Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Tiết 30: Ôn tập cuối kì I - Nguyễn Thị Yến

pptx 22 trang Tố Thương 21/07/2023 1540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Tiết 30: Ôn tập cuối kì I - Nguyễn Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_tiet.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Tiết 30: Ôn tập cuối kì I - Nguyễn Thị Yến

  1. TIẾT 30: ÔN TẬP CUỐI KÌ I GV: Nguyễn Thị Yến – THCS Kim Chân
  2. Mạch gỗ Vỏ rễ Nước Chất khoáng Nước và chất khoáng Con đường hấp thụ nước và chất khoáng từ đất vào Hình 30.1 mạch gỗ của rễ
  3. Hình 31.1. Con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người
  4. Thận Ống dẫn nước tiểu Bàng quang Ống đái Sơ đồ sự tạo thành nước tiểu và Hình 31.3 Sự thải mồ hôi qua da Hình 31.4 thải nước tiểu ra ngoài ở người 31.4
  5. I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC
  6. 1. Thành phần hoá học, cấu trúc và tính chất của nước: Nước được cấu tạo từ hai nguyên tử là oxygen và hydrogen. Nước có tính phân cực nên là dung môi hòa tan nhiều chất cho cơ thể.
  7. 2.Vai trò của nước đối với sinh vật. Nước: - Là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể. - Là nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ trong quang hợp. - Là dung môi hòa tan nhiều chất góp phần vận chuyển các chất và điều hòa thân nhiệt.
  8. 3.Vai trò của chất dinh dưỡng đối với sinh vật. − Chất dinh dưỡng cung cấp nguyên liệu và năng lượng để sinh vật thực hiện các quá trình sống. − Thực vật: dinh dưỡng là các chất khoáng lấy từ đất, các nguồn phân bón − Động vật: dinh dưỡng là protein, carbohydrate, lipit, vitamin và chất khoáng lấy từ nguồn thức ăn.
  9. 4. Sự vận chuyển nước trong cây. Nước Chất hữu cơ Mạch gỗ Mạch rây Nước và khoáng chất Hình 30.2 Sự vận chuyển các chất trong cây Nước và chất khoáng hoà tan trong đất được các tế bào lông hút hấp thụ vào rễ rồi vận chuyển từ rễ lên thân cây và lá nhờ mạch gỗ. Chất hữu cơ do lá tổng hợp được vận chuyển đến nơi cần dung hoặc nơi dự trữ nhờ mạch dây.
  10. 5.Quá trình thoát hơi nước ở lá. Khí khổng mở CO2 H2O O2 Khí khổng đóng Hình 30.4 Khí khổng mở giúp hơi nước, O2 và nước giải phóng ra ngoài không khí và CO2 khuếch tán vào lá Thoát hơi nước ở lá góp phần vận chuyển nước và khoáng chất trong cây, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp khí CO2 đi vào bên trong lá và giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường. Quá trình thoát hơi nước ở lá cây phụ thuộc vào sự đóng mở của khí khổng.
  11. 6. Nhu cầu sử dụng nước và con đường trao đổi nước ở động vật. Hình 31.2 Nhu cầu nước khác nhau ở một số động vật Thận Ống dẫn nước tiểu Bàng quang Ống đái Hình 31.3 Sự thải mồ hôi qua da Hình 31.4 Sơ đồ sự tạo thành nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài ở người Nhu cầu sử dụng nước ở động vật phụ thuộc vào tuổi, đặc điểm sinh học, môi trường sống, Động vật lấy nước vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn, nước uống; nước thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và mồ hôi.
  12. II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
  13. BÀI 29: VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI SINH VẬT Câu 1: Con người mất bao nhiêu lượng nước của cơ thể thì tử vong? A. 3 đến 5%. B. 2 đến 4%. C. 6 đến 8%. D. 12 đến 20%. Câu 2: Sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất phụ thuộc vào đâu? A. Đồng bằng. B. Nhà ở. C. Nguồn nước. D. Chất dinh dưỡng. Câu 3: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc và tính chất của nước? A. Là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi. B. Sôi ở 100oC và đông đặc ở 0oC. C. Do có tính phân cực, nước là dung môi hòa tan nhiều chất. D. Mỗi phân tử nước gồm hai nguyên tử oxygen liên kết với 1 nguyên tử hydrogen.
