Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Hóa học Lớp 7 - Năm học 2023-2024
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Hóa học Lớp 7 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_thi_giua_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_7_nam_hoc_2023.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Hóa học Lớp 7 - Năm học 2023-2024
- ÔN TẬP GIỮA KỲ I MÔN KHTN 7 (HOÁ) I. Trắc nghiệm Câu 1: Trong nguyên tử, hạt mang điện tích âm là: A. electron B. electron và hạt nhân C. proton và electron D. proton và neutron Câu 2: Nguyên tử trung hòa về điện vì: A. số proton bằng số electron B. số proton bằng số neutron C. số neutron bằng số electron D. có cùng số proton Câu 3: Nguyên tử lithium có 3 proton, 3 electron và 4 neutron. Khối lượng nguyên tử của lithium theo đơn vị amu là: A. 1 amu B. 2 amu C. 7 amu D. 10 amu Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất A. Số p = số e B. Hạt nhân tạo bởi proton và electron C. Electron không chuyển động quanh hạt nhân D. Proton không mang điện tích Câu 5: Chọn đáp án sai A. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử B. Số p = số e C. Hạt nhân tạo bởi proton và neutron D. Oxygen có số p khác số e Câu 6: Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử có những gì? A. Electron B. Neutron C. Proton D. Không có gì Câu 7. Nguyên tử oxygen có 8 hạt proton trong hạt nhân. Số hạt mang điện tích trong nguyên tử oxygen là A. 8. B. 4. C. 16.
- D. 12. Câu 8. Nguyên tử nitrogen có 7 hạt proton trong hạt nhân. Nguyên tử nitrogen có số lớp electron là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9: Các khẳng định trong bảng sau đúng hay sai? STT Khẳng định Đúng/ Sai 1 Các kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên gồm: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo 2 Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm các bước: đề xuất vấn đề, đưa ra dự đoán, lập kế hoạch kiểm tra dự đoán, thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán, viết báo cáo, đề xuất ý kiến (nếu có) 3 Đối tượng nghiên cứu của khoa học là các sự vật, hiện tượng, các thuộc tính cơ bản, sự vận động của thế giới tự nhiên, 4 Môn Khoa học tự nhiên là môn học về các sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên nhằm hình thành và phát triển các năng lực khoa học tự nhiên và khoa học Trái Đất 5 Nghiên cứu các sự vật và hiện tượng tự nhiên không nhằm mục đích giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống 6 Kĩ năng dự báo là kĩ năng đề xuất điểu gì sẽ xảy ra dựa trên các quan sát, kiến thức, sự hiểu biết và sự suy luận của con người về sự vật và hiện tượng trong tự nhiên 7 Kĩ năng đo được hình thành và phát triển không theo trình tự 8 Trong kĩ năng đo không cần thực hiện việc ước lượng, thực hiện các phép đo, xác định độ chính xác của kết quả đo 9 Môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng các môn học: Toán học, Hóa học và Sinh học Câu 10: Khẳng định nào dưới đây không đúng? A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.
