Bài giảng Hóa học 7 - Tiết 2, Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (tiết 2)
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học 7 - Tiết 2, Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_hoa_hoc_7_tiet_2_bai_1_phuong_phap_va_ki_nang_hoc.pptx
Nội dung text: Bài giảng Hóa học 7 - Tiết 2, Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (tiết 2)
- Tiết 2: Bài 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Tiết 2) KIỂM TRA Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là gì ? ĐÁP ÁN: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên: là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.
- Tiết 2: Bài 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Tiết 2) I. Một số kĩ năng tiến trình học tập môn khoa học tự nhiên. 1. Kĩ năng quan sát, phân loại: a. Kĩ năng quan sát: là sử dụng một hoặc nhiều giác quan để thu nhận thông tin về các đặc điểm, kích thước, hình dạng, kết cấu, vị trí . của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. * Để mở rộng phạm vi quan sát và có thông tin kết quả chính xác hơn, cần sử dụng các dụng cụ để quan sát như: thước đo, kính hiển vi, (VD: Bước 2; 4 của TN H1.1 đã sử dụng kĩ năng quan sát)
- b. Kĩ năng phân loại: là kĩ năng nhận dạng đặc điểm, tính chất đặc trưng, phổ biến của sự vật, hiện tượng để xếp vào các nhóm (Ở lớp 7, biết được thêm nhóm các đối tượng, khái niệm hoặc sự kiện thành các danh mục, theo các tính năng hoặc đặc điểm được lựa chọn).
- 2. Kĩ năng liên kết: liên quan đến sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định mối quan hệ mới của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.
- 3. Kĩ năng đo: khi thực hiện thí nghiệm cần biết chức năng, độ chính xác, giới hạn đo, của các dụng cụ và thiết bị khác nhau để lựa chọn và sử dụng chúng một cách thích hợp.
- * Chú ý: Các bước đo: (1) Ước lượng ( khối lượng, chiều dài của vật) để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo phù hợp. (2) Thực hiện các phép đo, ghi kết quả đo và xử lý số liệu đo. (3) Nhận xét độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo. (4) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được. 4. Kĩ năng dự báo: là kĩ năng để đề xuất điều gì sẽ xảy ra dựa trên các quan sát, kiến thức, sự hiểu biết và suy luận của con người về sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.
- Chú ý: - Có thể dự báo định tính ( dựa vào các hiểu biết, đánh giá và suy luận của các chuyên gia) - Có thể dự báo định lượng chính xác hơn khi sử dụng mô hình để tính toán. - Bước 2 của PP tìm hiểu tự nhiên thường sử dụng kĩ năng dự báo để giải quyết vấn đề đặt ra.
- Câu 1: Kĩ năng quan sát là kĩ năng: A. sử dụng một hoặc nhiều giác quan để thu nhận thông tin về các đặc điểm, kích thước, hình dạng, kết cấu, vị trí . của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. B. sử dụng một hoặc nhiều giác quan để thu nhận thông tin về các đặc điểm, kích thước, hình dạng, kết cấu, vị trí . của các sự vật, hiện tượng trong nhà trường C. sử dụng một hoặc nhiều giác quan để thu nhận thông tin về các đặc điểm, kích thước, hình dạng, kết cấu, vị trí . của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống D. sử dụng một hoặc nhiều giác quan để thu nhận lí thuyết về các đặc điểm, kích thước, hình dạng, kết cấu, vị trí . của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.
- Câu 2: Kĩ năng phân loại là: A. kĩ năng nhận dạng đặc điểm, tính chất đặc trưng, phổ biến của sự vật, hiện tượng để xếp vào các lớp, B. kĩ năng nhận dạng đặc điểm, tính chất đặc trưng, phổ biến của sự vật, hiện tượng để xếp vào các nhóm, C. kĩ năng nhận dạng hình thái, tính chất đặc trưng, phổ biến của sự vật, hiện tượng để xếp vào các nhóm, D. kĩ năng nhận dạng hình thái, tính chất đặc biệt, phổ biến của sự vật, hiện tượng để xếp vào các nhóm,
- Câu 3: Kĩ năng liên kết: A. liên quan đến sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều chưa biết nhằm xác định mối quan hệ mới của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. B. liên quan đến sử dụng các số liệu thống kê, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định mối quan hệ mới của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. C. liên quan đến sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định mối quan hệ mới của các sự vật, hiện tượng trong thực tiễn. D. liên quan đến sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định mối quan hệ mới của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.
- Câu 4: Chọn đáp án đúng: A. Kĩ năng đo: khi thực hiện lí thuyết cần biết chức năng, độ chính xác, giới hạn đo, của các dụng cụ và thiết bị khác nhau để lựa chọn và sử dụng chúng một cách thích hợp. Kĩ năng dự báo: là kĩ năng để đề xuất điều gì sẽ xảy ra dựa trên các quan sát, kiến thức, sự hiểu biết và suy luận của con người về sự vật và hiện tượng trong đời sống. B. Kĩ năng đo: khi thực hiện thí nghiệm cần biết chức năng, độ chính xác, giới hạn đo, của các dụng cụ và thiết bị khác nhau để lựa chọn và sử dụng chúng một cách thích hợp. Kĩ năng dự báo: là kĩ năng để đề xuất điều gì sẽ xảy ra dựa trên các quan sát, kiến thức, sự hiểu biết và suy luận của con người về sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.
- Câu 5. Đâu không phải là kĩ năng tiến trình khi học tập môn KHTN ? A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt B. Kĩ năng quan sát, phân loại C. Kĩ năng dự báo D. Kĩ năng đo Câu 6: Sắp xếp lại cho đúng các bước của kĩ năng đo: 2 (A) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo. 1 (B) Ước lượng (khối lượng, chiều dài, của vật) để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp. 4 (C) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được. 3 (D) Nhận xét độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.