Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) - Bài 3: Cội nguồn yêu thương - Năm học 2023-2024
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) - Bài 3: Cội nguồn yêu thương - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_ngu_van_7_ket_noi_tri_thuc_bai_3_coi_nguon_yeu_thuon.doc
Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) - Bài 3: Cội nguồn yêu thương - Năm học 2023-2024
- BÀI 3: CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG (13 tiết) Tình yêu thương là câu trả lời cho mọi thứ. (Ray Brats – bơ – ry(Ray Bradbury) Ngày dạy: 8/11/2023 Tiết 39: QUÊ HƯƠNG - Tế Hanh- I. Mục tiêu - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người, cuộc sống nơi làng chài ven biển và tình yêu quê hương chân thành, tha thiết của tác giả. - Luyện tập một số kĩ năng đọc hiểu VB thơ: nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ và nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB. - Bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước. II. Thiết bị dạy học - Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập. - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. III. Tiến trình dạy học *Khởi động: - GV cho HS nghe bài hát Quê hương Liệt kê các sự vật gắn với quê hương xuất hiện trong lời bài hát ? Chia sẻ cảm xúc của em sau khi xem video. - HS liệt kê sự vật xuất hiện trong lời bài hát, chia sẻ cảm xúc. GV dẫn dắt: Không chỉ như những sự vật chúng ta vừa XĐ, với mỗi người con của quê hương, mỗi sự vật dù nhỏ bé nhất nhưng cũng để thương, để nhớ. Đỗ Trung Lai từng thao thức với con sông Cầu của người Kinh Bắc: Con sông của người quan họ Suốt đời nước chảy lơ thơ (Đêm sông Cầu) Kết nối vào bài học: Cây có cội, nước có nguồn và con người cũng có quê hương. Quê hương là đất đai xứ sở, là truyền thống ông cha, là những điều giản dị và thân thuộc ta gắn bó hàng ngày. Bởi lẽ thế, đề tài quê hương cứ trở đi trở lại trong cảm hứng thi ca muôn đời. Đến với bài học ngày hôm nay, cô và các em sẽ cùng đến với một bài thơ cũng viết về vẻ đẹp quê hương và tình cảm của TG gửi gắm trong đó. Đó chính là BT Quê hương của Tế Hanh- một nhà thơ được mệnh danh là nhà thơ của quê hương. Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm HĐ1: Đọc văn bản I. Đọc văn bản - Yêu cầu đọc: 1. Hướng dẫn đọc + BT gồm có 20 dòng thơ được chia thành 4 khổ, các em chú ý giọng thơ thay đổi linh hoạt theo nhịp thơ, nhịp cảm xúc của từng khổ thơ. + 2 câu đầu: Đọc diễn cảm nhẹ nhàng
- 2 +14 câu tiếp: Giọng mạnh mẽ, hào sảng + 4 câu cuối: Trầm hơn, có phần suy tư, sâu lắng. - Trong quá trình đọc, chú ý kết hợp tìm hiểu 2. Tìm hiểu chú thích/từ ngữ một số chú thích về từ khó ở phía dưới chân khó trang sách. + Tuấn mã: con ngựa khỏe, đẹp + Trường giang: sông dài + Ghe: loại thuyền nhỏ và hẹp, lớn hơn xuồng - GV đọc mẫu. Gọi 1-2 HS đọc 3. