Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến châu Âu (Thời sơ, trung kì trung đại) - Nguyễn Thị Quế

doc 6 trang Đào Khang 11/06/2024 2180
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến châu Âu (Thời sơ, trung kì trung đại) - Nguyễn Thị Quế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_lich_su_lop_7_su_hinh_thanh_va_phat_trien_c.doc

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến châu Âu (Thời sơ, trung kì trung đại) - Nguyễn Thị Quế

  1. PHỤ LỤC 4: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA Trường:THCS Phạm Hữu Chí Họ và tên GV: Nguyễn Thị Quế. Tổ: Sử - Địa - CD. TÊN BÀI DẠY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU ( Thời sơ, trung kì trung đại ) Thời lượng thực hiện : 1 tiết. I. Mục tiêu. 1.Kiến thức. - Nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu. - Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến. - Biết nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị. 2. Về năng lực. 2.1 Năng lực lịch sử. - Tìm hiểu lịch sử: Nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu. - Nhận thức và tư duy lịch sử: + Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến. + Biết nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị. - Vận dụng KT-KN: Đánh giá vai trò sự ra đời của thành thị trung đại đối với sự phát triển của XHPK ở châu Âu. 2.2. Năng lực chung. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. 3. Phẩm chất:
  2. - Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên: Lược đồ châu Âu thế kỉ V. 2. Học sinh: + Sưu tầm hình ảnh minh họa về cuộc sống của các giai cấp trong XHPK ở châu Âu. + Hình ảnh minh họa về lãnh địa phong kiến. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. (3 phút). a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được một số hình ảnh về châu Âu ở hiện tại . Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS xem 1 số hình ảnh giới thiệu về 1 số nước châu Âu thời hiện đại và thực hiện nhiệm vụ: Qua hình ảnh làm cho em liên tưởng đến châu lục nào hiện nay? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh và ghi câu trả lời vào giấy nháp và chuẩn bị câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV mời một số HS trả lời câu hỏi. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV giới thiệu bài mới: Khi đế quốc Ro-ma suy yếu các dân tộc phía bắc ngày càng lớn mạnh trong đó người Giéc-man đã tiến xuống và làm chủ hình thành nên các vương quốc và sau này là Anh, Pháp Họ thiết lập chế độ phong kiến và khi sản xuất phát triển ở đây hình thành nên các thành thị trung đại. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( 30 phút). Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu. a) Mục tiêu: HS Nắm được hoàn cảnh hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu. Khai thác và sử dụng kiến thức trong SGK. b) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv yêu cầu hs đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và
  3. trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: - Sau khi xâm chiếm Rô-ma người Giéc-man đã làm gì? - Những việc làm ấy làm cho xã hội phương Tây biến đổi như thế nào? - Lãnh chúa là những người như thế nào? - Nông nô do những tầng lớp nào hình thành? - Quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: Gv bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. -Cuối thế kỉ V, người Gíec-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma. Thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glôXắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt - Người Giéc-man đã chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau. Phong tước vị . - Biến đổi xã hội: Xuất hiện các giai cấp mới lãnh chúa và nông nô. - Nông nô phụ thuộc lãnh chúa → xã hội phong kiến hình thành. Hoạt động 2: Tìm hiểu về lãnh địa phong kiến. a) Mục tiêu: Biết được thế nào là lãnh địa phong kiến và cuộc sống của các giai cấp trong lãnh địa phong kiến. b) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu hs tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân để trả lời: - Em hiểu như thế nào là “lãnh địa” phong kiến? - Hãy miêu tả và nêu nhận xét về lãnh địa phong kiến qua H1? - Trình bày đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa?
  4. - Nền kinh tế lãnh địa có đặc điểm gì? - Phân biệt sự khác nhau giữa xã hội cổ đại với xã hội phong kiến? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs đọc SGK và thực hiện yêu cầu. Gv khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. - Lãnh địa là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ trong đó có lâu đài và thành quách. - Đời sống trong lãnh địa: lãnh chúa xa hoa, đầy đủ, nông nô nghèo khổ. - Đặc điểm kinh tế: Tự cung, tự cấp không trao đổi với bên ngoài. Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự xuất hiện các thành thị trung đại ở châu Âu. a, Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh xuất hiện thành thị trung đại và các giai tầng trong thành thị trung đại ở châu Âu. Vai trò của thành thị trung đại. b) Tổ chức thực hiện. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: Nguyên nhân xuất hiện thành thi? ? Đặc điểm của thành thị là gì? ? Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào? ? Cư dân thành thị gồm những ai? Họ làm những nghề gì? ? Thành thị ra đời có vai trò gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. Gv khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
  5. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: Gv bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh - Nguyên nhân: Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển thợ thủ công đem hàng hoá ra những nơi đông người để trao đổi→ hình thành các thị trấn → thành thị ( thành phố). - Hoạt động của hành thị: Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân -Vai trò: thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội phong kiến phát triển. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. (7 phút). a) Mục tiêu: Hs nắm được: - Lãnh địa phong kiến là gì? - Cuối thế kỉ V bộ tộc nào đã đánh chiếm đế quốc Rô-ma. - Giai cấp chủ yếu sống trong thành thị trung đại. - Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? b) Tổ chức thực hiện. Bước 1: Gv giao nhiệm vụ cho Hs và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc Hs có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con. Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thảo luận và trả lời các câu hỏi. Bước 4: Báo cáo Gv mời một số bạn trả lời, các bạn còn lại góp ý, bổ sung (nếu có). Câu 1. Lãnh địa phong kiến là A. vùng đất rộng lớn của các quý tộc chiếm đoạt được. B. vùng đất do các chủ nô cai quản. C. vùng đất do các thương nhân và thợ thủ công xây dựng nên.
  6. D. vùng đất đã bị bỏ hoang nay được khai phá. Câu 2. Cuối thế kỉ V các bộ tộc nào đã đánh chiếm đế quốc Rô-ma? A.Các bộ tộc từ vường quốc Tây Gốt. B. Các bộ tộc từ vương quốc Đông Gốt. C. Các bộ tộc người Giéc-man. D. Các bộ tộc từ vương quốc Phơ-răng. Câu 3. Giai cấp chủ yếu sống trong thành thị trung đại là A.lãnh chúa phong kiến. B. nông nô. C. thợ thủ công và lãnh chúa. D. thợ thủ công và thương nhân. Câu 4. Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? A. Vì hàng thủ công sản xuất ngày càng nhiều. B. Vì nông dân bỏ làng đi kiếm sống. C. Vì quý tộc chiếm được những vùng đất rộng lớn. D. vì số lượng lãnh chúa ngày càng tăng. Kết luận: Gv nhận xét hoạt động của Hs, chuẩn hóa kiến thức và dẫn dắt qua hoạt động tiếp theo. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. (5 phút). a) Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức hoặc liên hệ kiến thức thực tiễn trong cuộc sống để phân biệt được sự khác nhau trong sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. b) Tổ chức thực hiện: Gv yêu cầu Hs về nhà thực hiện nhiệm vụ do Gv giao và nộp lại sản phẩm trong buổi học tiếp theo. *Hướng dẫn về nhà: - Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài 2: “Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành CNTB ở châu Âu”: + Nguyên nhân, hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý. + Sự hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội phong kiến ở châu Âu.