Bài giảng Công nghệ Khối 7 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 6, Bài 12: Ngành thủy sản ở Việt Nam

pptx 64 trang Tố Thương 21/07/2023 7060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ Khối 7 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 6, Bài 12: Ngành thủy sản ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_nghe_khoi_7_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_6.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ Khối 7 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 6, Bài 12: Ngành thủy sản ở Việt Nam

  1. Trò chơi: Ai nhanh hơn.
  2. Tên của vật nuôi là gì? Lợn Móng Cái
  3. Tên của vật nuôi là gì? Bò vàng Việt Nam
  4. Tên của vật nuôi là gì? Gà ác
  5. Tên của vật nuôi là gì? Tôm sú
  6. Tên của vật nuôi là gì? Cua biển
  7. Tên của vật nuôi là gì? Cá chép
  8. Các vật nuôi này sống trong môi trường nào ? Trên cạn
  9. Các vật nuôi này sống trong môi trường nào ? Môi trường nước
  10. Vậy nuôi tôm, cua, cá gọi là ngành gì ?
  11. CHƯƠNG 6 . NUÔI THỦY SẢN BÀI 12: NGÀNH THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
  12. Hoạt động nuôi thủy sản có tác động thế nào đến nền kinh tế của nước ta?
  13. 1. VAI TRÒ CỦA NGHÀNH THỦY SẢN TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HS quan sát hình 12.1, thảo luận nhóm 4 và hoàn thành câu hỏi phiếu học tập số 1 trong 5 phút . Nêu vai trò của ngành thủy sản nước ta được minh họa trong hình 12.1?
  14. 12.1a : Cung cấp thực phẩm cho con người như cua, tôm, cá, hào
  15. 12.1b: Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm và các ngành công nghiệp khác.
  16. Cung cấp nguyên liệu cho ngành chăn nuôi
  17. Xuất khẩu thủy sản như cua, tôm, cá tra, cá ngừ
  18. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
  19. Góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia.
  20. Vì sao nuôi thủy sản ven biển, hải đảo lại góp phần đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia? Vì người dân chỉ được nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trong phạm vi lãnh thổ của nước mình.
  21. Vậy ngành thủy sản có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta? Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế nước ta là: - Cung cấp thực phẩm cho con người - Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác - Xuất khẩu thủy sản - Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động - Góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia.
  22. 2. MỘT SỐ THỦY SẢN CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO Ở VIỆT NAM. 2.1. Nguồn lợi thủy sản của Việt Nam Nước ta có những lợi thế gì để phát triển ngành nuôi thủy sản?
  23. Việt Nam có những lợi thế để phát triển ngành nuôi thủy sản: - Thủy sản nước mặn. - Thủy sản nước lợ. - Thủy sản nước ngọt.
  24. Bờ biển Việt Nam trải dài từ Móng Cái ở phía bắc đến Hà Tiên ở phía tây nam( chưa kể các bờ biển của hải đảo)
  25. Thủy sản nước lợ thường được nuôi ở vũng, vịnh và các vùng biển ven các đảo. Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ Nuôi cá lồng bè nước lợ
  26. Hệ thống sông ngòi nước ngọt Việt Nam
  27. Nuôi cá chép giòn ở miền tây
  28. Thu hoạch tôm càng xanh
  29. Nuôi thâm canh: nuôi ở trình độ kĩ thuật cao, tuân thủ các quy tắc chặt chẽ trong quá trình phát triển và sinh trưởng của đối tượng nuôi từ chọn giống, thức ăn, mật độ nuôi, hệ thống ao đầm, cấp thoát nước . bảo đảm điều kiện môi trường phù hợp với đặc điểm sinh lý của thủy sản nuôi.
  30. 2.2. Một số thủy sản có giá trị cao ở Việt Nam HS quan sát hình 12.2, thảo luận cặp đôi và hoàn thành câu hỏi phiếu học tập số 2 trong 5 phút . Kể tên và cho biết môi trường sống của các loại thủy sản trong hình 12.2 ?
  31. Đáp án phiếu học tập số 2 12.2.b Tôm càng sống nước ngọt 12.2 d Tôm hùm sống nước mặn
  32. Vậy trong các loại thủy sản chúng ta vừa tìm hiểu thì loại thủy sản nào được xuất khẩu nhiều ở Việt Nam? a. Tôm Tôm thẻ chân Tôm càng Tôm sú Tôm hùm trắng xanh
  33. Tôm sú và tôm thẻ chân trắng sống trong môi trường nước nào? Thích hợp nuôi ở đâu? Tôm sú và tôm thẻ chân trắng sống trong môi trường nước lợ? Thích hợp nuôi ở vùng ao, đầm ven biển hoặc bãi bồi ở các tỉnh ven biển miền trung, miền nam như Cà Mau, Bạc Liêu,
  34. Nuôi tôm sú nước lợ
  35. Tôm càng xanh sống trong môi trường nước nào? Thích hợp nuôi ở đâu? Tôm càng xanh sống trong môi trường nước ngọt. Thích hợp nuôi trong ao, ruộng lúa.