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - HD tìm hiểu về tác giả: + Hình thức: Phỏng vấn MC- nhà văn + Gọi 2 HS lên bảng: 1 HS làm MC, 1 HS là nhà văn. + MC đưa ra 1 số câu hỏi để hỏi nhà văn về: Thân thế, sự nghiệp; phong cách viết; các TP chính - GV lắng nghe, theo dõi và khích lệ HS GV chốt ý chính (phần sau khi đọc- SGK/74) - Tế Hanh (1921- 2009) - Là nhà thơ chuyên viết về đề - GV chiếu lược đồ hành chính VN và giới thiệu: tài quê hương. Tế Hanh quê ở 1 làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi-huyện Bình Sơn, giáp biển và cách huyện đảo Lý Sơn không xa. Bởi vị trí đặc biệt như thế nên con người, cuộc sống của làng chài quê hương đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm của ông. - Thơ Tế Hanh dễ đi vào lòng người nhờ cảm xúc chân thành mà tinh tế, thiết tha; lời thơ giản dị giàu h/a, giọng thơ nhẹ nhàng sâu lắng. - Ông tham gia phong trào thơ Mới giai đoạn cuối và sáng tác bền bỉ phục vụ CM. - Nhiều tập thơ của ông đã có sức sống vượt thời gian: Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966) - GV yêu cầu HS báo cáo phần chuẩn bị ở nhà b. Tác phẩm Phiếu học tập số 1: - Xuất xứ: Sáng tác 1939 khi Văn bản: tác giả xa quê lên học ở Huế. In Xuất xứ trong tập "Nghẹn ngào" (1939), Thể thơ sau được in lại trong tập " Hoa Cách gieo vần niên" ( 1945)
- 3 Nhịp thơ - Thể thơ: Tám chữ PTBĐ chính - Gieo vần: vần chân; Cách gieo Bố cục vần: vần liền - GV gọi HS báo cáo kết quả theo phiếu HT số 1 + Nhịp thơ chủ đạo: 3/5. Kết hợp - HS trình bày kết quả. với nhịp: 3/2/3 - HS, GV đánh giá, nhận xét. - Mạch cảm xúc: Nỗi nhớ, tình Chuyển ý: Bài thơ Quê hương được TH sáng tác yêu quê hương năm 1939, khi ông mới 18 tuổi và đang theo học ở - PTBĐ chính: biểu cảm Huế. TH yêu tha thiết quê hương của mình, cái làng - Bố cục: Gồm 3 phần: chài ven biển có con sông Chà Bồng uốn khúc bao + Khổ 1: Giới thiệu chung về quanh. BT cất lên với giọng điệu ngọt ngào trong làng quê. trẻo, thiết tha chính từ tình yêu và nỗi nhớ của một + Khổ 2+3: Khung cảnh lao người con xa quê. Chúng ta sẽ cùng nhau đi khám động của người dân chài. phá vẻ đẹp của BT trong phần tiếp theo. + Khổ cuối: Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ. HĐ2: Khám phá văn bản. II. Khám phá văn bản - GV chiếu bài thơ. Gọi HS đọc 2 câu thơ đầu. 1. Giới thiệu chung về làng H: Em hãy tìm các chi tiết giới thiều về: Nghề chài quê hương. nghiệp, vị trí của làng? Nhận xét về cách đo khoảng cách của tác giả ? - HS trao đổi trong bàn, suy nghĩ, phát hiện chi tiết + Nghề nghiệp: vốn làm nghề chài lưới (đánh cá) + Vị trí: Nước bao vây cách biển nửa ngày sông ( vị trí cửa sông, ven biển ) + Cách đo khoảng cách: Nửa ngày sông ( dùng thời gian để đo k/c) GV: - Nghề nghiệp của làng: làm nghề chài lưới. - Vị trí của làng: Cụm từ “nước bao vây” gợi hình ảnh ngôi làng trên một cù lao nổi trên mặt nước, được bao bọc bởi sông. Nhìn từ xa, ngôi làng tựa như một con thuyền nhấp nhô trên sóng - Cách đo k/c cũng rất đặc biệt, không đo bằng đơn vị độ dài chính xác như km, hải lí mà dùng đơn vị thời gian di chuyển trên sông nước để đo (nửa ngày sông ) H: Nhận xét về lời thơ của tác giả khi giới thiệu về - Cách giới thiệu ngắn gọn, lời làng mình ? Cách giới thiệu có gì đặc biệt? thơ tự nhiên, giản dị vừa khái GV: Hai câu thơ có cách giới thiệu bình dị, tự quát được nghề nghiệp, vị trí địa nhiên chỉ có ý nghĩa thông tin: Làng tôi là một làng lí của làng; vừa chứa đựng niềm
