Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 19, 20, 21: Viết đoạn văn Ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ

pptx 39 trang Linh Nhi 31/12/2024 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 19, 20, 21: Viết đoạn văn Ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_canh_dieu_tiet_19_20_21_viet_doan_van_gh.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 (Cánh diều) - Tiết 19, 20, 21: Viết đoạn văn Ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ

  1. I. Ôn tập: Đặc điểm thơ bốn chữ và thơ năm chữ TRÒ CHƠI “HỎI XOÁY ĐÁP XOAY” Câu hỏi Nội dung câu hỏi Yêu cầu trả lời Câu 1 Mỗi bài thơ bốn chữ, năm Bài thơ bốn chữ, năm chữ có chữ có mấy dòng? nhiều dòng Câu 2 Mỗi bài thơ bốn chữ Bài thơ bốn chữ ngắt nhịp 2/2 thường ngắt nhịp như thế hoặc 1/3 nào?
  2. TRÒ CHƠI “HỎI XOÁY ĐÁP XOAY” Câu hỏi Nội dung câu hỏi Yêu cầu trả lời Câu 3 Có thể ngắt nhịp dòng thơ năm Chủ yếu nhịp 2/3 hoặc 3/2, có khi chữ như thế nào? ngắt nhịp 1/4 hoặc 4/1. Câu 4 Các dòng trong khổ thơ bốn - Sai chữ, năm chữ phải ngắt nhịp - Các dòng cùng một khổ trong bài giống nhau. Điều đó đúng hay thơ không nhất thiết phải ngắt nhịp sai? giống nhau. Câu 5 Vần gieo trong thơ bốn chữ, Gieo vần linh hoạt, đa dạng: Vần năm chữ gồm những loại nào? chân, vần lưng, vần liền, vần cách, vần hỗn hợp. Câu 6 Chỉ ra điểm khác biệt của vần - Vần chân: vần được gieo ở cuối chân và vần lưng. dòng thơ - Vần lưng: vần gieo ở giữa dòng thơ
  3. TRÒ CHƠI “HỎI XOÁY ĐÁP XOAY” Câu hỏi Nội dung câu hỏi Yêu cầu trả lời Câu 7 Phân biệt vần liền, vần - Vần liền: vần được gieo liên tiếp ở các cách, vần hỗn hợp dòng thơ. trong thơ. - Vần cách: không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ. - Vần hỗn hợp: vần được gieo không theo trật tự nào. Câu 8 Nêu quan điểm của - Không đồng ý bạn về ý kiến “Cùng - Cùng đọc một bài thơ nhưng mỗi người đọc một bài thơ mọi đọc có những cách hiểu và cảm nhận khác người phải có những nhau. cảm nhận như nhau”.
  4. TRÒ CHƠI “HỎI XOÁY ĐÁP XOAY” Câu hỏi Nội dung câu hỏi Yêu cầu trả lời Câu 9 Việc hiểu tác phẩm Việc hiểu tác phẩm phụ thuộc vào trình độ, hoàn thơ phụ thuộc vào cảnh, trải nghiệm cuộc sống. các yếu tố nào? Câu 10 Bạn hiểu thế nào là Trải nghiệm là những gì mình đã trực tiếp trải nghiệm cuộc chứng kiến, đã làm, đã trải qua. sống?
  5. *VD: 1) Xác định cách gieo vần trong các khổ thơ bốn chữ và năm chữ để điền từ thích hợp vào chỗ trống. Bóng bàng tròn lắm Tròn như cái nong Em ngồi vào (1) Mát ơi là mát! (Ngay, trong, đây) (Xuân Quỳnh)
  6. Ngựa phăm phăm bốn vó Như (2) xuống mặt đường Mặc sớm rừng mù .(3) Mặc đêm đông giá buốt (Băm, cày, lao) (mịt, sương, mờ) (Phan Thị Thanh Nhàn)
  7. GỢI Ý - Điền từ: Bóng bàng tròn lắm Tròn như cái nong Em ngồi vào trong Mát ơi là mát! (Xuân Quỳnh) Ngựa phăm phăm bốn vó Như băm xuống mặt đường Mặc sớm rừng mù sương Mặc đêm đông giá buốt
  8. 2) Từ VD trên, hãy rút ra đặc điểm về cách ngắt nhịp, gieo vần của thơ bốn chữ, năm chữ. 3) Để có thể làm thơ bốn chữ, năm chữ đúng yêu cầu em cần làm gì? 4) Em hãy báo cáo kết quả sản phẩm thơ đã làm: + Thơ bốn chữ về người thân trong gia đình. + Thơ bốn chữ về kỉ niệm với người thân, bạn bè. + Thơ năm chữ về một loài cây. + Thơ năm chữ về một loài vật.
