Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Hóa học 7 (KNTT) - Năm học 2023-2024
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Hóa học 7 (KNTT) - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_thi_giua_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_7_kntt_nam_hoc_202.docx
Nội dung text: Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Hóa học 7 (KNTT) - Năm học 2023-2024
- ÔN TẬP KHTN(HÓA) 7- GIỮA HỌC KÌ I Năm học : 2023 - 2024 Câu 1. Các khẳng định trong bảng sau đúng hay sai? Câu 2. Hãy kết nối các thông tin ở cột A với cột B tạo thành sự liên kết giữa sự vật với hiện tượng hoặc hiện tượng với hiện tượng.
- Câu 3. Khẳng định nào dưới đây không đúng? A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên. B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu. C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người, về các sự vật, hiện tượng. D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên. Câu 4. Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 5. Cho các bước sau: (1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo. (2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp. (3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được. (4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo. Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là A.(1) -> (2) -> 3) -> (4). B.(1) -> (3) -> 2) -> (4). C. (3) -> (2) -> (4) -> (1). D.(2) -> (1) -> (4) -> (3). Câu 6. Khi đo chiều cao của một người ở các thời điểm khác nhau trong ngày, kết quả đo được ghi lại trong Bảng 1. Em hãy nhận xét và giải thích về kết quả thu được. Bảng 1. Kết quả đo chiều cao của người ở các thời điểm trong ngày Hướng dẫn: - Lần đo 1: Cao nhất do mới ngủ dậy, đĩa sụn ở cột sống chưa bị nén bởi trọng lực cơ thể. - Lần đo 2: Thấp hơn do đĩa sụn ở cột sống bị nén bởi trọng lực cơ thể sau 6 giờ.
- - Lần đo 3: Thấp hơn nữa do đĩa sụn ở cột sống bị nén bởi trọng lực cơ thể sau 12 giờ. Câu 7. Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên, em hãy tìm hiểu về hiện tượng lũ lụt và để xuất các biện pháp phòng chống hiện tượng trên. Hướng dẫn: Bước 1: Xác định vấn đề: “Tại sao hiện tượng thiên tai lũ lụt lại xảy ra?”. Bước 2: Đưa ra giả thuyết: Lũ lụt là hậu quả của rừng đầu nguồn bị mất. Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện: Đề xuất các phương pháp tìm hiểu “rừng đầu nguồn bị mất có liên quan đến lũ lụt hay không?”. Bước 4: Thực hiện kế hoạch theo các phương pháp ở bước 3 bao gồm việc thu thập, phân tích số liệu nhằm chứng minh có hoặc không mối liên quan giữa rừng đầu nguồn bị mất và hiện tượng lũ lụt. Bước 5: Viết báo cáo quy trình nghiên cứu về hậu quả của mất rừng đầu nguồn có liên quan đến tính trạng thiên tai lũ lụt. Trong trường hợp không có sự liên quan thì xây dựng lại giả thuyết khoa học. Đề xuất tiếp tục nghiên cứu mở rộng các nguyên nhân gây ra lũ lụt khác. Câu 8. Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước, bình b chứa một vật rắn không thấm nước. Khi đổ hết nước từ bình a sang bình b thì mức nước trong bình b được vẽ trong hình. Thể tích của vật rắn là A. 33 ml. B. 73 ml. C. 32,5 ml. D. 35,2 ml. Câu 9. Làm cách nào để đo độ dày của một tờ giấy trong sách KHTN 7 bằng một thước có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 1 mm? Hướng dẫn:
- Để đo độ dày của một tờ giấy trong sách KHTN7 bằng một thước có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 1 mm ta làm như sau: - Dựa vào số trang tính số tờ giấy trong sách. - Ép chặt các tờ giấy bên trong sách (không chứa hai tờ bìa ngoài cùng) và dùng thước có ĐCNN 1 mm để đo độ dày. -Tính độ dày của 1 tờ giấy bằng cách lấy độ dày của sách chia cho tổng số tờ. Câu 10. Làm thế nào để đo được thể tích của một giọt nước từ ống nhỏ giọt rơi xuống với một bình chia độ có ĐCNN là 0,5 cm3? Hướng dẫn: Cho nước nhỏ giọt vào bình chứa. Đếm số giọt cho tới khi mực nước trong bình được khoảng 1 cm3 đến 2cm3. Lấy thể tích nước trong bình chia cho số giọt ta được thể tích của một giọt. Câu 11. Để xác định thời gian chuyển động trên quãng đường dài 50 cm của một viên bi lăn trên một máng nghiêng, người ta dùng cổng quang và đồng hồ đo thời gian hiện số. Hỏi: a) Phải chọn MODE nào của đồng hồ? b) Phải bấm vào nút nào của đồng hồ để trên màn hình hiện lên các số 0000? c) Phải nối các cổng quang như thế nào với các chốt ở mặt sau của đồng hồ? Hướng dẫn: a) Đặt MODE: A ↔ B b) Bấm nút RESET. c) Nối cổng quang 1 với chốt A; cổng quang 2 với chốt B. Câu 12. Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho - Bo? A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử. B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron. C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron.
