Bài giảng Địa lí Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-Xtray-Li-A

pptx 23 trang Tố Thương 21/07/2023 5720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-Xtray-Li-A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_bai_21_phuong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Địa lí Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-Xtray-Li-A

  1. Chào mừng các em đã đến với tiết học ngày hôm nay Lớp 7B (Lịch sử và địa lí)
  2. Bài 21 Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô -Xtray-Li-A (1 Tiết)
  3. Học xong bài này, em sẽ: 1. Phân tích được phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản 2. Phân tích được phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật 3. Phân tích được phương thức khai thác, sử dụng và abor vệ tài nguyên đất
  4. 1. Phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản Dựa vào hình 21 và thông tin trong bài, em hãy -Nhóm 1,2 kể tên các khoáng sản chính được khai thác ở Ô- Nhóm 1 Nhóm 2 Xtray-Li-A. Đồng thời hãy cho biết các khoảng sản đó được phân bố ở khu vực nào? -Nhóm 3,4 cho biết Ô-Xtray- Nhóm 3 Nhóm 4 Li-A đã sử dụng nguồn tài nguyên như thế nào? (5 phút)
  5. 1. Phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản Nhóm 1,2 => -Các khoáng sản chính được khai thác ở Ô-Xtray-Li-A: +Than đá : Phía đông +U-ra-ni-um: Phía bắc, đông nam, hoang mạc Vic-To-Ri-A +Ni-ken: Hoang mạc Vic-To-Ri-A +Chì: Đồng bằng Ac-Tê-Di-A +Bô-xít: Phía tây nam và đông bắc của Ô-Xtray-Li-A +Đồng: Phía bắc của Ô-Xtray-Li-A +Quặng sắt: Phía tây bắc và phía nam +
  6. 1. Phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản • Nhóm 3,4 => -Cách sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản của Ô-Xtray-Li-A: +Ô-Xtray-Li-A đã và đang tiến hành khai thác khoáng sản một cách hiệu quả nhờ áp dụng các phương pháp khai thác tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế (sử dụng rô bốt để khai thác, dùng tàu và xe tự hành cỡ lớn để vận chuyển, ) +Đặc biệt, Ô-Xtay-Li-A đã thành công trong việc kết hợp hài hòa các vấn đề bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và hiệu quả thương mại
  7. 1. Phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản - Ô-xtrây-li-a là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng khai thác than đá, u-ra-ni-um, ni-ken, chì và đứng trong nhóm 6 nước khai thác nhiều bô-xít, đồng, vàng, quặng, sắt và kim cương. - Ô-xtrây-li-a đã và đang khai thác khoáng sản một cách hiệu quả do áp dụng các phương pháp khai thác tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế như sử dụng rô-bốt, tàu xe tự hành cỡ lớn, - Là quốc gia thành công trong việc kết hợp hài hòa các vấn đề bảo vệ môi trường, trách nghiệm xã hội và hiệu quả thương mại. - Ngành công nghiệp khai khoáng đóng góp đáng kể cho kinh tế.
  8. 2. Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật Dựa vào bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy: -Nhóm 1,2 nhận xét sự biến động diện tích rừng của Ô-Xtray Nhoḿ 1 Nhoḿ 2 -Li-A trong giai đoạn 1990- 2020 -Nhóm 3,4 cho biết thực trạng, nguyên nhân và Ô-Xtray-Li-A ́ ́ đã thực hiện những biện pháp Nhom 3 Nhom 4 nào để bảo vệ tài nguyên sinh vật? (3 phút)
  9. 2. Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật • Nhóm 1,2 => -Sự biến động diện tích rừng của Ô-Xtray-Li-A trong giai đoạn 1990-2020: +Diện tích rừng của Ô-Xtray-Li-A trong giai đoạn 1990-2010 có xu hướng giảm từ 133,3 ha năm 1990 xuống 129,5 triệu ha năm 2010 (giảm 4,3 triệu ha) +Từ năm 2010 đến năm 2020, rừng được phục hồi, diện tích rừng từ 129,5 triệu ha năm 2010 tăng lên 134 triệu ha năm 2020 (tăng 4,5 triệu ha), chỉ trong vòng 10 năm số diện tích rừng được phục hồi lớn hơn diện tích rừng bị suy giảm trong 20 năm trước đó.
  10. 2. Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật • Nhóm 3,4 => *Ô-Xtray-Li-A có tài nguyên sinh vật phong phú -Thực trạng: Số lượng các loài động thực vật hoang dã, nhất là các loài sinh vật đặc hữu đang suy giảm đáng kể -Nguyên nhân: +Khí hậu khô hạn +Biện đổi khí hậu làm cho cháy rừng gia tăng -Ô-Xtray-Li-A đã thực hiện những biện pháp để bảo vệ tài nguyên sinh vật: +Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, công viên biển, vườn quốc gia, +Đề ra những chiến lược bảo tồn các quần thể sinh vật và cảnh quan bản địa, góp phần quan trọng duy trì tính đa dạng của tài nguyên sinh vật quốc gia
  11. • Video về cháy rừng
  12. • Vườn quốc gia KakaDu miền bắc Ô-Xtray-Li-A
  13. 2. Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật • -Ô-Xtray-Li-A có tài nguyên sinh vật phong phú, tuy nhiên hiện nay số lượng loài động vật hoang dã đang bị suy giảm • -Biện pháp: Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên công viên ven biển, vườn quốc gia, Đồng thời đề ra các chiến lược để bảo tồn các quần thể sinh vật và cảnh quan bản địa
  14. 3. Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất • Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích những biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất của Ô- ả ớ Xtray-Li-A . (2 phút) C l p
  15. 3. Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất => -Do nguồn nước hạn chế, phần lớn diện tích đất thường bị khô hạn, kém màu mỡ, Ô-Xtray-Li-A chú trọng phát triển ngành chăn nuôi gia súc (đặc biệt là cừu). Các loại cây chịu hạn được trồng theo hình thức quảng canh. -Vì đất dễ bị suy thoái do phải sử dụng nhiều phân bón vô cơ để thay thế, từ năm 1989, Ô-Xtray-Li-A triển khai "chương trình quốc gia về chăm sóc" đất để thúc đẩy các phương pháp canh tác mới, phủ xanh đất trồng, phổ biến các giải pháp kĩ thuật,
  16. 3. Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất • -Phần lớn diện tích đất của Ô-Xtray-Li-A thường bị khô hạn, kém màu mỡ, nên ngành chăn nuôi gia súc được chú trọng. • -Các loại cây chịu hạn được được trồng theo hình thức quảng canh. Tuy nhiên, đất dễ bị suy thoái do phải sử dụng nhiều phân bón vô cơ • -Từ năm 1989, Ô-Xtray-Li-A triển khai "chương trình quốc gia về chăm sóc" đất đã góp phần bảo vệ tài nguyên đất, thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp theo hướng mới với nhiều triển vọng
  17. Cảm ơn các em đã lắng nghe nhé!