  9. - Nhận xét: + Thơ bốn chữ mỗi dòng có bốn chữ (tiếng). Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3. + Thơ năm chữ mỗi dòng có năm chữ (tiếng). Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, thậm chí ngắt nhịp 1/4 hoặc 4/1. + Thường gieo vần lưng hoặc vần chân.
  10. THAM KHẢO BÀI THƠ BỐN CHỮ LẤP LÁNH Lương Thị Hạnh Tỏa sáng muôn màu Là trăng sáng tỏ Hay khoe cái mỏ Là chú vạc, cò. Người thì gầy gò Là anh châu chấu Hay vào quán nhậu Là lão chim sâu Chẳng dám đi đâu Là anh gọng vó
  11. Nay đây mai đó Là anh gió trời. Ở khắp mọi nơi Là sao lấp lánh Lấp lánh Lấp lánh Yêu những vì sao (Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 417, 12/2018)
  12. THAM KHẢO BÀI THƠ NĂM CHỮ HOA MÙA HÈ Lê Quang Minh Năm nay hè đến muộn Chờ phượng nở bao ngày Bất chợt, sáng hôm nay Rợp trời màu hoa đỏ Cánh mềm lay trong gió Tựa cánh bướm rập rờn Gió khẽ thổi từng cơn Thành mưa rào ướt lá.
  13. Cơn mưa xanh mùa hạ Cơn mưa ướt đường đi Cơn mưa khẽ thầm thì: “Mùa hè về rồi đó!” Hè về trên phố nhỏ Ra rả tiếng ve ngân Chờ phượng biết bao lần Hè về, mùa kỉ niệm. (Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 4, 2018)
  14. II. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ Đề bài : Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một trong những bài thơ sau: “Mẹ” (Đỗ Trung Lai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh).
  15. MẸ ĐỖ TRUNG LAI Lưng mẹ còng rồi Một miếng cau khô Cau thì vẫn thẳng Khô gầy như mẹ Cau-ngọn xanh rờn Con nâng trên tay Mẹ-đầu bạc trắng Không cầm được lệ Cau ngày càng cao Ngẩng hỏi giời vậy Mẹ ngày một thấp -Sao mẹ ta già? Cau gần với giời Không một lời đáp Mẹ thì gần đất! Mây bay về xa. Ngày con còn bé (Đỗ Trung Lai, Đêm sông Cầu, NXB Quân đội nhân Cau mẹ bổ tư dân, 2003) Giờ cau bổ tám Mẹ còn ngại to!
