Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_khoa_hoc_tu_nhien_7_nam_hoc_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II BẮC NINH NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Khoa học tự nhiên 7 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Học sinh làm bài mỗi phân môn trên tờ giấy riêng A. PHÂN MÔN VẬT LÍ (5,0 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (1,5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Chỉ ra phát biểu sai: A. Ánh sáng bị hắt trở lại khi gặp mặt phân cách là hiện tượng phản xạ ánh sáng. B. Phản xạ ánh sáng chỉ xảy ra trên mặt gương. C. Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới. D. Góc phản xạ là góc tạo bởi tia sáng phản xạ và đường pháp tuyến tại điểm tới. Câu 2: Khi chiếu một chùm sáng song song tới bề mặt gương phẳng thì chùm tia sáng phản xạ là chùm sáng A. Song song. B. Hội tụ. C. Phân kì. D. Song song, hội tụ hay phân kì phụ thuộc vào góc tới. Câu 3: Chiếu một tia sáng SI theo phương ngang lên mặt một gương phẳng, ta thu được một tia phản xạ hướng thẳng đứng xuống dưới. Góc tạo bởi tia SI và mặt gương có giá trị nào sau đây? A. 300 B. 450 C. 600 D. 900 Câu 4: Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về nam châm A. Nam châm có thể hút các vật liệu từ. B. Nam châm có hai cực là Bắc (N) và Nam (S). C. Đưa hai cực Nam (S) của hai nam châm lại gần nhau thì chúng đẩy nhau. D. Nam châm có thể hút kim loại nhôm. Câu 5: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất? A. Ở phần giữa. B. Chỉ ở đầu cực Bắc. C. Chỉ ở đầu cực Nam. D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam. Câu 6: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì: A. Một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam. B. Cả hai nửa đều mất từ tính. C. Mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc-Nam. D. Mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ gãy cùng tên. II. TỰ LUẬN (3,5 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) a) Nêu hai nội dung của định luật phản xạ ánh sáng? b) Vẽ tia sáng phản xạ của tia sáng tới ở Hình 1 và Hình 2, I trong mỗi trường hợp hãy xác định độ lớn của góc phản xạ. Câu 2. (2,0 điểm) Vật AB cao 5cm đặt song song với gương phẳng và cách gương phẳng 4cm. a) Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB qua gương. Ảnh này là ảnh gì, cao bao nhiêu? b) Hãy tính khoảng cách từ ảnh A’B’ đến vật AB. B. PHÂN MÔN HÓA HỌC (2,5 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (0,75 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, các nguyên tố khí hiếm thuộc nhóm A. IIA. B. VIIIA. C. IA. D. VIA. 1
- Câu 2: Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết A. kim loại. B. ion. C. cộng hoá trị. D. phi kim. Câu 3: Copper sulfate (CuSO4) được dùng làm chất chống xoăn lá cho cây cà chua. Khối lượng phân tử copper sulfate là A. 180 amu. B. 112 amu. C. 160 amu. D. 100 amu. II. TỰ LUẬN (1,75 điểm) Câu 1: (0,75 điểm) Hãy cho biết các chất sau là đơn chất hay hợp chất? Tại sao? a) Kim loại aluminium (nhôm) được tạo nên từ nguyên tố Al. b) Acetic acid có trong giấm ăn, được tạo nên từ các nguyên tố C,H,O. c) Khí oxygen được tạo nên từ nguyên tố O. Câu 2: (1,0 điểm) Mỗi nguyên tử Mg kết hợp với một nguyên tử O để tạo thành phân tử magnesium oxide. a) Hãy vẽ sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử magnesium oxide. Biết số hiệu nguyên tử của Mg và O lần lượt là 12 và 8. b)Ở điều kiện thường, magnesium oxide là chất rắn, chất lỏng hay chất khí? Giải thích. Cho biết khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố: O = 16 amu; S = 32 amu; Cu = 64 amu C. PHÂN MÔN SINH HỌC (2,5 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (0,75 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Hình thức sinh sản trong đó cơ thể mới được hình thành từ cơ quan rễ, thân, lá của cơ thể mẹ gọi là: A. Sinh sản hữu tính. B. Sinh sản phân đôi. C. Sinh sản bào tử. D. Sinh sản sinh dưỡng. Câu 2: Quả được hình thành do sự biến đổi của: A. Nhị hoa. B. Đài hoa. C. Noãn đã thụ tinh. D. Bầu nhụy. Câu 3: Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm, người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành? A. Vì thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm. B. Vì tốc độ thoát hơi nước của các cây trên rất nhanh. C. Vì cành của các cây trên quá to, khó đứng vững. D. Vì khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng của các cây trên kém. II. TỰ LUẬN (1,75 điểm) Câu 1: (0,75 điểm) Trình bày các hình thức sinh sản vô tính ở động vật, lấy ví dụ? Câu 2: (1,0 điểm) Khi quan sát sự sinh sản ở gà (đẻ trứng), bạn Long nói: “quá trình sinh sản ở gà gồm 2 giai đoạn là thụ tinh và sự phát triển của phôi hình thành cơ thể mới”. Theo em bạn Long nói đã chính xác chưa? Giải thích? === HẾT === 2
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Khoa học tự nhiên 7 A. PHÂN MÔN VẬT LÍ (5,0 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (1,5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B A B D D C II. TỰ LUẬN (3,5 điểm) Câu Lời giải sơ lược Điểm 1. (1,5 điểm) a. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới 0,25 Góc phản xạ bằng góc tới ( i’=i) 0,25 Hình a.Vẽ đúng tia phản xạ 0,25 b. Tính được i’=500 0,25 Hình b.Vẽ đúng tia phản xạ 0,25 Tính được i’=00 0,25 2. (2 điểm) a. Vẽ đúng ảnh A’B’ của AB qua gương 0,5 Ảnh A’B’ là ảnh ảo 0,5 Cao 5cm 0,5 b Tính được khoảng cách từ ảnh A’B’ đến vật AB là 8cm 0,5 B. PHÂN MÔN HÓA HỌC (2,5 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (0,75 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 Đáp án B C C II. TỰ LUẬN (1,75 điểm) Câu Hướng dẫn Điểm Câu 1. (0,75 điểm) a Đơn chất vì kim loại nhôm được tạo nên từ một nguyên tố hoá học. 0,25 b Hợp chất vì acetic acid được tạo nên từ 3 nguyên tố hoá học. 0,25 c Đơn chất vì khí oxygen được tạo nên từ một nguyên tố hoá học. 0,25 Câu 2. (1,0 điểm) 0,5 a Ở điều kiện thường, magnesium oxide tồn tại ở thể rắn. 0,25 b Vì MgO là hợp chất ion, các hợp chất ion là chất rắn ở nhiệt độ thường. 0,25 3
- C. PHÂN MÔN SINH HỌC (2,5 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (0,75 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 Đáp án D D A II. TỰ LUẬN (1,75 điểm) Câu Hướng dẫn Điểm Câu 1. (0,75 điểm) Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật: - Nảy chồi là hình thức sinh sản trong đó “chồi” được mọc ra từ cơ thể mẹ, 0,25 lớn dần lên và tách ra khỏi cơ thể mẹ thành cơ thể mới hoặc vẫn dính với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn gồm nhiều cá thể. Ví dụ: thủy tức, san hô, 0,25 - Phân mảnh là hình thức sinh sản mà mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ phát triển thành một cơ thể mới hoàn chỉnh. Ví dụ: Giun dẹp, sao biển, 0,25 - Trinh sản là hình thức sinh sản trong đó tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cơ thể mới. Ví dụ: ong, kiến, rệp, Câu 2. (1,0 điểm) Bạn Long nói chưa chính xác. 0,5 Vì: Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau là: 0,5 + Hình thành giao tử (tinh trùng, trứng). + Thụ tinh tạo thành hợp tử. + Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành cơ thể mới. 4