- B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu. C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người, về các sự vật, hiện tượng. D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên. Câu 11: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 12: Cho các bước sau: (1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo. (2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo phù hợp. (3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được. (4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo. Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (1) → (3) → (2) → (4). C. (3) → (2) → (4) → (1). D. (2) → (1) → (4) → (3). Câu 13: Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước, bình b chứa một vật rắn không thấm nước. Khi đổ hết nước từ bình a sang bình b thì mức nước trong bình b được vẽ trong hình. Thể tích của vật rắn là
- A. 33 mL. B. 73 mL. C. 32,5 mL. D. 35,2 mL. II. Tự luận Câu hỏi 1: Điền vào những ô còn trống để hoàn thành bảng sau: Câu hỏi 2: Aluminium là kim loại có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, được dùng làm dây dẫn điện, chế tạo các thiết bị, máy móc trong công nghiệp và nhiều đồ dùng sinh hoạt. Cho biết tổng số hạt trong hạt nhân của nguyên tử nhôm là 27, số đơn vị điện tích hạt nhân là 13. Tính số hạt mỗi loại trong nguyên tử nhôm. Câu hỏi 3: Nguyên tử Z có 16 proton trong hạt nhân. Hãy vẽ cấu tạo của nguyên tử Z. Câu hỏi 4: Cho sơ đồ hình vẽ như sau: a, Hãy chỉ ra số proton, số electron, số đơn vị điện tích hạt trong nguyên tử. b, Số lớp electron, số e lớp ngoài cùng có trong nguyên tử
- ÔN TẬP GIỮA KỲ KHTN 7 (LÝ) I. Trắc nghiệm Câu 1: Trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta, đơn vị đo của tốc độ là A. km.h B. km/h C. m.s D. m.h Câu 2: Dụng cụ dùng để đo tốc độ của chuyển động là A. Nhiệt kế B. Lực kế C. Tốc kế D. Cân Câu 3: Từ hình vẽ cho biết trong 3 giờ đầu xe chạy với tốc độ bao nhiêu? A. 40 km/h B. 45 km/h C. 50 km/h D. 60 km/h Câu 4. Ba bạn An, Bình, Đông học cùng lớp. Khi tan học, ba bạn đi cùng chiều trên đường về nhà. Tốc độ của An là 6,2 km/h, của Bình là 1,5 m/s, của Đông là 72 m/min. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Bạn An đi nhanh nhất. B. Bạn Bình đi nhanh nhất. C. Bạn Đông đi nhanh nhất. D. Ba bạn đi nhanh như nhau. Câu 5. Điền số vào chỗ trống sao cho phù hợp: Đổi: 10 m/s = . km/h A. 10 km/h. B. 36 km/h. C. 45 km/h. D. 20 km/h. Câu 6. Để giúp kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông ta sử dụng A. Đồng hồ bấm tay B. Đồng hồ hẹn giờ C. Đồng hồ đo thời gian D. Thiết bị bắn tốc độ
- Câu 7. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ? A. Thước, cổng quang điện và đồng hồ bấm giây B. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện C. Thước và đồng hồ đo thời gian hiện số D. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây Câu 8. Đồ thị quãng đường thời gian cho biết những gì? A. Đồ thị quãng đường - thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi của vật B. Đồ thị quãng đường - thời gian cho biết quãng đường đi được và thời gian đi của vật C. Đồ thị quãng đường - thời gian cho biết tốc độ chuyển động của vật D. Đồ thị quãng đường - thời gian cho biết vị trí của vật ở những thời điểm xác định của vật Câu 9. Minh và Nam đi xe đạp trên một đoạn đường thằng. Trên hình đoạn thằng OM là đồ thị quãng đường - thời gian của Minh, đoạn thẳng ON là đồ thị quãng đường - thời gian của Nam. Mô tả nào sau đây không đúng? A. Minh và Nam xuất phát cùng một lúc B. Tốc độ của Minh lớn hơn tốc độ của Nam C. Quãng đường Minh đi ngắn hơn quãng đường Nam đi D. Thời gian đạp xe của Nam nhiều hơn thời gian đạp xe của Minh II. Tự luận Câu 10. Một chiếc xe máy đang chuyển động trên đoạn đường thẳng với tốc độ 10 m/s. Tính quãng đường xe đi được trong 15s ? Câu 11. Một ô tô chuyển động trên đoạn đường đầu với tốc độ 54 km/h trong 20 phút, sau đó tiếp tục chuyển động trên đoạn đường kế tiếp với tốc độ 60 km/h trong 30 phút. Tổng quãng đường ô tô đi được trong 50 phút tính từ lúc bắt đầu chuyển động là bao nhiêu ? Câu 12: Cho đồ thị quãng đường – thời gian của hai vật chuyển động như hình vẽ.
- a) Dựa vào đồ thị, không cần tính toán, ta có thể kết luận vật nào chuyển động nhanh hơn không? Vì sao? b) Xác định tốc độ chuyển động của mỗi vật từ đồ thị.
