Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn - Năm học 2023-2024

doc 6 trang Linh Nhi 28/12/2024 1580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_7_ket_noi_tri_thuc_bai_14_phan_xa.doc

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn - Năm học 2023-2024

  1. Bài 14: PHẢN XẠ ÂM, CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Thời gian thực hiện: 3 tiết (Tiết 20; 21; 22) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu về âm phản xạ và tiếng vang. - Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt,vật phản xạ âm kém. - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế vềsóng âm; đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởngđến sức khoẻ. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát các hiện tượng thực tế để tìm hiểu về âm phản xạ, tiếng vang. Hiểu về vật liệu phản xạ âm tốt, vật liệu phản xạ âm kém. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm các ví dụ về vật liệu phản xạ âm tốt, vật liệu phản xạ âm kém; âm thanh nào là tiếng ồn và không phải tiếng ồn. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởngđến sức khoẻ. - Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, phân biệt giữa âm truyền trực tiếp và âm phản xạ. Nhận biết được vật liệu phản xạ âm tốt, vật liệu phản xạ âm kém. Nhận biết được âm thanh nào là tiếng ồn và không phải tiếng ồn. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên:Nêu được sự giống và khác nhau giữa âm phản xạ và tiếng vang. Nêu được tính chất của vật liệu phản xạ âm tốt, vật liệu phản xạ âm kém. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: trình bày được ứng dụng sự phản xạ của sóng âm để xác định độ sâu của biển.Đề xuất được các phương pháp để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe. 3. Phẩm chất: - Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về phản xạ âm và chống ô nhiễm tiếng ồn. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về phản xạ âm, vật liệu phản xạ âm tốt, vật liệu phản xạ âm kémvà đề xuất được các phương pháp để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Giáo viên: - Bài giảng powerpoint (Kèmtranh, hình ảnh về hiện tượng phản xạ âm và chống ô nhiễm tiếng ồn). - Phiếu bài tập cho các hoạt động số 1, 2, 3
  2. - Video liên quan đến nội dung về phản xạ âm: - Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm về vật liệu phản xạ âm: + Hộp làm bằng vật liệu cách âm (1) + 1 tấm gỗ nhẵn, 1 tấm gỗ sần sùi, 1 tấm xốp mềm hình chữ nhật cùng kích cỡ dùng làm tấm phản xạ âm (2) + 1 chiếc đồng hồ để bàn nhỏ làm nguồn âm (3) + Giá đỡ tấm phản xạ âm (4). 2. Học sinh: - Bài cũ ở nhà. - Đọc bài trước ở nhà. Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung của bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ngày dạy:28/1/2024 Tiết 20 - Bài 14: PHẢN XẠ ÂM, CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN (tiết 1) 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập/Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là hiện tượng phản xạ âm,phân biệt được vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém. b) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Khơi gợi vấn đề -Hs xem video về hiện tượng phản xạ âm để GV dẫn dắt vào bài. - HS xem video về hiện tượng ném một quả bóng vào tường, từ đó nêu nên hiện tượng tương tự là âm thanh Tiết 20: Bài 14: phát ra và gặp một mặt chắn thì sẽ như thế nào? PHẢN XẠ ÂM, - HS xem video về tiếng vang và dự đoán xem hiện tượng CHỐNG Ô NHIỄM gì sẽ xảy ra nếu ta phát một sóng âm tới bề mặt một vật TIẾNG ỒN ( tiết 1) chắn? - HS thảo luận cặp đôi trả lơi câu hỏi theo phiếu học tập GV chiếu lên bảng để rút ra được khái niệm tiếng vang. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học. Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
  3. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (24phút) Hoạt động 2.1: Hình thành kiến thức mới về phản xạ âm( 12phút) a) Mục tiêu: - Nắm được hiện tượng phản xạ âm và tiếng vang. - Phân biệt được âm truyền trực tiếp và âm phản xạ. - Tìm được các ví dụ về phản xạ âm và tiếng vang trong thực tế cuộc sống. - Ứng dụng phản xạ âm trong việc xác định độ sâu đáy biển b)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Phản xạ âm -Gv phân tích và đưa ra khái niệm -Hiện tượng âm phát ra khi gặp một mặt hiện tượng phản xạ âm chắn và bị phản xạ trở lại gọi là hiện tượng - GV giới thiệu về âm phản xạ phản xạ âm. - GV giải thích hiện tượng tiếng vang - Âm dội lại khi gặp một vật chắn gọi là - GV nêu định nghĩa về âm phản xạ âm phản xạ. và tiếng vang. - Tiếng vang là âm phản xạ nghe được - Yêu cầu HS phân biệt sự giống và cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. khác nhau giữa âm phản xạ và tiếng *Sự giống và khác nhau giữa âm phản xạ vang. và tiếng vang? - Yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu - Giống nhau: Đều là âm phản xạ 1, 2, 3 (68/sgk) - Khác nhau: Tiếng vang là âm phản xạ *Thực hiện nhiệm vụ học tập nghe được cách âm trực tiếp khoảng thời - HS thảo luận cặp đôi trả lơi câu hỏi gian lớn hơn 1/15 giây theo phiếu học tập GV chiếu lên bảng HĐ1: Ví dụ: Khi đứng trong một hội để rút ra được khái niệm tiếng vang. trường lớn có tường bao quanh và nói to thì sau đó ta sẽ nghe được tiếng nói của - HS lấy ví dụ về âm phản xạ và tiếng chính mình vọng lại. vang. - HS trả lời các câu học vận dụng *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. HĐ2: Khi ta nói trong phòng nhỏ, mặc dù - Giáo viên nhận xét, đánh giá. vẫn có âm phản xạ từ tường phòng đến tai - GV nhận xét và chốt nội dung về nhưng ta không nghe được tiếng vang vì phản xạ âm và tiếng vang. âm phản xạ từ tường phòng và âm nói ra trực tiếp đến tai ta gần như cùng một lúc