- 4 chài ven biển, người dân làm nghề đánh cá. Làng tự hào của tác giả. tôi bồng bềnh ba bề bốn bên là nước vây quanh với con sông Trà Bồng trong xanh, êm ả bao quanh, từ làng đi ra biển chỉ bằng nửa ngày sông. Cách giới thiệu cũng đượm cả chất thơ, tình cảm gắn bó tác giả với làng quê) Chuyển ý: GV chiếu hình ảnh trong SGK. Hình ảnh này gợi cho em điều gì ? ( Khung cảnh lao động/ con thuyền lao động trên nền thiên nhiên sớm mai .) Vậy khi nhớ về làng, khung cảnh lao động, sinh 2. Khung cảnh lao động của hoạt được gợi tả như thế nào, chúng ta cùng chuyển người dân chài. sang phần 2 - GV tổ chức cho HS HĐ nhóm: thời gian 3-5 phút + GV chia lớp thành 4 nhóm: + Nhóm 1,2 (khổ thơ 2): H/a con thuyền ra khơi được khắc họa bằng những hình ảnh, chi tiết nào ? Em hãy tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ 2. + Nhóm 3,4 (khổ thơ 3): H/a con thuyền trở về được khắc họa bằng những hình ảnh, chi tiết nào ? Em hãy tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ 3. - HS suy nghĩ, trao đổi, hình thành và triển khai ý tưởng tư duy theo nhóm - Các nhóm HS báo cáo - HS nhận xét, đánh giá, bổ sung GV chốt KT. Nhóm 1,2 báo cáo: H: Ở câu thơ thứ 1 trong khổ 2 có sử dụng phép tu a. Cảnh con thuyền ra khơi từ gì ? đánh cá. Liệt kê: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Cảnh mát lành, trong sáng của biển trời. Đồng thời câu thơ như dự báo một chuyến ra khơi thành công, thuận buồm xuôi gió của người dân chài. H: Cụm từ “dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” gợi cho chúng ta liên tưởng gì ? Gợi liên tưởng tới h/a Người lao động khoẻ khoắn, vạm vỡ. GV: H/a “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” Biện pháp so sánh, động từ, tính từ có sắc
- 5 thái mạnh kết hợp phép nhân hóa: Tạo ra sự liên tưởng hết sức độc đáo về h/a con thuyền băng băng trên sông nước ra khơi giống như 1 con tuấn mã tung vó trên thảo nguyên bao la. Câu thơ tả con thuyền nhưng thực chất làm nổi -NT: Phép tu từ liệt kê, so sánh, bật tư thế, vóc dáng của con người lao động. Con nhân hóa, ẩn dụ. người khỏe mạnh thì con thuyền mới hăng, phăng Con thuyền mang khí thế như con tuấn mã, như những chàng kị sĩ của biển dũng mãnh khi ra khơi khơi. Vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn. Tư thế, vóc dáng khỏe mạnh - Hai câu thơ cuối ở khổ 2: Kết hợp nhân hóa, so đầy sức sống của những người sánh, ẩn dụ: Cánh buồm giương to như mảnh hồn lao động làng chài. làng” Một vẻ đẹp vừa hùng tráng +So sánh “cánh buồm”- một vật cụ thể, ai cũng có vừa lãng mạn bay bổng. thể nhìn thấy với “mảnh hồn làng” trừu tượng vô hình, chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim +Cánh buồm no gió ra khơi mang theo bao tâm tư, tình cảm, nỗi niềm lo lắng, mong chờ của những ngư dân. + Ẩn dụ: Cánh buồm là biểu tượng quê hương Do vậy, nó trở lên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng hơn Câu thơ cũng gợi lên sự mạnh mẽ, khỏe khoắn, tâm hồn thơ mộng, hào hùng của người dân làng chài- những đứa con của biển khơi ( Vẻ đẹp lãng mạn) Nhóm 3,4 báo cáo: b. Cảnh con thuyền đánh cá trở - HS đại diện nhóm 3,4 báo cáo. về - HS, GV đánh giá, nhận xét. GV chốt KT -Từ láy “ồn ào, tấp nập”: Gợi không khí sôi nổi, đông vui, tâm trạng náo nức, chờ mong, hi vọng của dân làng- những người ở lại. - Dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”: câu thơ như lời cảm tạ chân thành của người dân chài lưới. Họ tạ ơn trời biển vì trời yên, biển lặng để có được những ghe đầy cá. - Nếu “cá đầy ghe” nhìn từ xa khái quát thì “cá tười ngon thân bạc trắng” nhìn từ gần, cụ thể. + Những con cá là thành quả lao động của ngư dân + Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá vất
