Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Vật lí 7 - Năm học 2023-2024
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Vật lí 7 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_thi_giua_hoc_ki_1_mon_vat_li_7_nam_hoc_2023_2024.docx
Nội dung text: Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Vật lí 7 - Năm học 2023-2024
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÍ 7 KÌ 1. I. LÝ THUYẾT BÀI 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG - Đại lượng cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian,gọi là tốc độ chuyển động gọi tắt là tốc độ. - Công thức tốc độ: v = s/t. - Đổi : 1m/s= 3,6km/h. 1km/h= 1/ 36 ( m/s) BÀI 9: ĐO TỐC ĐỘ .I.Đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây 1. Dụng cụ đo Gồm đồng hồ bấm giây đo thời gian chuyển động t và thước để đo độ dài quãng đường đi được s. 2. Cách đo Có hai cách đo: Cách 1: Chọn quãng đường S trước, đo thời gian t sau + Chọn Dùng Thước đo quãng đường s trước + Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t sau. + Dùng công thức v = s/t. để tính tốc độ Cách 2: Chọn thời gian t trước, đo quãng đường s sau. + Chọn Dùng Thước đo quãng đường s trước + Dùng đồng hồ đo thời gian t + Chọn Dùng Thước đo quãng đường s vừa đi + Dùng công thức v = s/t. để tính tốc độ II. Đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện 1. Dụng cụ đo Gồm đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện để đo thời gian chuyển động và thước đo quãng đường chuyển động (trên máng chạy thường có gắn kèm thước đo). 2. Cách đo Ví dụ: Đo tốc độ của viên bi sắt chuyển động. - Xác định quãng đường s cần đo trên thước kim loại, rồi gắn các cổng quang vào điểm đầu và điểm cuối của quãng đường. - Bật đồng hồ đo thời gian hiện số - Ngắt công tắc để bi sắt chuyển động qua các cổng quang. Đọc kết quả thời gian t hiển thị trên đồng hồ. - Dùng công thức v=s/ t để tính tốc độ.
- III. Thiết bị bắn tốc độ Thiết bị bắn tốc độ đơn giản chỉ có một camera theo dõi ô tô chạy trên đường, ghi và tính thời gian ô tô chạy qua hai vạch mốc trên mặt đường, cách nhau khoảng từ 5 m đến 10 m tùy theo cung đường. Khi phát hiện ô tô vượt tốc độ giới hạn, camera tự động chụp số liệu về tốc độ kèm theo biển số ô tô, gửi về các trạm kiểm soát giao thông để xử lí. *Dụng cụ đo tốc độ xe máy , ô tô là tốc kế . BÀI 10: ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG - THỜI GIAN * Đồ thị quãng đường – thời gian cho biết tốc độ chuyển động , quãng đường đi được và thời gian đi. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Tốc độ là đại lượng cho biết A. Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. B. Quỹ đạo chuyển động của vật. C. Hướng chuyển động của vật. D. Nguyên nhân vật chuyển động Câu 2: Vận tốc của ô tô là 36km/h cho biết điều gì? Hãy chọn câu đúng A. Ô tô chuyển động được 36km B. Ô tô chuyển động trong 1 giờ C. Trong 1 giờ ô tô đi được 36km . D. Ô tô đi 1km trong 36 giờ Câu 3: Bạn Linh đi xe đạp từ nhà đến trường, trong 20 min đầu đi được đoạn đường dài 6 km. Đoạn đường còn lại dài 8 km đi với tốc độ 12 km/h. Tốc độ đi xe đạp của bạn Linh trên cả quãng đường từ nhà đến trường là A. 15 km/h. B. 14 km/h. C. 7,5 km/h. D. 7 km/h. Câu 4: Chuyển động của phân tử hiđro ở 0 độ C có vận tốc 1692 m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800 km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn? A. Chuyển động của phân tử hiđro nhanh hơn. B. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhanh hơn. C. Hai chuyển động bằng nhau D. Tất cả đều sai Câu 5: Điền số vào chỗ trống sao cho phù hợp: Đổi: 10 m/s = . km/h
- A. 10 km/h. B. 36 km/h. C. 45 km/h. D. 20 km/h. Câu 6: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo tốc độ của một vật? A. Nhiệt kế. B. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang. C. Cân. D. Lực kế. Câu 7: Trường hợp nào dưới đây nên sử dụng thước đo và đồng hồ bấm giờ để đo tốc độ của vật? A. Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên bàn. B. Đo tốc độ bơi của vận động viên. C. Đo tốc độ rơi của vật trong phòng thí nghiệm. D. Đo tốc độ bay hơi của nước. Câu 8: Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo A. Độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó. B. Độ dài quãng đường mà vật đó phải đi. C. Thời gian mà vật đó đi hết quãng đường. D. Quãng đường và hướng chuyển động của vật. Câu 9: 108 km/h = m/s A. 30 ms. B. 20 m/s C. 15m/s D. 10 m/s Câu 10: Khi đo tốc độ của bạn Nam trong cuộc thi chạy 200 m, em sẽ đo khoảng thời gian A. Từ lúc bạn Nam lấy đà đến lúc về đích. B. Từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc bạn Nam về đích. C. Bạn Nam chạy 100 m rồi nhân đôi. D. Bạn Nam chạy 400 m rồi chia đôi. Câu10: Đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động có tốc độ không đổi có dạng là đường gì? A. Đường thẳng. B. Đường cong. C. Đường tròn. D. Đường gấp khúc. Câu 11: Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là A. Vôn kế B. Nhiệt kế C. Tốc kế D. Ampe kế Câu 12: Đồ thị quãng đường – thời gian của vật chuyển động thẳng với tốc độ không đổi có dạng là A. Đường thẳng song song với trục thời gian. C. Đường cong. B. Đường thẳng nằm nghiêng góc với trục thời gian. D. Đường gấp khúc.
- BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1. Lúc 8 h 30 min, bạn A đi bộ từ nhà đến siêu thị với tốc độ 4,8km/h. Biết quãng đường từ nhà bạn A đến siêu thị dài 2,4km. Hỏi bạn A đến siêu thị lúc mấy giờ? Bài 2. Bạn B đi xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ 12 km/h hết 20 min. Tính quãng đường từ nhà bạn B đến trường. Bài 3:Một người công nhân đạp xe đều trong 20 phút đi được 3 km. a) Tính vận tốc của người đó ra m/s và km/h b) Biết quãng đường từ nhà đến xí nghiệp là 3600m. Hỏi người đó đi từ nhà đến xí nghiệp hết bao nhiêu phút? c) Nếu đạp xe liền trong 2 giờ thì người này từ nhà về tới quê mình. Tính quãng đường từ nhà đến quê? Bài 4: Dựa vào đồ thị chuyển động của vật như trên hình vẽ, em hãy cho biết: sau 2 giờ kể từ khi xuất phát thì vật cách điểm xuất phát bao nhiêu km? Em hãy xác định tốc độ của vật ? Bài 5:Một người đi xe đạp, sau khi đi được 15 km với tốc độ 15km/h thì người đó dừng lại sửa xe 30 phút, sau đó người đó đi tiếp 10 km với tốc độ 10 km/h. Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp ? Đồ thị bài 4