  16. ÔNG ĐỒ VŨ ĐÌNH LIÊN
  17. Mỗi năm hoa đào nở Ông đồ vẫn ngồi đấy Lại thấy ông đồ già Qua đường không ai hay Bày mực Tàu, giấy đỏ Lá vàng rơi trên giấy Bên phố đông người qua Năm nay đào lại nở Bao nhiêu người thuê viết Không thấy ông đồ xưa Tấm tắc ngợi khen tài: Những người muôn năm cũ “Hoa tay thảo những nét Hồn ở đâu bây giờ? Như phượng múa, rồng bay” 1936 (Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Nhưng mỗi năm mỗi vắng Việt Nam, NXB Văn học, 2007) Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu
  18. TIẾNG GÀ TRƯA - Xuân Quỳnh – Trên đường hành quân xa Tiếng gà trưa Tiếng gà trưa Dừng chân bên xóm nhỏ Tay bà khum soi trứng Mang bao nhiêu hạnh phúc Tiếng gà ai nhảy ổ: Dành từng quả chắt chiu Đêm cháu về nằm mơ “Cục cục tác cục ta” Cho con gà mái ấp Giấc ngủ hồng sắc trứng Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Cứ hàng năm hàng năm Cháu chiến đấu hôm nay Nghe gọi về tuổi thơ Khi gió mùa đông tới Vì lòng yêu Tổ quốc Bà lo đàn gà toi Vì xóm làng thân thuộc Tiếng gà trưa Mong trời đừng sương muối Bà ơi, cũng vì bà Ổ rơm hồng những trứng Để cuối năm bán gà Vì tiếng gà cục tác Này con gà mái mơ Cháu được quần áo mới Ổ trứng hồng tuổi thơ. Khắp mình hoa đốm trắng Ôi cái quần chéo go Này con gà mái vàng Ống rộng dài quét đất Lông óng như màu nắng Cái áo cánh trúc bâu Đi qua nghe sột soạt Tiếng gà trưa Có tiếng bà vẫn mắng - Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt! Cháu về lấy gương soi Lòng dại thơ lo lắng
  19. 1. Định hướng a. Yêu cầu kiểu bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ là trả lời các câu hỏi: + Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao? + Cảm xúc về nội dung, nghệ thuật của câu thơ (khổ thơ, đoạn thơ) mà em có ấn tượng và yêu thích. b. Nhiệm vụ cần thực hiện: - Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Xác định yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc gây ấn tượng và cảm xúc trong bài thơ. - Viết đoạn văn: + Có cảm xúc về vấn đề gì (nội dung hay hình thức nghệ thuật, một câu, khổ, đoạn hay cả bài thơ)? + Cảm xúc như thế nào (Xúc động, vui thích, buồn, hân hoan ? + Điều gì đã mang lại cảm xúc đó? Vì sao?
  20. 2. Thực hành viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ Đề bài : Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ: - “Mẹ” (Đỗ Trung Lai) - “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh) - “Ông đồ” (Vũ Đình Liên) a. Chuẩn bị - Xem lại nội dung đọc hiểu; - Xác định nét đặc sắc nội dung của bài thơ: + Bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ. + Tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ. + Tâm trạng xót xa, ngậm ngùi của người con khi đối diện với tuổi già của mẹ. - Xác định nét đặc sắc nghệ thuật: + Thể thơ bốn chữ; + Lời thơ giản dị, tự nhiên; + Hình ảnh gần gũi, quen thuộc; + Sử dụng hình ảnh so sánh, đối lập hiệu quả.
  21. b. Tìm ý và lập dàn ý *Tìm ý: - Chỉ ra các câu thơ, đoạn thơ mà mình yêu thích; - Chi tiết nội dung hay yếu tố nghệ thuật đặc sắc mình yêu thích trong bài. - Cảm xúc mà câu thơ, khổ, đoạn thơ hoặc chi tiết nghệ thuật đó đã mang lại. *Lập dàn ý: - Mở đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ, dẫn ra yếu tố nội dung nghệ thuật đặc sắc mà mình yêu thích. - Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn. - Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mạng lại cảm xúc ấy. c. Viết: Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập. Chú ý sử dụng từ ngữ ghi lại một cách sinh động và chính xác cảm xúc của bản thân.
  22. d. Kiểm tra và chỉnh sửa - Đọc lại bài viết - Kiểm tra các ý đã đầy đủ và đúng trình tự được nêu ở dàn ý chưa. - Phát hiện sửa lỗi về viết: + Lỗi về ý: Thiếu ý (ý sơ sài, chưa nêu hết được những điều cần viết), ý lộn xộn (các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí), lạc ý (nêu các ý không liên quan đến nội dung bài yêu cầu), ý tản mạn (nêu các ý không tập trung vào nội dung chính của bài viết) + Lỗi về diễn đạt (dùng từ, viết câu) + Lỗi chính tả.
  23. RUBRICS ĐÁNH GIÁ ĐOẠN VĂN TT TIÊU CHÍ XUẤT KHÔNG HIỆN XUẤT HIỆN 1 Đoạn văn đảm bảo bố cục ba phần: mở, thân, kết. 2 Đoạn văn đã nêu được tác phẩm mà mình yêu thích và tên tác giả. 3 Nội dung đoạn văn đã bám sát dàn ý đã xây dựng. 4 Đoạn văn đã nêu được cảm nghĩ chung về bài thơ, đưa dẫn được các yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc mà bản thân yêu thích.