  14. Câu 4: Vai trò của Lipit là gì? A. Dự trữ năng lượng B. Chống mất nhiệt C. Là dung môi hòa tan một số vitamin giúp cơ thể hấp thụ được D. Cả A, B và C Câu 5: Vai trò nào dưới đây không là vai trò của vitamin? A. Là thành phần thiết yếu cấu tạo tế bào. B. Tham gia vào quá trình trao đổi chất. C. Bảo vệ tế bào và cơ thể. D. Cung cấp và dự trữ năng lượng. Câu 6. Tại sao khi bị táo bón, bác sĩ thường khuyên chúng ta uống nhiều nước? A. Nước giúp bề mặt niêm mạc ẩm ướt. B. Nước giúp thải các chất thải của cơ thể. C. Nước cần cho não để tạo hormon. D. Nước giúp điều chỉnh thân nhiệt.
  15. BÀI 30: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT Câu 1: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua A. miền lông hút. B. miền chóp rễ. C. miền sinh trưởng. D. miền trưởng thành. Câu 2: Khi tế bào khí khổng no nước thì A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra. B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra. C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra. D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra. Câu 3: Khi tế bào khí khổng mất nước thì A. thành mỏng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại. B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong theo, khí khổng đóng lại. C. thành dảy căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng đóng lại. D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng khép lại.
  16. Câu 4: Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng? A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động. B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển chất hữu cơ. C. Mạch gỗ vận chuyển đường glucôzơ, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác. D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ. Câu 5: Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày? A. Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất) chỉ có thuốc nhuộm vàng. B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ. C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ. D. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng. Câu 6: Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng. Hiện tượng không có khí khổng trên mặt lá của cây có tác dụng nào sau đây? A. Tránh nhiệt độ cao làm hư hại các tế bào bên trong lá. B. Giảm sự thoát hơi nước của cây. C. Giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời. D. Tăng tế số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá
  17. Bài 31: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT Câu 1. Động vật thu nhận thức ăn từ môi trường ngoài chủ yếu thông qua hoạt động nào? A. Thở B.Ăn C. Uống D.Ăn và uống Câu 2. Việc vận chuyển các chất trong cơ thể động vật do hệ cơ quan nào phụ trách A.Hệ tuần hoàn B. Hệ bài tiết C.Hệ tiêu hóa D.Hệ nội tiết Câu 3.Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về vòng tuần hoàn lớn: A. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu O2 và các chất bài tiết đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất dinh dưỡng và khí CO2 trở về tim. B. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu khí CO2 và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất bài tiết và khí O2 trở về tim C. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu chứa khí CO2 và các chất bài tiết đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận máu giàu khí O2 và các chất dinh dưỡng trở về tim D. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu O2 và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất bài tiết và khí CO2 trở về tim
  18. Câu 4. Để cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt cần: A. Ăn nhiều thịt, không ăn rau xanh. B. Ăn nhiều chất xơ, bớt thức ăn chứa nhiều đạm C. Ăn uống đủ chất, đa dạng về loại thức ăn và đảm bảo vệ sinh ăn uống D. Thích gì ăn đấy. Câu 5. Thiếu vitamin A, cơ thể mắc loại bệnh nào? A. Khô mắt B. Quáng gà C. Đau mắt đỏ D. Không có biểu hiện Câu 6. Bạn An nặng 30 kg. Dựa theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng quốc gia, thể tích nước bạn An cần cung cấp cho bản thân mỗi ngày là: A. 700 ml B. 1200 ml C. 40 ml D. 288 ml
  19. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ôn tập chuẩn bị thi cuối kì I - Chuẩn bị các thí nghiệm như trong bài 32.