Bài giảng dạy học trên truyền hình Ngữ văn 7 - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Nguyễn Thị Như Quỳnh

pptx 40 trang ngohien 9080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng dạy học trên truyền hình Ngữ văn 7 - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Nguyễn Thị Như Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_day_hoc_tren_truyen_hinh_ngu_van_7_chuyen_doi_cau.pptx

Nội dung text: Bài giảng dạy học trên truyền hình Ngữ văn 7 - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Nguyễn Thị Như Quỳnh

  1. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG Giáo viên : Nguyễn Thị Như Quỳnh Trường : THCS Ngũ Hiệp – Thanh Trì
  2. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm câu chủ động và câu bị động. - Nắm được quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng câu chủ động và câu bị động. - Rèn kĩ năng chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - Rèn kĩ năng đặt câu, viết đoạn có sử dụng câu chủ động, câu bị động. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng linh hoạt, hiệu quả câu chủ động và câu bị động để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
  3. Tiến trình bà I/ Câu chủ động và câu bị động i học II/ Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động III/ Luyện tập IV/ Hướng dẫn về nhà
  4. I/ Câu chủ động và câu bị động
  5. Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau và cho biết ý nghĩa của những chủ ngữ đó a) Mọi người yêu mến em. b) Em được mọi người yêu mến. c) Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân. d) Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.
  6. Em hãy xác định chủ ngữ của mỗi câu sau và cho biết ý nghĩa của những chủ ngữ đó? a) Mọi người // yêu mến em. CN VN CN (chủ thể) thực hiện hoạt động đối tượng Chủ ngữ là chủ thể Mọi người yêu mến em. của hoạt động ở vị ngữ (Người) (người) b) Em // được mọi người yêu mến. CN VN Chủ ngữ là CN (đối tượng) được hoạt động của chủ thể hướng vào đối tượng Em được mọi người yêu mến của hoạt động (Người) (người) ở vị ngữ
  7. Em hãy xác định chủ ngữ của mỗi câu sau và cho biết ý nghĩa của những chủ ngữ đó? Mọi người // yêu mến em. Em // được mọi người yêu mến. CN VN CN VN CN Thực hiện hoạt động Được hoạt động Mọi người em CN Em mọi người yêu mến yêu mến hướng vào Chủ ngữ là chủ thể Chủ ngữ là đối tượng của hoạt động ở vị ngữ của hoạt động ở vị ngữ
  8. Em hãy xác định chủ ngữ của mỗi câu sau và cho biết ý nghĩa của những chủ ngữ đó? c) Người ta // dựng một lá cờ đại ở giữa sân. CN VN Chủ ngữ là chủ thể của hoạt động ở vị ngữ CN Thực hiện hoạt động một lá cờ đại Người ta dựng d) Một lá cờ đại// được người ta dựng ở giữa sân. CN VN Chủ ngữ là đối tượng Được hoạt động CN người ta của hoạt động ở vị ngữ Một lá cờ đại dựng hướng vào
  9. Sơ đồ cấu tạo câu chủ động Chủ ngữ Vị ngữ Chủ thể hoạt động đối tượng (Người/ vật) (động từ) (người/ vật) Mọi người yêu mến em. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
  10. Sơ đồ cấu tạo câu bị động Chủ ngữ Vị ngữ Đối tượng bị/ chủ thể hoạt động (Người/ vật) được (người/ vật) (động từ) Em được mọi người yêu mến. Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.
  11. Ghi nhớ (SGK trang 57) - Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể hoạt động). - Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
  12. BÀI TẬP VẬN DỤNG Em hãy cho biết các câu sau có phải câu bị động không? Vì sao? a) Nam // bị đau tay. -> Chủ ngữ Nam không được hoạt động của đối tượng khác hướng vào => Câu a) không phải câu bị động b) Nam // được giải Nhất trong cuộc thi vẽ. -> Chủ ngữ Nam không được hoạt động của đối tượng khác hướng vào. => Câu b) không phải câu bị động
  13. Không phải câu nào Lưu ý có các từ “bị, được” cũng là câu bị động.
  14. II/ Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
  15. Cách chuyển câu chủ động thành câu bị động (Cách 1) Câu chủ ở giữa NChủgười thể ta // hoạtdựng động một đốilá tượngcờ đại động sân. Câu bị Một lá cờ đại // được người ta dựng ở giữa sân. động Đối tượng bị/ được chủ thể hoạt động
  16. SƠ ĐỒ Cách chuyển câu chủ động thành câu bị động (Cách 1) Câu chủ Chủ thể hoạt động đối tượng động Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân. bị/ hoạt Đối tượng chủ thể Câu bị được động động Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.