  36. Mô hình lúa – tôm càng xanh tại tỉnh Bến Tre Hiện nay ở huyện thới bình ( cà mau) cũng đang thực hiện mô hình này.
  37. Tôm hùm sống trong môi trường nước nào? Thích hợp nuôi ở đâu? Tôm hùm sống trong môi trường nước nào mặn. Thích hợp nuôi trong lồng, bè trên biển 1số tỉnh như Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  38. Nuôi tôm hùm bông ở tỉnh Phú Yên
  39. b. Cá nước ngọt Cá tra và cá ba sa có giá trị dinh dưỡng như thế nào ? Cá tra và cá ba sa có thịt màu trắng, hàm lượng đạm cao, dễ tiêu hóa, vị thơm ngon nên được nuôi để xuất khẩu.
  40. Nuôi cá tra ở đồng bằng sông cửu long
  41. Phân biệt cá tra và cá ba sa
  42. Cá tra Cá ba sa
  43. c. Cá biển Cá biển sống trong môi trường nước nào? Kể tên vài loại cá biển mà em biết? Cá mú sao Cá mú trân châu
  44. Cá mú đen Cá mú cọp Cá giò ( cá bớp)
  45. Cá vược( cá chẽm)
  46. Cá hồng Cá măng
  47. Ngoài các loại cá biển thì các loại thủy sản nước mặn nào cũng đem lại giá trị cao cho người dân ? Cua biển Ghẹ biển
  48. Nghêu biển
  49. Tu hài vàng Tu hài đỏ Tu hài là một loài động vật thân mềm 2 mảnh có tên khoa học là lutraria philippinarum có vỏ hình bầu dục lớn, thon dài với hai van có kích thước bằng nhau. Đầu trước có phần cong sắc nét nhưng đầu sau lại tròn hơn, các van há hơi ở hai đầu, dài hơn ở đầu sau. Vỏ tu hài khá mỏng có các đường vân tròn đồng tâm hướng về đuôi.
  50. Ốc hương biển
  51. Trai lấy ngọc
  52. Trai lấy ngọc
  53. Luyện tập 1. Nuôi thuỷ sản có vai trò gì đối với nền kinh tế và đời sống xã hội? - Cung cấp thực phẩm cho con người, - Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác, - Xuất khẩu thuỷ sản, - Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, - Góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia. => Ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước.
  54. 2.Trong những năm vừa qua, nghề nuôi tôm ở đồng bằng Nam Bộ khá phát triển. Thấy nuôi tôm có lợi nhiều gia đình đã phá rừng ngập mặn ven biển để làm đầm nuôi tôm. theo em, cách làm như vậy đúng hay sai? Vì sao? Theo em là ko đúng vì thiên nhiên là do trời ban tặng, mỗi loài động, thực vật trên Trái Đất đều được sinh sống . Không chỉ vậy, có những năm thủy lợi phát triển mạnh nhưng cũng có năm không phát triển mạnh do đó không nên phá hoại của cải, vật chất thiên nhiên mà ông trời ban cho ta ngược lại phải quý trọng và giữ gìn chúng !
  55. Vận dụng Câu 1: Ở địa phương em hiện đang nuôi loại thủy sản nào và nuôi theo hình thức nào? - An Giang, Đồng Tháp: nuôi cá tra, cá basa. - Quảng Nam, Thái Bình: nuôi tôm thẻ chân trắng. - Phá Tam Giang-Cầu Hai (Huế): nuôi tôm sú, cua, cá kình, cá dìa, cá đối. - Gio Linh - Quảng Trị: nuôi cá vược và cá hồng Mỹ nước lợ.
  56. Câu 2: Em hãy tìm hiểu để mô tả lại cách nuôi trai lấy ngọc. Ngọc trai có giá trị như thế nào? - Cách nuôi trai lấy ngọc: Để có trai cho ngọc, người nuôi phải trải qua ít nhất 3 giai đoạn: giai đoạn nuôi vỗ, giai đoạn nuôi cấy và giai đoạn nuôi dưỡng. Sau đó sẽ thực hiện cấy ghép mô tế bào và nhân vào xoang màng áo ngoài của trai. Sau khi cấy ghép xong, trai được cho vào bể chứa, cố định trong túi lưới trồi treo xuống ao. - Ngọc trai có giá trị: làm trang sức, làm đồ trang trí, đem lại nguồn giá trị về kinh tế, mang ý nghĩa phong thủy.
  57. Ghi nhớ
  58. TIẾT HỌC HÔM NAY ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC HẸN GẶP LẠI CÁC EM VÀO TIẾT HỌC SAU!