  24. RUBRICS ĐÁNH GIÁ ĐOẠN VĂN TT TIÊU CHÍ XUẤT KHÔNG HIỆN XUẤT HIỆN 5 Phần thân đoạn có nêu được cụ thể cảm xúc về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở phần mở đoạn . 6 Phần kết bài đã khái quát lại được những suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc. 7 Đúng hình thức đoạn văn.
  25. RUBRICS ĐÁNH GIÁ ĐOẠN VĂN TT TIÊU CHÍ XUẤT KHÔNG HIỆN XUẤT HIỆN 8 Các câu trong đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức. 9 Chữ viết đúng chính tả, không sai ngữ pháp; trình bày sạch đẹp. 10 Văn viết có giọng điệu, cảm xúc chân thành, thể hiện sự sáng tạo.
  26. PHIẾU KIỂM TRA, CHỈNH SỬA BÀI VIẾT Nội dung lỗi cần sửa Sửa lỗi Phát hiện và sửa ý về trình tự Trình tự triển khai ý . triển khai ý: Các ý cần bổ sung . Phát hiện sửa lỗi về ý: Thiếu ý . Sắp xếp lại ý lộn xộn . Sửa lại các ý lạc đề . Sửa lại các ý tản mạn . Phát hiện sửa lỗi diễn đạt: Lỗi dùng từ . Lỗi viết câu . Lỗi chính tả: Lỗi chính tả .
  27. ĐOẠN VĂN THAM KHẢO Đoạn văn 1 Cảm xúc của em sau khi học xong bài thơ “Mẹ” (Đỗ Trung Lai) Trong văn học có biết bao bài thơ hay về mẹ, thế nhưng mỗi lần đọc bài thơ “Mẹ” của nhà thơ Đỗ Trung Lai là một lần em xúc động trước hình ảnh người mẹ và tình cảm của người con, nhân vật trữ tình trong bài thơ, dành cho mẹ. Ngay khổ đầu, tác giả đã so sánh “mẹ” với “cau”- hình ảnh của loài cây quen thuộc ở mỗi làng quê, gắn với thói quen ăn trầu của bà, của mẹ đã cho em xúc động, nghĩ suy khi “Lưng mẹ còng rồi” mà “Cau thì vẫn thẳng”. Em cũng buồn, ngậm ngùi cùng nhà thơ khi nghĩ đến cảnh “Cau- ngọn xanh rờn/ Mẹ-đầu bạc trắng”. Hai hình ảnh, màu sắc trái ngược đã cho em xúc động trước sự thảng thốt cũng như nỗi đau thầm lặng, quặn thắt trong lòng con khi nhận ra mẹ đã già, khi thời gian đã lấy đi của mẹ sức sống tuổi thanh xuân.
  28. Và cứ thế xúc động biết bao khi theo mạch cảm xúc, các khổ thơ cứ nối tiếp với nhau với hai hình ảnh song song đối ứng là hình ảnh của “cau” và “mẹ”. Để rồi cảm xúc dâng trào trong em khi nhà thơ gián tiếp miêu tả mẹ qua hình ảnh so sánh gợi cảm “Một miếng cau khô/Khô gầy như mẹ”. Ví mẹ như miếng cau khô gầy cho thấy thời gian đã bào mòn tất cả, khiến lưng mẹ còng, tóc mẹ bạc, sức sống cũng héo hắt, vợi dần, cho em xúc động trước niềm rưng rưng đau xót của người con. Em hiểu đây cũng là cách để người con, chủ thể trữ tình trong bài thơ, lảng tránh nỗi buồn của mình trước hình ảnh mẹ đã già.