- D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng vỏ nguyên tử theo mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho - Bo? A. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau tạo thành các lớp electron. B. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 2 electron, các lớp electron khác có chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn. C. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 8 electron, các lớp electron khác có chứa tối đa nhiều hơn 8 electron. D. Các electron sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết. Câu 14. Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân các nguyên tử còn lại được tạo thành từ hạt A. electron và proton. B. electron, proton và neutron. C. neutron và electron. D. proton và neutron. Câu 15. Cho các phát biểu: (1) Nguyên tử trung hoà về điện. 2) Khối lượng của nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân. (3) Trong nguyên tử, số hạt mang điện tích dương bằng số hạt mang điện tích âm nên số hạt electron bằng số hạt neutron. (4) Vỏ nguyên tử, gồm các lớp electron có khoảng cách khác nhau đối với hạt nhân. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D.4 Câu 16. Hãy viết tên, điện tích và khối lượng của các hạt cấu tạo nên nguyên tử vào chỗ trống để hoàn thiện bảng dưới đây.
- Câu 17. Từ Hình 2.1 mô phỏng một nguyên tử carbon, hãy cho biết trong một nguyên tử carbon có bao nhiêu hạt electron, proton, neutron. Câu 18. Mặt Trời chứa chủ yếu hai nguyên tố hoá học là hydrogen (H) và helium (He) Hình 2.2 biểu diễn một nguyên tử hydrogen và một nguyên tử helium. Dựa vào hình vẽ trên hãy cho biết: a) Mỗi vòng tròn xung quanh hạt nhân được gọi là gì? A. Một liên kết. B. Một electron. C. Một lớp vỏ electron. D. Một proton. b) Có bao nhiêu electron trong lớp vỏ của nguyên tử H, He? Có bao nhiêu proton trong hạt nhân của nguyên tử H, He? Câu 19. Giải thích vì sao có thể coi khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, lấy ví dụ về một nguyên tử để minh hoạ.
- Câu 20. Nguyên tử lithium có 3 proton. a) Có bao nhiêu electron trong nguyên tử lithium? b) Biết hạt nhân nguyên tử lithium có 4 neutron, tính khối lượng nguyên tử của lithium theo đơn vị amu. Câu 21. Mô tả sự khác nhau giữa cấu tạo một nguyên tử hydrogen và cấu tạo một nguyên tử helium. Câu 22. Oxygen là nguyên tố hoá học phổ biến trong không khí, duy trì sự sống và sự cháy. Hoàn thiện Hình 2.3 để mô tả cấu tạo một nguyên tử oxygen. Câu 23. Một nguyên tử có 10 proton trong hạt nhân. Theo mô hình nguyên tử của Ro-dơ-pho - Bo, số lớp electron của nguyên tử đó là A.1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24. Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là A.1,8,2. B.2,8, 1. C. 2, 3. D.3, 2. Câu 25. Nitrogen là nguyên tố hoá học phổ biến trong không khí. Trong hạt nhân nguyên tử Nitrogen có 7 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử Nitrogen viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là A.7. B. 2, 5. C.2, 2, 3. D.2,4, 1. Câu 26. Trong hạt nhân nguyên tử fluorine có 9 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử fluorine là
- A.2. B.5. C.7. D. 8. Câu 27. Nguyên tử calcium có 20 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử calcium có số proton là A. 2. B. 10. C.18. D. 20. Câu 28. Nguyên tử nhôm (aluminium) có 13 electron ở vỏ. Số electron ở lớp trong cùng của nguyên tử nhôm là A.2. B. 8. C.10. D. 18. Câu 29. Muối ăn chứa hai nguyên tố hoá học là natri (sodium) và chlorine. Trong hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố natri và chlorine có lần lượt 11 và 17 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử natri và chlorine lần lượt là A. 1 và 7. B. 3 và 9. C. 9 và 15. D. 3 và 7. Câu 30. Trong hạt nhân nguyên tử lưu huỳnh (sulfur) có 16 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử sulfur, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là A.2, 10, 6. B. 2, 6, 8. C.2,8, 6. D.2,9, 5. Câu 31. Trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố silicon có 14 proton, vỏ nguyên tử silicon có ba lớp electron. Hãy hoàn thiện Hình 2.4 để mô tả mô hình một nguyên tử silicon. Câu 32. Hạt nhân một nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của nguyên tử fluorine xấp xỉ bằng A. 9 amu. B. 10 amu. C. 19 amu. D. 28 amu.
- Câu 33. Muối ăn chứa hai nguyên tố hoá học là natri và chlorine. Trong hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố natri và chlorine có lần lượt 11 và 17 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử natri và chlorine, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là A. 2,9 và 2, 10, 5. B. 2, 9 và 2,8, 7. C.2,8,1 và 2,8,7. D.2,8, 1 và 2, 8, 5. Câu 34: Ng.tử X có tổng số p, neutron, e là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt mỗi loại. Câu 35: Nguyên tử Y có tổng số các loại hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định số hạt mỗi loại. Câu 36: Tổng số p, neutron, e trong hai nguyên tử kim loại A và B là 177 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của B lớn hơn số hạt mang điện của A là 8. Xác định số hạt p mỗi nguyên tố. Câu 37: Dựa vào bảng 3.1 SGK trang 21 hãy so sánh nguyên tử Calcium nặng hay nhẹ hơn nguyên tử Carbon và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần? Câu 38. Biết 1amu = 1,6605.10-24g Dựa vào bảng 3.1 SGK trang 21 hãy tính khối lượng bằng gam của nguyên tử oxygen, magnesium.