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ I KHTN 7 (SINH) Câu 1: Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào? A. Carbon dioxide. B. Oxygen. C. Nhiệt. D. Tinh bột. Câu 2: Quá trình trao đổi chất là: A. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường. B. Quá trình cơ thể trực tiếp lấy các chất từ môi trường sử dụng các chất này cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường. C. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể. D. Quá trình biến đổi các chất trong cơ thể cơ thể thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường. Câu 3: Quang hợp là quá trình biến đổi A. Nhiệt năng được biến đổi thành hóa năng B. Quang năng được biến đổi thành nhiệt năng C. Quang năng được biến đổi thành hóa năng D.Hóa năng được biến đổi thành nhiệt năng Câu 4: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng? A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ. B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ. C. Con người, vật nuôi, cây trồng. D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ. Câu 5: Sản phẩm của quang hợp là A. nước, carbon dioxide. B. ánh sáng, diệp lục. C. oxygen, glucose. D. glucose, nước.
- Câu 6: Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là A. rễ cây. B. thân cây. C. lá cây. D. hoa Câu 7: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm A. khí oxygen và glucose. B. glucose và nước. C. khí carbon dioxide, nước và năng lượng ánh sáng. D. khí carbon dioxide và nước. Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ khí oxygen tổng hợp chất hữu cơ. B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ. C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí oxygen. D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật Câu 9: Bào quan thực hiện quá trình quang hợp là: A. Diệp lục B. Lục lạp C. Khí khổng D. Tế bào chất Câu 10: Cho các yếu tố sau: 1. Ánh sáng 2. Nhiệt độ 3. Hàm lượng khí carbon dioxide 4. Nước Trong các yếu tố kể trên, yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 4.
- C. 1, 2, 4. D. 2, 3, 4. Câu 11: Hô hấp tế bào có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của sinh vật? A. Cung cấp khí oxygen cho hoạt động sống của sinh vật. B. Cung cấp khi carbon dioxiode cho hoạt động sống của sinh vật. C. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật. D. Cung cấp nước và nhiệt cho hoạt động sống của sinh vật. Câu 12: Hô hấp tế bào là A. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. B. quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. C. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh sản. D. quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh trưởng và phát triển. Câu 13: Quá trình hô hấp có ý nghĩa A. đảm bảo sự cân bằng oxygen và carbon dioxide trong khí quyển. B. tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể sinh vật. C. làm sạch môi trường. D. chuyển hóa carbon dioxide thành oxygen. Câu 14: Chức năng của khí khổng là A. trao đổi khí carbon dioxide với môi trường. B. trao đổi khí oxygen với môi trường. C. thoát hơi nước ra môi trường. D. Cả ba chức năng trên. Câu 15: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào? A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài. B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
- C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường. D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường. Câu 16: Khi hô hấp, quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào? A. Lấy vào khí carbon dioxide, thải ra khí oxygen. B. Lấy vào khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide. C. Lấy vào khí carbon dioxide và hơi nước. D. Lấy vào khí oxygen và hơi nước. Câu 17: Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người: phổi, khí quản, khoang mũi, thanh quản, phế quản. A. Khoang mũi, khí quản, thanh quản, phế quản, phổi. B. Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi. C. Khoang mũi, phế quản, khí quản, thanh quản, phổi. D. Khoang mũi, phổi, khí quản, thanh quản, phế quản. Câu 18: Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình nào? A. Quang hợp và thoát hơi nước. B. Hô hấp. C. Thoát hơi nước. D. Quang hợp và hô hấp. Câu 19: Cơ quan thực hiện quá trình trao đổi khí chủ yếu ở thực vật là A. khí khổng. B. lục lạp. C. ti thể. D. ribosome. Câu 20: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì? A. Hình yên ngựa. B. Hình lõm hai mặt. C. Hình hạt đậu. D. Có nhiều hình dạng.