  4. hoặc khoảng chênh lệch thời gian giữa âm phản xạ và âm trực tiếp nhỏ hơn giây. HĐ3:Sóng siêu âm được phát ra theo phương thẳng đứng từ thiết bị phát sóng siêu âm đặt trên tàu, khi sóng siêu âm gặp đáy biển sẽ phản xạ lại và được thu vào máy. Ta sẽ đo được thời gian âm truyền trong nước, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước ta có thể xác định được độ sâu của biển. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vật liệu phản xạ âm tốt, vật liệu phản xạ âm kém (15 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ - GV nêu mục đích thí nghiệm về vật âm kém phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém, 1. Thí nghiệm: giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm và nêu a) Dụng cụ: (SGK) trình tự các bước tiến hành thí nghiệm. b) Tiến hành: *Thực hiện thí nghiệm - B1: Cho nguồn âm vào cốc thủy tinh, - HS hoạt động nhóm tiến hành thí lắng nghe âm truyền đến thành cốc và nghiệm, ghi kết quả quan sát được và phản xạ đến tai ta. hoàn thành phiếu học tập đước phát - B2: Cho nguồn âm vào cốc thủy tinh *Thực hiện nhiệm vụ học tập có lót bằng 1 miếng len - HS lấy ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. 2. Kết luận: - HS trả lời các câu học vận dụng - Các bề mặt khác nhau sẽ phản xạ *Báo cáo kết quả và thảo luận âm tốt hay kém khác nhau. - GV gọi ngẫu nhiên một số HS đại + Những vật liệu cứng có bề mặt nhẵn diện cho một nhóm trình bày, các nhóm phản xạ âm tốt. khác bổ sung (nếu có). + Những vật liệu mềm, xốp có bề mặt *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ ghồ ghề thì phản xạ âm kém. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và nêu kết luận về đặc điểm của vật liệu phản xạ âm tốt, vật liệu phản xạ âm kém. 3. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố, vận dụng ( 10 phút) a) Mục tiêu: - Hệ thống được một số kiến thức đã học.
  5. - Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập * Luyện tập, củng cố, vận dụng: - GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm CH1: trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV - Những vật phản xạ âm tốt là mặt thông qua trò chơi ghép nối. gương; mặt đá hoa; mặt tường gạch; -Gv tổ chức trò chơi “đấu trường 38” tấm kim loại,. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Những vật phản xạ âm kém là ghế - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo đệm mút; tấm xốp; rèm nhung; tấm bìa; viên. mặt nước. *Báo cáo kết quả và thảo luận CH2: - GV gọi ngẫu nhiên các HS lần lượt Tường của nhà hát, phòng hòa nhạc, trình bày ý kiến cá nhân. rạp chiếu phim thường được làm sần *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ sùi hoặc treo, phủ rèm nhung, len, dạ, - GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng để làm giảm tiếng vang, giúp âm thanh sơ đồ tư duy trên bảng. trong các phòng chuyên dùng đó được to, rõ hơn. *Hướng dẫn về nhà ( 1 phút) - Học thuộc bài cũ theo nội dung ghi trong vở . - Xem trước bài 14 mục III. Phụ lục: 1.phiếu học tập khi thảo luận cặp đôi a.Phòng nào có âm phản xạ? b.ở phòng nào phân biệt rõ được âm phản xạ và âm trực tiếp? Tại sao? 2.Phiếu bài tập nhóm khi làm thí nghiệm: • Qua thí nghiệm chúng em thấy: 1,Vật phản xạ âm tốt trong thí nghiệm trên là: .còn vật phản xạ âm kém trong thí nghiệm trên là (2đ) 2, Đặc điểm của thành cốc thủy tinh: (2đ) 3, Đặc điểm của miếng len: (2đ) 4, Từ đó chúng em thấy: Vật phản xạ âm tốt là những vật (2đ) Vật phản xạ âm kém là những vật (2đ)
  6. * Câu hỏi trong: “ đấu trường 38” 1.Tiếng vang xuất hiện khi nào? A.Khi âm phản xạ cách âm trực tiếp 1 khoảng thời gian lớn hơn 1/15 giây B.Khi âm phản xạ cách âm trực tiếp 1 khoảng thời gian nhỏ hơn 1/15 giây C.Khi âm phản xạ và âm trực tiếp đến cùng một lúc D. Cả 3 đáp án trên đều sai. 2.Làm thế nào để giảm tiếng vang trong phòng? A.Làm tường sần sùi. B.Đặt nhiều đồ đạc mềm,xốp trong phòng. C. Cả 2 đáp án trên đều đúng D.Cả 2 đáp án trên đều sai. 3.Khi nói to trong 2 phòng lớn, nhỏ khác nhâu.Phòng nào có âm phản xạ? A.Phòng lớn B. Phòng nhỏ. C.Cả 2 phòng đều có âm phản xạ. D.Cả 2 phòng đều không có âm phản xạ. 4.Xác định độ sâu của biển biết từ khi thuyền phát sóng siêu âm đến khi nhận lại sóng siêu âm là 6 giây,biết tốc độ truyền âm trong nước biển là 1500m/s A.18000m B.9000m C.5500m D.4500m 5.Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s,để có tiếng vang thì khoảng cách từ người nói đến bức tường gạch là : A.Nhỏ hơn 34/3 m B.Lớn hơn 34/3 m C. Nhỏ hơn 10 m D.Cả 3 đáp án đều sai.