Đề kiểm tra giữa học kì 2 Lịch sử Lớp 7 (Có hướng dẫn chấm)

docx 2 trang ngohien 21/10/2022 7940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 Lịch sử Lớp 7 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_lich_su_lop_7_co_huong_dan_cham.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 Lịch sử Lớp 7 (Có hướng dẫn chấm)

  1. O ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN: LỊCH SỬ 7 Thời gian: 45 phút Câu 1 (3,0 điểm): Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Theo em, nguyên nhân nào là quan trọng nhất ? Câu 2 (5 điểm): Trình bày chính sách xây dựng quân đội và quốc phòng thời Lê Sơ. Rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Câu 3 (2,0 điểm): So sánh sự khác nhau về tình hình nông nghiệp ở Đàng Trong với Đàng Ngoài thế kỉ XVI-XVIII? HẾT
  2. UBNG HUYỆN QUỲ CHÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIỮA KÌ II MÔN: LỊCH SỬ 7 Câu Nội dung Điểm 1 *Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam (3 điểm) Sơn: - Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất 0,5 - Tinh thần đoàn kết, hăng hái đánh giặc 0,5 - Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo của bộ 1,0 tham mưu , đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. *Nguyên nhân quan trọng nhất: Đường lối chiến lược, chiến 1,0 thuật đúng đắn sáng tạo của bộ tham mưu 2 * Tổ chức quân đội thời Lê sơ: (5 điểm) - Quân đội thời Lê Sơ tổ chức theo chế độ “ ngụ binh ư nông” 0,5 - Gồm có 2 bộ phận chính: Quân triều đình và quân ở các địa 0,5 phương - Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh. 0,5 - Vũ khí: Đao kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo 0,5 - Hàng năm quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. 0,5 - Quân đội mạnh được bố trí bảo vệ biên giới. 0,5 * Bài học kinh nghiệm: - Chú trọng xây dựng quân đội, quốc phòng vững mạnh bảo vệ 1,0 đất nước. - Kiên quyết trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc. 1,0 3 So sánh sự khác nhau về tình hình phát triển nông nghiệp ở (2 điểm) Đàng Trong so với Đàng Ngoài thế kỉ XII-XVIII - Đàng Ngoài: + Chính quyền ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chức khai hoang. 0,5 + Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập. 0.5 - Đàng Trong: + Chính quyền chú trọng phát triển nông nghiệp, tổ chức di dân 0,5 khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp. + Nông nghiệp phát triển rõ rệt, năng suất cao. 0,5 HẾT