  29. Đọc lời thơ của Đỗ Trung Lai em càng xúc động khi con nâng niu trên tay “Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ” với tấm lòng kính trọng, sự dồn nén cảm xúc xót xa. Hình ảnh người con tự vấn trời xanh “Sao mẹ ta già?” là một câu hỏi tu từ chất chứa bao cảm xúc, vang lên, vọng vào hư không mà không nhận được lời đáp cùng hình ảnh “mây bay về xa” chỉ sự vĩnh hằng của thiên nhiên, được đặt trong sự hữu hạn của đời người, càng làm em xúc động trước những lo lắng, ám ảnh không nguôi trong lòng người con về tuổi già và sự ra đi của mẹ. Bài thơ khép lại nhưng cảm xúc mà lời thơ để lại trong em vẫn dạt dào, tuôn chảy mãi.
  30. Đoạn văn 2 Cảm xúc của em về khổ thơ yêu thích sau khi đọc bài “Ông đồ” (Vũ Đình Liên) Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên khép lại nhưng dư âm còn mãi. Khổ thơ bốn đã để trong em bao xúc động và thương cảm cho ảnh ông đồ thời vắng khách: “Ông đồ vẫn ngồi đấy/Qua đường không ai hay/Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài giời mưa bụi bay”. Hình ảnh thơ gợi cho em nỗi xót xa bởi sau những năm vắng khách, ông đồ vẫn bám trụ cuộc sống, vẫn muốn giúp ích cho đời, góp vào sự đông vui của phố phường nên “vẫn ngồi đấy”- ngồi bên hè phố mỗi dịp tết đến xuân về. Thế nhưng ông ngồi trong sự lạc lõng, cô đơn của người nghệ sĩ mất công chúng. Xót xa biết bao khi người đời, những người từng tìm đến hết lời ngợi ca tài viết chữ đẹp của ông, giờ đã vô tình, quên hẳn ông: “Qua đường không ai hay”.
  31. Ông ngồi đó mà lòng buồn trĩu nặng. Nỗi buồn lan tỏa thấm sâu vào cảnh vật: “Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài giời mưa bụi bay”. Lời thơ khiến em liên tưởng “lá vàng” là lá cuối đông thả mình rơi trên giấy, đó là biểu hiện của sự rơi rụng, tàn lụi. “Mưa bụi” là mưa nhỏ, nhè nhẹ. Hai câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc cho thấy trời đất cũng ảm đạm như chính lòng ông đồ, tờ giấy đỏ lúc trước không thắm lên được giờ lại được phủ lá vàng: gió mưa, lá rụng phủ lên mặt giấy, lên vai ông đồ, mưa trên phố nhè nhẹ mà thấm đẫm nỗi buồn gợi em nhớ tới vần cổ thi “Thanh minh lất phất mưa phùn/Khách đi đường thấm nỗi buồn xót xa”.
  32. Hình ảnh ông đồ như chìm dần, nhòe dần vào không gian đầy mưa gió. Mưa trên phố hay chính là mưa trong lòng người, để rồi từ đó vĩnh viễn không còn nhìn thấy ông đồ. Hình ảnh “lá vàng”, “mưa bụi” đã dệt nên tấm khăn đưa ông đồ về cõi vĩnh hằng. Qua lời thơ năm chữ giản dị với bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, lời thơ gợi trong em niềm xót thương cho ông đồ, cho lớp người như ông- lớp trí thức lỗi thời trước thời cuộc, xót xa cho những gì từng là giá trị nay trở nên tàn tạ, rơi vào quên lãng. Khổ thơ nói riêng, bài thơ “Ông đồ” nói chung là cái nhìn đầy trân trọng với quá khứ và những gì sẽ trở thành quá khứ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
  33. Đoạn văn 3 Cảm xúc sau khi đọc bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh Đọc bài “Tiếng gà trưa”của Xuân Quỳnh em cứ ấn tượng mãi về thể thơ năm chữ với giọng điệu thủ thỉ tâm tình cùng cách sử dụng câu thơ phá, cách điệp ngữ “Tiếng gà trưa” giàu ý nghĩa và sức gợi. Trong mạch cảm xúc của bài thơ, câu thơ ấy kết nối các đoạn thơ, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần “Tiếng gà trưa” vang lên, một kỉ niệm lại gọi về và lòng em lại trào dâng cảm xúc dạt dào khó tả. Ngay mở đầu đoạn thơ, em đã nghe “Tiếng gà trưa” vang lên giữa buổi trưa nắng lửa trên bước đường hành quân của người chiến sĩ khi anh dừng chân bên xóm nhỏ. Âm thanh quen thuộc bình dị của cuộc sống yên ả đã mang đến cho người lính những giây phút lắng lại lòng mình mà ngẫm nghĩ, suy tư.