- 6 vả ntn nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi - Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “vị xa xăm” gợi được vẻ đẹp đậm chất lãng mạn: +Thể hiện hương vị đặc trưng mặn mòi của biển khơi, toát ra từ thân hình những người dân chài. +Gợi lên tâm hồn tự do, phóng khoáng của những chàng trai từng lênh đênh trên biển khơi, đi đến những nơi xa xôi cùng trời cuối đất. - Các động từ kết hợp với BP nhân hóa “im, mỏi, trở về nằm”: Gợi h/a con thuyền nằm im, nghỉ ngơi, tĩnh tại. - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” Chất muối mặn mòi của biển khơi dần thấm vào trong từng thớ gỗ làm chiếc thuyền thêm rắn chắc, vững vàng. Những nắng gió biển khơi cũng làm cho người dân thêm bản lĩnh cứng cỏi hơn. H: Nhận xét về cảnh con thuyền đánh cá trở về ? - NT: Nhân hóa, ẩn dụ kết hợp Cảnh con thuyền đánh cá trở về được khắc họa với với những từ ngữ giàu sức gợi không khí sôi nổi và niềm vui rạng ngời của những Niềm vui rạng ngời chân người ngư dân. H/a người dân chài hiện lên vừa thực, rắn rỏi. chân thực bình dị vừa lãng mạn, rắn rỏi (vẻ đẹp hiện thực ) Chuyển ý: Như vậy chúng ta đã thấy được khung cảnh làng quê lao động của những người dân chài. Xa quê mà Tế hanh vẫn khắc họa đầy đủ, chi tiết và rõ nét như thế chứng tỏ nỗi nhớ làng chài của ông lớn lao đến thế nào. Thay vì âm ỉ như những khổ thơ đầu, nỗi nhớ đã cất thành tiếng, thành từ cụ thể ở khổ thơ cuối cùng của bài thơ. Vậy thì nỗi nhớ ấy được thể hiện ntn, chúng ta cùng tìm hiểu 4 dòng thơ cuối. H: Em hiểu như thế nào về cụm từ “nay xa cách” ? 3. Nỗi nhớ làng quê của nhà ( Vừa thể hiện k/c về TG (QK-HT) vừa thể hiện k/c thơ. về KG (Quê người- quê nhà) với người nhà. H: Xa quê, tác giả đã nhớ những h/a quen thuộc -Câu cảm thán, phép liệt kê, điệp nào của làng quê ? XĐ biện pháp NT ? ngữ ( Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con
- 7 thuyền, mùi nồng mặn Liệt kê ) Nỗi nhớ thường trực, mênh H: Từ “nhớ” được lặp lại mấy lần ? XĐ kiểu câu mang; sự gắn bó sâu nặng với chứa từ “nhớ” ở câu thứ 2 ? Qua đó em hiểu gì về quê hương tình cảm của tác giả ? ( Khổ thơ bắt đầu bằng từ “nhớ” và cũng khép lại bằng từ “nhớ”, một nỗi nhớ thường trực, mênh mang trong lòng thi sĩ.) GVKL: Nói như nhà phê bình VH Lê Quang Hưng: “Tưởng nhớ quê hương trong xa cách đã trở thành một dòng cảm xúc chảy dọc đời thơ Tế Hanh. Suốt cuộc đời của ông mong mỏi những năm tháng xa nhà, t/c ấy luôn nồng nhiệt, mới mẻ như thuở ban đầu”. Gần 20 năm sau, người đọc lại bắt gặp tâm hồn tha thiết, sâu nặng ông dành cho qh khi nhà thơ viết bài Nhớ con sông quê hương vào năm 1956: Tôi lại trở về nơi tôi hằng mơ ước Tôi sẽ trở về sông nước của quê hương Tôi sẽ trở về sông nước của tình thương Lòng yêu qh rồi sẽ nảy nở trở nên lòng yêu tổ quốc, và chúng ta sẽ được tiếp nối mạch cảm xúc này trong bài 4 Giai điệu đất nước để lắng nghe những cung bậc khác nhau của t/c tiêng liêng này trong các tiết học tiếp theo. Chuyển ý: Để tổng kết lại