Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 7

docx 8 trang Linh Nhi 28/12/2024 360
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_7.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 7

  1. ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh và ngành ruột khoang? Mỗi ngành cho ví dụ 2 đại diện? Câu 2: Giun đũa có hình dạng cấu tạo như thế nào để thích nghi với đời sống? Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người và biện pháp phòng chống giun sán kí sinh? Câu 3: Vai trò thực tiễn của giun đốt gặp ở địa phương em? Bản thân em cần làm gì để bảo vệ những loài giun đốt có ích? Đáp án: Câu1: Nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh - Cho ví dụ - Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang - Cho ví dụ đúng: Câu 2: - Hình dạng và cấu tạo của giun đũa thích nghi với đời sống: +Hình trụ dài 25cm, thuôn hai đầu. +Thành cơ thể: Biểu bì, cơ dọc phát triển + Ống tiêu hóa thẳng, có lỗ hậu môn. +Tuyến sinh dục dài, cuộn khúc. +Lớp cuticun làm căng cơ thể -Nêu các tác hại của giun đữa đối với sức khỏe con người: -Cách phòng ngừa: Câu 3: * Nêu vai trò thực tiễn của giun đốt -Làm thức ăn cho người: Rươi, thức ăn cho động vật khác: Giun đỏ, giun đất. - Làm cho đất trồng xốp, thoáng, màu mỡ: Giun đất - Làm thức ăn cho cá: Giun đỏ - Có hại cho động vật và người: Đỉa, vắt. * Liên hệ bản thân: Bảo vệ môi trường sống của động vật, tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ động vật có ích
  2. Ki￿m tra h￿c kỳ I. Năm h￿c 2016-2017 Câu 1. Hãy chọn nội dung ở cột A cho phù hợpvới nội dung ở cột B Cột A Cột B 1. Trùng biến hình A. Cơ thể hình trụ, thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa 2. Giun đũa chính thức, ống tiêu hóa có ruột sau và hậu môn. 3. Thủy tức B. Cơ thể có hình dạng không ổn định, thường biến đổi. C. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi. D. Cơ thể có 3 phần: đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân, 2 đôi cánh. Câu 2. a. Sau khi học song ngành thân mềm, một số bạn học sinh thắc mắc: Vì sao mực bơi nhanh lại xếp cùng ngành với ốc sên bơi chậm chạp? Em hãy vận dụng kiến thức đã học về ngành thân mềm giải thích cho các bạn học sinh hiểu rõ? b. Nhiều ao thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao? Câu 3. a. Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào? b. Nêu 4 biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người? Câu 4. a. Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi? b. Vì sao tôm muốn lớn lên phải lột xác nhiều lần? Đáp án: Câu 1: 1- B 2- A 3- C Câu 2: a. Mực bơi nhanh xếp cùng ngành với ốc sên bơi chậm chạp vì: Mực và ốc sên đều có đặc điểm chung của ngành thân mềm - Thân mềm - Cơ thể không phân đốt, có vỏ đá vôi (mai) - Có khoang ỏo - Hệ tiêu hóa phân hóa b. Khi nuôi cá mà không thả trai nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào da và mang cá. Vào ao cá, ấu trùng trai lớn lên và phát triển bình thường. Câu 3: a. Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt : - Làm tơi xốp đất, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất - Làm tăng độ màu mỡ cho đất, do phân và chất bài tiết cơ thể giun thải ra. b. Các biện pháp chủ yếu phòng chống giun đũa kí sinh: - Giữ vệ sinh ăn uống - Uống thuốc tẩy giun định kì - Có ý thức bảo vệ môi trường sống (không phóng uế bừa bãi, ) - Diệt trừ triệt để ruồi nhặng
