: Các ý cần bổ sung . Phát hiện sửa lỗi về ý: Thiếu ý . Sắp xếp lại ý lộn xộn . Sửa lại các ý lạc đề . Sửa lại các ý tản mạn . Phát hiện sửa lỗi diễn đạt: Lỗi dùng từ . Lỗi viết câu . Lỗi chính tả: Lỗi chính tả .
- 4. Giao nhiệm vụ về nhà * Bài vừa học: - Ôn tập kĩ lý thuyết. - Hoàn thành các bài tập. * Bài của tiết sau: - Chuẩn bị bài: Luyện đề.