  17. Cách chuyển câu chủ động thành câu bị động (Cách 2) Người ta // ở giữa Câu chủ dựng một lá cờ đại động Chủ thể hoạt động đối tượng sân. Câu bị Một lá cờ đại // dựng ở giữa sân. động Đối tượng hoạt động
  18. SƠ ĐỒ Cách chuyển câu chủ động thành câu bị động (Cách 2) Câu chủ Chủ thể Hoạt động Đối tượng động Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân. Câu bị Đối tượng Hoạt động động Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
  19. Lưu ý Câu bị động không bắt buộc phải có các từ “bị, được”.
  20. BÀI TẬP VẬN DỤNG Em hãy chuyển các câu chủ động sau thành câu bị động theo hai cách được học a)Thầy giáo phê bình Nam. b)Tôi mượn quyển sách này ở thư viện. c) Tôi tặng cô ấy bức tranh.
  21. BÀI TẬP VẬN DỤNG Em hãy chuyển các câu chủ động sau thành câu bị động theo hai cách được học: a)Thầy giáo phê bình Nam. => (1) Nam bị thầy giáo phê bình. => (2) Nam phê bình. => (2) Nam bị phê bình. b) Tôi mượn quyển sách này ở thư viện. => (1) Quyển sách này được tôi mượn ở thư viện. => (2) Quyển sách này mượn ở thư viện.
  22. BÀI TẬP VẬN DỤNG Em hãy chuyển các câu chủ động sau thành câu bị động theo hai cách được học: c) Tôi tặng cô ấy bức tranh. => (1) Cô ấy được tôi tặng bức tranh. => (2) Bức tranh được tôi tặng cô ấy.
  23. Không phải trường hợp nào Lưu ý cũng biến đổi được câu chủ động thành câu bị động theo hai cách.
  24. GHI NHỚ 2 (SGK trang 64) Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: - Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy. - Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
  25. SƠ ĐỒ Hai cách chuyển câu chủ động thành câu bị động Câu bị Cách 1 động Đối tượng bị/ được Chủ thể Hoạt động Câu chủ Chủ thể Hoạt động Đối tượng động Câu bị Cách 2 động Đối tượng Hoạt động
  26. III/ LUYỆN TẬP
  27. Bài 1: Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau a) Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII. b) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim. c) Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. Hướng dẫn câu a) Câu Chủ thể Hoạt động Đối tượng chủ động Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII. Câu Hoạt Đối tượng bị/ được Chủ thể bị động động Cách 1 từ thế kỉ Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây XIII. Cách 2 từ thế kỉ Ngôi chùa ấy xây XIII.
  28. Bài 1: Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau -> Cách 1: Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm b) Người ta làm bằng gỗ lim. tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim. -> Cách 2: Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim. -> Cách 1: Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên c) Chàng kị sĩ gốc đào. buộc con ngựa bạch bên gốc đào. ->Cách 2: Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
  29. Bài 2: Em hãy cho biết, có thể thay thế từ “bị” cho từ “được” và ngược lại trong những câu bị động sau không? Vì sao? a) Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. b) Tác giả Hoài Thanh được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật. Þ Không thể thay đổi từ “được” thành từ “bị”. Þ Người viết sử dụng từ “được” hàm ý đánh giá tích cực về các tác giả, tác phẩm Văn học nổi tiếng.
  30. Bài 2: Em hãy cho biết, có thể thay thế từ “bị” cho từ “được” và ngược lại trong những câu bị động sau không? Vì sao? c) Một ngày cuối năm năm tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. ( ) (Theo Nguyễn Quang Sáng) d) ( ) Hắn bị chị túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. (Theo Ngô Tất Tố) Þ Không thể thay đổi từ “bị” thành từ “được”. Þ Người viết sử dụng từ “bị” để hàm ý đánh giá tiêu cực, tổn thất về nhân vật được nói đến.