  3. Câu 4: a. Sự khác nhau: San hô Thủy tức Cơ thể con được hình thành không tách rời mà dính với Cơ thể con tách khỏi cơ cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn san hô. thể mẹ sống độc lập. b. Tôm muốn lớn lên phải lột xác nhiều lần vì: vỏ tôm được cấu tạo bằng kitin và ngấm thêm canxi nên vỏ cứng, không có khả năng đàn hồi nên tôm muốn lớn lên phải lột xác nhiều lần. Kiểm tra HKI: 2019-2020 Câu 1. Kể tên một số (Hai đại diện) động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh? Câu 2. Căn cứ vào nơi kí sinh của giun kim và giun móc câu, loài giun nào nguy hiểm hơn? Loài nào dễ phũng chống hơn? Câu 3. Đặc điểm chung của thân mềm? Vai trũ thực tiễn của thõn mềm? Lấy ví dụ minh họa? Câu 4. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và sinh sản của chấu chấu? Đáp án: Câu 1: Một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh: - Trùng kiết lị: Bào xác chúng qua con đường tiêu hóa và gây bệnh ở ruột non của người. - Trùng sốt rét: Qua muỗi Anophen truyền vào máu người. Câu 2: * Căn cứ vào nơi kí sinh của giun kim và giun móc câu: - Giun kim kí sinh ở ruột già của người - Giun móc câu kí sinh ở tá tràng của người -> Giun móc câu nguy hiểm hơn. Vì chúng kí sính ở tá tràng, nơi tập trung chất dinh dưỡng của ống tiêu hóa. * Phòng chống giun móc câu dễ hơn phòng chống giun kim: - Phòng chống giun móc câu cần chú ý đi giày, dép, ủng khi tiếp xúc với đất ở những nơi có ấu trùng của giun móc câu. Câu 3: 1. Đặc điểm chung của thân mềm:
  4. - Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi - Có khoang áo. Có hệ tiêu hóa phân hóa. - Cơ quan di chuyển đơn giản 2. Vai trũ của thân mềm: a, Lợi ích: - Làm thực phẩm, làm thức ăn cho động vật khác. VD - Làm đồ trang sức, làm vật trang trí. VD - Làm sạch môt trường nước. VD - Có giá trị xuất khẩu. VD - Có giá trị về mặt địa chất. VD b, Tỏc hại: - Có hại cho cây trồng. VD - Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán cho người. VD Câu 4: 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài: Cơ thể gồm 3 phần: + Phần đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng. + Phần ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh. + Phần bụng: Nhiều đốt, mối đốt có 1 đôi lỗ thở. 2. Sinh sản của châu chấu: - Châu chấu phân tính, con cái đẻ trừng thành ổ ở dưới đất. - Châu chấu non lột xác nhiều lần thành châu chấu trưởng thành. - Châu chấu phát triển có biến thái không hoàn toàn. Kiểm tra HK I năm học: 2014-2015) Câu 1: Nêu vai trò của ngành ruột khoang? Lấy ví dụ minh họa cho từng vai trò? Câu 2: Để phòng tránh giun sán kí sinh, theo em cần phải thực hiện những biện pháp gì? Câu 3: Hãy giải thích tại sao loài mực bơi nhanh lại được xếp cùng ngành với ốc sên bò chập chạp? Câu 4: Cơ thể nhện có mấy phần? Kể tên mỗi phần và nêu chức năng của mỗi phần đó? Đáp án Câu 1: *Lợi ích: + Đối với con người: - Nguồn cung cấp thức ăn: Sứa rô, sứa sen - Làm đồ trang sức, làm vật trang trí: San hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu - Nguyên liệu xây dựng: San hô đá cung cấp nguyên liệu vôi - Nghiên cứu địa chất: Hóa thạch san hô là vật chỉ thị quan trọng của các địa tầng. + Đối với hệ sinh thái biển:
  5. - San hô tạo nên một trong các cảnh quan độc đáo ở đại dương, có vai trò lớn về mặt sinh thái. * Tác hại - Gây ngứa, độc cho người: Một số loài sứa - Gây cản trở giao thông biển: Đảo ngầm san hô Câu 2: *Biện pháp chủ yếu: - Rửa tay trước khi ăn - Rửa sạch rau, củ, quả, có thể ngâm nước muối trước khi ăn. - Không bón phân tươi cho rau - Diệt động vật trung gian truyền bệnh.dùng lồng bàn, trừ diệt triệt để ruồi, nhặng, kết hợp với vệ sinh xã hội cộng đồng - Tẩy giun sán theo định kì. - Ăn chín, uống sôi. Cần ăn, uống vệ sinh, không ăn rau sống, uống nước lã. Câu 3: Vì mực và ốc sên đều có đặc điểm chung của ngành thân mềm. - Thân mềm, cơ thể không phân đốt. - Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể. - Khoang áo phát triển. - Có hệ tiêu hóa phân hóa. Câu 4: Cơ thể nhện có 2 phần: - Phần đầu- ngực: + Đôi kìm có tuyến độc -> Bắt mồi và tự vệ. + Đôi chân xúc giác (Phủ đầy lông) -> Cảm giác về khứu giác và xúc giác. + Bốn đôi chân bò -> Di chuyển và chăng lưới. - Phần bụng: + Phía trước là đôi khe thở -> Hô hấp. + Một lỗ sinh dục -> Sinh sản. + Các núm tuyến tơ phía sau -> Sinh ra tơ nhện. Kiểm tra HKI năm học: 2012-2013 Câu 1: Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang? Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành ruột khoang phải có phương tiện gì? Câu2: Nêu tác hại của giun đũa với sức khoẻ con người? Chúng ta cần có biện pháp gì phòng chống giun sán kí sinh ở người? Câu 3: Thân mềm có những vai trò gì? Lấy ví dụ minh hoạ cho từng vai trò? Câu 4: Nêu cấu tạo ngoài và dinh dưỡng của châu chấu? Đáp án Câu 1: • Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
  6. + Cơ thể có đối xứng toả tròn + Ruột dạng túi + Thành cơ thể có 2 lớp tế bào + Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai • Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành ruột khoang phải có phương tiện: - Dụng cụ thu lượm như: Vợt, kéo, nẹp, phanh - Nếu ding tay phải đi găng tay cao su để tánh tác động của các tế bào gai độc. Câu 2: • Tác hại của giun đũa với sức khoẻ con người: - Lấy tranh tức ăn, gây tắc ruột, tắc ống mật, tiết độc tố gây hại cho cơ thể - Người mắc bệnh giun đũa là “ổ dịch” để phát tán ra cộng đồng. • Biện pháp chủ yếu: - Cần ăn, uống vệ sinh, không ăn rau sống, uống nước lã, rửa tay trước khi ăn, dùng lồng bàn, trừ diệt triệt để ruồi, nhặng, kết hợp với vệ sinh xã hội cộng đồng. Câu 3: • Thân mềm có những lợi ích (mỗi lợi ích, VD : - Làm thực phẩm cho con người:VD - làm thức ăn cho động vật khác. VD - Làm đồ trang sức, làm vật trang trí. VD - Làm sạch môi trường nước. VD - Có giá trị xuất khẩu. VD * Có hại - Có hại cho cây trồng. VD - Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán. VD Câu 4: • Cấu tạo ngoài: - Cơ thể gồm 3 phần: + Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng + Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh + Bụng: Nhiều đốt, mỗi đốt có 1 đôI lỗ thở • Dinh dưỡng: + ăn chồi và lá cây + Thức ăn tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hoá nhờ enzim do ruột tịt tiết ra. - Hô hấp qua lỗ thở ở mặt bụng.
  7. Đề kiểm tra học kì I: 2011- 2012 Câu1: Hình dạng, cấu tạo của trai sông, hình thức di chuyển của trai sông? Câu 2: Đặc điểm chung của thân mềm? Vai trò của thân mềm? Lấy ví dụ minh hoạ? Câu 3 Nhện có những tập tính nào? Trình bày các bước hình thành tập tính đó? Đáp án Câu 1: Hình dạng, cấu tạo của trai sông: 1. Hình dạng, cấu tạo: A, Vỏ trai: - Gồm 2 mảnh vỏ gắn với nhau nhờ bản lề, có dây chằng, 2 cơ khép vỏ. - Vỏ trai có 3 lớp: Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ B, Cơ thể trai: - Áo trai, khoang áo - 2 tấm mang, ống thoát, ống hút, lỗ miệng, tấm miệng. - Thân trai, chân trai. 2. Di chuyển Trai có lối sống chui rúc trong bùn, di chuyển chậm chạp. Câu 2 : 1. Đặc điểm chung của thân mềm - Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi. - Có khoang áo, có hệ tiêu hoá phân hoá. - Cơ quan di chuyển đơn giản. 2. Vai trò của thân mềm: * Có lợi : - Làm thực phẩm, làm thức ăn cho động vật khác. VD - Làm đồ trang sức, làm vật trang trí. VD - Làm sạch môi trường nước. VD - Có giá trị xuất khẩu. VD - Có giá trị về mặt địa chất. VD * Có hại : - Có hại cho cây trồng. VD - Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán. VD Câu 3: Những tập tính của nhện 1. Chăng lưới: A, Chăng bộ khung lưới B, Chăng dây tơ phóng xạ. C, Chăng các tơ vòng. D, Chờ mồi. 2. Bắt mồi A, Ngoạm chặt mồi, chích nọc độc. B, Tiết dịch tiêu hoá vào cơ thể con mồi.
  8. C, Trói chặt mồi, treo vào lưới một thời gian. D, Hút dịch lỏng ở con mồi.