  34. Bài thơ gợi cho em bao cảm xúc bởi mỗi khi âm thanh bình dị ấy vang lên là những kỉ niệm đẹp đẽ thân thương lại trào dâng trong lòng người lính. Đó là kỉ niệm tươi đẹp về ổ trứng và đàn gà, về những lo toan của bà, về hạnh phúc tuổi thơ của cháu cùng những suy tư hạnh phúc, suy tư về mục đích cao đẹp của cuộc chiến đấu người lính, cùng là người cháu khi đã trưởng thành. Mỗi khi “Tiếng gà trưa” vang lên, em như được cùng nhà thơ sống lại những tháng ngày tuổi thơ hạnh phúc trong tình yêu thương của bà, trong những câu chuyện kỉ niệm tuổi thơ về ổ trứng và đàn gà.
  35. Vui thích biết bao trong những buổi trưa nắng lửa, cháu cùng bà được thấy những “Ổ rơm hồng sắc trứng”, được cùng bà cho gà ăn, đưa tay đếm từng chú gà với hình hài, màu sắc tuyệt đẹp: “Này con gà mái mơ/ Khắp mình hoa đốm trắng”, “Này con gà mái vàng/ Lông óng như màu nắng”. Lời thơ cũng cho em xúc động trước hình ảnh bàn tay khum khum của bà “Tay bà khum soi trứng” với tấm lòng chắt chiu, nâng đỡ từng sự sống nhỏ nhoi trong từng quả trứng. Hình ảnh người bà còn hiện lên với nỗi lo lắng “Bà lo đàn gà toi” khi mùa đông sương muối phủ đã cho em hiểu rằng, đằng sau đó là một khoảng trời thương yêu bà dành cho cháu
  36. Bà đã dành tất cả sức lực, tình thương cho đứa cháu nhỏ. Bà tảo tần, chắt chiu nâng niu từng quả trứng, từng chú gà con như để nâng đỡ ước mơ đơn sơ, hạnh phúc của đứa cháu nhỏ “Để cuối năm bán gà/Cháu được quần áo mới”. Hạnh phúc biết bao khi đứa cháu nhỏ trong bộ quần áo mới với cái “quần chéo go”, “cái áo cánh trúc bâu” bình dị nhưng tung tăng, hồn nhiên trong niềm vui hạnh phúc. Đến cuối bài, lời thơ khép lại nhưng ý lại mở ra: “Tiếng gà trưa” bình dị trở thành tiếng nói quê hương, tiếng nói của những người ruột thịt, của cả dân tộc lúc bấý giờ, gợi cho cháu những suy tư về hạnh phúc, suy tư về niềm tin vào chân lí của cuộc chiến đấu.
  37. Tiếng gà ấy nhắc nhở, giục giã người cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương, bảo vệ những gì chân thật, quý giá nhất. “Vì tổ quốc”, “vì bà”, “vì xóm làng” và cuối cùng cũng là vì những điều bình dị nhất “vì tiếng gà cục tác”, vì “ổ trứng hồng tuổi thơ”. Bài thơ khép lại nhưng những câu thơ năm chữ bình dị, cảm xúc chân thành, lối diễn đạt tự nhiên vẫn mãi ấm nóng, tỏa sáng hồn người, nhắc nhở em tình cảm yêu mến, biết ơn bà, biết ơn gia đình, đất nước, quê hương. Em hiểu rằng, tình yêu bà chính là khởi nguồn cho tình yêu quê hương, đất nước.
  38. NHIỆM VỤ VỀ NHÀ * Bài vừa học: Hoàn thiện các bài tập vào vở; * Bài của buổi sau: Thực hành đọc hiểu truyện khoa học viễn tưởng