những cái hay, cái đẹp của bài thơ chúng ta cùng chuyển sang phần tổng kết. Trò chơi: Vượt chướng ngại vật TỔNG KẾT Luật chơi: Mỗi chướng ngại vật tương ứng là 1 câu * Nghệ thuật: hỏi liên quan đến ND kiến thức bài học. + Thể thơ tám chữ, giọng thơ Câu 1: Thể loại của VB Quê hương là gì ? như lời tâm tình chất chứa tình Thể thơ 8 chữ yêu và nỗi nhớ với quê hương. Câu 2: Điền các từ: “Kì vĩ/ gần gũi/ xa lạ” vào chỗ + Hình ảnh thơ sinh động, gần trống: Tế Hanh chủ yếu sử dụng h/a thơ sinh gũi, chọn lọc. Ngôn ngữ giản dị, động giản dị, giàu sức gợi. trong sáng, tinh tế, giầu sức gợi. gần gũi + Các biện pháp tu từ nhân hóa, Câu 3: Kể tên ít nhất 2 BPTT xuất hiện trong BT ẩn dụ, so sánh, liệt kê, giúp Quê hương ? bài thơ thêm giàu hình ảnh, giàu Nhân hóa, ẩn ụ, so sánh, liệt kê cảm xúc. Câu 4: Đề tài của BT Quê hương là gì ? *Nội dung: quê hương Thể hiện tình yêu, niềm tự hào,
- 8 Câu 5: BT thể hiện t/c gì của tác giả Tế Hanh ? long thủy chung, gắn bó sâu sắc Thể hiện tình yêu, niềm tự hào, long thủy chung, với quê hương. gắn bó sâu sắc với quê hương. GV chiếu sơ đồ tư duy về ND-NT của VB HĐ3: Viết kết nối với đọc III. Viết kết nối với đọc * Chuyển giao nhiệm vụ: Gợi ý: Viết đoạn văn khoảng 5 -7 câu nêu cảm nhận của 1. Xác đinh yêu cầu: em về tình cảm tác giả với quê hương. + Kiểu bài: Biểu cảm * Thực hiện nhiệm vụ: + Dung lượng đoạn văn: từ 5-7 - Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu, thực hiện câu nhiệm vụ thông qua nhóm. + Chủ đề: Tình cảm của tác giả - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh với quê hương trong bài thơ . thực hiện, gợi ý nếu cần 2. Tìm ý: * Báo cáo kết quả: Đoạn văn cần chỉ ra những biểu - Học sinh trình bày sản phẩm cá nhân hiện cơ bản trong tình cảm tác - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh giả dành cho quê hương như sau: thực hiện, gợi ý nếu cần. + Những yêu thương, trân trọng * Đánh giá nhận xét: vẻ đẹp của thiên nhiên, con - Học sinh nhận xét câu trả lời. người về cuộc sống nơi làng chài. + Nỗi nhớ nhung da diết khi phải xa quê hương. + Bất chấp khoảng cách không gian, thời gian, nhà thơ vẫn nâng niu gìn giữ trong ký ức từng hình ảnh, màu sắc, hương vị mang vẻ đẹp riêng của quê nhà . 3. Viết đoạn: - Viết đoạn văn.
- 9 - Kiểm tra lại đoạn văn, rà soát lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt. * Củng cố, hướng dẫn về nhà * Củng cố: Chia sẻ về một hình ảnh mà em thích trong bài thơ Quê hương * Hướng dẫn về nhà - Bài vừa học: - Hoàn chỉnh đoạn văn theo gợi ý, sưu tầm thêm những bài thơ viết về quê hương. - Chuẩn bị bài soạn tiếp theo. - Bài của tiết sau: Chuẩn bị bài Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ TPVH) HOÀN THIỆN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, thời gian và không gian nói với nhiệm vụ từng nhóm Đề tài Mục đích Người nghe Địa điểm Thời gian trình bày bài nói. Nhóm 1: Những vấn đề được gợi ra qua nv Lang Liêu trong VB Bánh chưng bánh giày Nhóm 2: Những vấn đề được gợi ra qua nv người anh trong VB Bức tranh của em gái tôi Nhóm 3: Những vấn đề được gợi ra qua nv người cha trong VB Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Nhóm 4: Những vấn đề được gợi ra qua nv thầy Đuy-sen trong VB Người thầy đầu tiên ===o0o===