Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Suối Hoa (Có đáp án)

docx 8 trang Linh Nhi 31/12/2024 140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Suối Hoa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_7_truong_thcs_suoi_hoa.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Suối Hoa (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ dung/đơn Vận dụng % TT Nhận Thông Vận dụng năng vị kiến cao điểm biết hiểu thức TN T TNK T TNK T TNK T K L Q L Q L Q L Q 1 Đọc Truyện hiểu ngụ ngôn 3 0 5 0 0 2 0 60 2 Viết Nghị luận về một vấn đề trong 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 đời sống. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương dung/Đơn T Mức độ đánh giá vị kiến Thôn Vận T / Chủ Nhận Vận thức g dụng biết dụn đề hiểu cao g 1 Đọc Truyện Nhận biết: 3TN 2TL hiểu
  2. ngụ ngôn - Nhận biết được đề tài, chi 5TN tiết tiêu biểu của văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong
  3. tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình/ đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. 2 Viết Nghị luận Nhận biết: về một Thông hiểu: vấn đề trong đời Vận dụng: sống. Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời 1TL* sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng Tổng 3TN 5TN 2 1 TL TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
  4. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: THẦY BÓI XEM VOI “Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu thầy quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Đoạn năm thầy ngồi bàn tán với nhau. Thầy sờ vòi bảo: - Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà bảo: - Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo: - Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ chân cãi: - Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình. Thầy sờ đuôi lại nói: - Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn. Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.” (Thầy bói xem voi. TruyenDanGian.Com.) Chọn đáp án dúng: Câu 1. Truyện “Thầy bói xem voi” thuộc thể loại nào? A. Truyện truyền thuyết. B. Truyện thần thoại. C. Truyện cổ tích. D. Truyện ngụ ngôn. Câu 2. Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào những bộ phận nào của con voi? A. Vòi, ngà, tai, chân, đuôi. B. Vòi, ngà, tai, chân, lưng,
  5. C. Vòi, ngà, mắt, chân, lưng. D. Tai, mắt, lưng, chân, đuôi. Câu 3. Trạng ngữ trong câu sau bổ sung ý nghĩa gì cho nòng cốt câu? “Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau.” A. Chỉ nguyên nhân. B. Chỉ thời gian. C. Chỉ mục đích. D. Chỉ phương tiện. Câu 4. Tại sao các thầy bói trong câu chuyện trên lại cãi nhau? A. Tranh nhau xem bói. B. Va phải nhau nên cãi nhau. C. Ai cũng khẳng định ý kiến của mình đúng. D. Không rõ lý do. Câu 5. Nguyên nhân sâu xa từ việc tranh cãi của năm ông thầy bói là gì? A. Do các thầy không có chung ý kiến. B. Do xem xét phiến diện, qua loa, chủ quan về sự vật. C. Do không hiểu biết, không chịu lắng nghe ý kiến của người mọi người xung quanh. D. Do các thầy không nhìn thấy. Câu 6. Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào con voi thật nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào? A. Xem xét các bộ phận của voi một cách hời hợt. B. Không xem xét voi bằng mắt mà bằng tay. C. Xem xét một cách quá kĩ lưỡng từng bộ phận của voi. D. Không xem xét voi một cách toàn diện mà chỉ dựa vào từng bộ phận để đưa ra nhận xét. Câu 7. “ Thầy bói xem voi” là thành ngữ. Em hiểu nghĩa của thành ngữ này là gì? A. Chỉ thấy bộ phận, không thấy toàn thể. B. Nhận thức, suy luận một cách phiến diện. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 8. Truyện “Thầy bói xem voi” phê phán điều gì? A. Phê phán những việc làm vô bổ, không mang lại lợi ích cho bản thân cũng như người khác. B. Phê phán thái độ khinh thường người khác.
  6. C. Phê phán những nhận xét, đánh giá không có cơ sở hoặc chưa có chứng cứ một cách xác đáng, nhìn nhận sự vật một cách phiến diện. D. Phê phán thái độ cầu toàn, không dám đấu tranh chống cái xấu, cái tiêu cực. Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Kể một số ví dụ của em hoặc bạn bè về những trường hợp đã nhận định hay đánh giá sự việc, con người làm theo kiểu “ Thầy bói xem voi”? Câu 10 . Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện là gì? VIẾT (4.0 điểm) Từ nội dung câu chuyện trên em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của bản thân về cách nhìn nhận, đánh giá con người trong cuộc sống? Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 A 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 C 0,5 8 C 0,5 9 - HS nêu được : Những trường hợp đã nhận định hay đánh 1,0 giá sự việc, con người theo kiểu “ Thầy bói xem voi”.
  7. 10 Bài học rút ra: 1,0 - Cần đánh giá đúng bản chất của sự vật, hiện tượng dựa trên sự quan sát toàn diện, đánh giá trên cơ sở cái tổng thể - Thận trọng trước những lời đánh giá, nhận xét để tránh những sai lầm - Cần học cách lắng nghe, tôn trọng người khác, vừa lắng nghe vừa học hỏi kết hợp với những hiểu biết của bản thân thì những nhận định, đánh giá sẽ chi tiết, đầy đủ và chính xác nhất II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về cách nhìn nhận đánh giá con người trong cuộc sống. c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận 2,5 - Giải thích được cách nhìn nhận đánh giá con người trong xã hội hiện nay. - Thực trạng của cách nhìn nhận đánh giá con người trong xã hội hiện nay. - Hậu quả của việc phán xét người khác một cách phiến diện. - Đề xuất giải pháp. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
  8. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn 0,25 lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.