  31. Bài 3: Em hãy quan sát các hình ảnh sau, đặt câu chủ động thích hợp và chuyển các câu đó thành câu bị động Hình Hình ảnh 1 ảnh 2 Hình Hình ảnh 3 ảnh 4
  32. Bài 3: Em hãy quan sát các hình ảnh sau, đặt câu chủ động thích hợp và chuyển các câu đó thành câu bị động Hình ảnh 1 - Câu chủ động: Các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tận tình, chu đáo. - Câu bị động: Bệnh nhân được các bác sĩ chăm sóc tận tình, chu đáo.
  33. Bài 3: Em hãy quan sát các hình ảnh sau, đặt câu chủ động thích hợp và chuyển các câu đó thành câu bị động Hình ảnh 2 - Câu chủ động: Chính phủ đưa máy bay tới đón kiều bào trở về nước từ tâm dịch. - Câu bị động: Kiều bào được Chính phủ đưa máy bay tới đón trở về nước từ tâm dịch.
  34. Bài 3: Em hãy quan sát các hình ảnh sau, đặt câu chủ động thích hợp và chuyển thành câu bị động Hình ảnh 3 - Câu chủ động: Mọi người thường xuyên sử dụng khẩu trang. - Câu bị động : Khẩu trang được mọi người thường xuyên sử dụng.
  35. Bài 3: Em hãy quan sát các hình ảnh sau, đặt các câu chủ động thích hợp và chuyển thành câu bị động Hình ảnh 4 - Câu chủ động: Thầy cô giáo dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ. - Câu bị động: Lớp học được thầy cô giáo dọn vệ sinh sạch sẽ.
  36. Bài tập 4: Em hãy viết đoạn văn khoảng 15 câu, có sử dụng câu bị động để trình bày suy nghĩ về những người anh hùng thầm lặng trong bối cảnh đất nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Gợi ý: * Hình thức: Đoạn văn ngắn khoảng 15 câu. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động * Nội dung: Suy nghĩ của em về người anh hùng thầm lặng giữa bối cảnh đất nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh. * Lưu ý: Sử dụng câu bị động để diễn tả ý nghĩa của những hành động cao đẹp trong bối cảnh cả nước đang chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
  37. Đoạn văn tham khảo Việt Nam - đất nước của những bản anh hùng ca vĩ đại, đất nước của những con người kiên cường, bất khuất, sẵn sàng dâng hiến cả đời mình cho Tổ quốc thân yêu. Trong chiến tranh đau thương hay cuộc sống thanh bình, đất nước đã tạc ghi biết bao tấm gương anh hùng phi thường, làm nên kỳ tích. Và hôm nay, trong những ngày cả nước sục sôi quyết tâm đẩy lùi đại dịch COVID-19, bao người con của đất Việt lại viết tiếp bản anh hùng ca ấy với những việc làm, nghĩa cử cao đẹp, thầm lặng. Họ là ai bạn biết không? Đó là hàng ngàn chiến sĩ biên phòng ngày đêm băng rừng vượt suối bảo vệ biên giới Tổ quốc, là hàng ngàn tình nguyện viên sẵn sàng phục vụ trong các khu cách ly, là hàng ngàn bác sĩ căng mình chiến đấu đẩy lùi bệnh tật. Nhờ sự cống hiến và hi sinh thầm lặng đó, hàng chục bệnh nhân đã được chữa trị thành công. Hàng ngàn kiều bào được Tổ quốc dang tay chào đón trở về từ các vùng dịch. Hàng chục ngàn người dân được đảm bảo an toàn trong các khu cách ly . Anh hùng không ở đâu xa, họ ở ngay cạnh chúng ta, và có lẽ ở trong chính chúng ta Chỉ bằng một hành động nhỏ thôi “một người vì mọi người” mỗi chúng ta có thể làm nên những điều phi thường. Ngay lúc này, chúng ta hãy trở thành một người hùng thầm lặng, sẵn sàng hành động nối tiếp bản trường ca hào hùng của đất Việt thân yêu!
  38. Khái Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ chủ thể hoạt động. niệm Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ chỉ đối tượng của hoạt động. CÂU Chuyển từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ ấy. CHỦ Cách ĐỘNG chuyển VÀ đổi Chuyển từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời CÂU lược bỏ hoặc biến từ chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận BỊ không bắt buộc trong câu. ĐỘNG Lưu ý Không phải câu nào có các từ “bị, được” cũng là câu bị động.
  39. Hướng dẫn tự học 01 Học bài 02 Làm bài tập 2 SGK, trang 65 03 Chuẩn bị bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
  40. CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE