Bài giảng Tin học Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 7: Phần mềm bảng tính

pptx 56 trang Tố Thương 21/07/2023 4060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 7: Phần mềm bảng tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_tin_hoc_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_bai_7_phan_m.pptx

Nội dung text: Bài giảng Tin học Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 7: Phần mềm bảng tính

  1. CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY!
  2. KHỞI ĐỘNG ➢ Quan sát Bảng 1 – SGK tr.33 và cho biết: BẢNG ĐIỂM HỌC KÌ I MÔN TIN HỌC CỦA TỔ 1 STT Họ và tên Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm thường xuyên 1 thường xuyên 2 giữa kì cuối kì trung bình môn 1 Nguyên Kiều An 8 6 9 10 2 Vũ Thị Bình 9 8 10 9.5 3 Lê Hạnh Chi 10 9 9.5 10 4 Bùi Văn Dũng 9 8.5 8.5 6.5 5 Nguyễn Văn Hiệp 7.5 9 9 9.5 6 Phạm Thị Lan 10 9 10 9.5 Điểm trung bình Em làm thế nào để thực hiện các phép tính? Sắp xếp danh sách theo thứ tự điểm số? Em tìm bạn có điểm cao nhất hoặc thấp nhất.
  3. KHỞI ĐỘNG Mỗi phần mềm ứng dụng được tạo ra để giúp người dùng xử lí công việc cụ thể nào đó trên máy tính: Phần mềm trình chiếu Phần mềm soạn thảo Thiết kế các bài thuyết trình Soạn thảo, chỉnh sửa các văn bản
  4. KHỞI ĐỘNG ĐTX1 + ĐTX2 + ĐGK × 2 + ĐCK × 3 Điểm trung bình môn = 7 Cách sắp xếp các điểm số trong bảng là: ▪ So sánh các điểm trung bình môn. ▪ Sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp. Cách tìm ra điểm cao nhất hoặc thấp nhất: Tính toán >>> So sánh
  5. CHỦ ĐỀ 4: ỨNG DỤNG TIN HỌC BÀI 7: PHẦN MỀM BẢNG TÍNH
  6. NỘI DUNG BÀI HỌC 1 Tìm hiểu màn hình làm việc của MS Excel Nhập chỉnh sửa và trình bày 2 dữ liệu 3 Sử dụng công thức để tính toán
  7. KHÁM PHÁ 1. Tìm hiểu màn hình làm việc của MS Excel Thảo luận nhóm đôi ➢ Đọc thông tin trong SGK – tr.34, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Thao tác khởi động phần mềm MS Excel tương tự như khởi động phần mềm MS Word. Em hãy nêu các cách để khởi động MS Excel.
  8. →Thao tác khởi động phần mềm MS Excel Nháy chuột vào biểu tượng trong bảng chọn Start Biểu tượng phần mềm MS Excel Nháy chuột vào biểu tượng ở màn hình nền hoặc thanh Taskbar
  9. Thảo luận nhóm đôi: Quan sát hình 1 SGK trang 34 và thực hiện yêu cầu: Vùng làm việc gồm những gì? Tên hàng, tên cột được đặt tên như thế nào? Hãy kể tên các hàng, các cột em nhìn Địa chỉ các ô tính được xác định như thế nào? thấy trong Hình 1. Một bảng tính có thể có nhiều trang tính được không? Có thể thay đổi tên các trang tính được không?
  10. ➢ Vùng làm việc của Excel bao gồm các hàng và cột: Cột Được đặt tên theo bảng chữ cái A, B, C, D Hàng Được đánh số thứ tự Vùng làm việc của Excel 1, 2, 3, 4
  11. ➢ Địa chỉ các ô được xác định như sau: Tên cột Tên hàng ➢ Ví dụ: Cột A Ô A15 Hàng 15
  12. ▪ Vùng nhập liệu là nơi nhập dữ liệu cho ô tính đang được chọn. ▪ Bảng chọn: chứa các lệnh và biểu tượng lệnh. ▪ Bảng tính ở Hình 1 có 2 trang tính. Tên trang tính đang được mở là Sheet 1. ▪ Một bảng tính có thể có nhiều trang tính. Tên trang tính có thể được đặt lại bởi người dùng.
  13. ➢ Em hãy quan sát Hình 1, trao đổi với bạn bè và cho biết: Bài tập 1. Địa chỉ, nội dung dữ liệu của ô tính hiện thời được hiển thị ở đâu? Địa chỉ của ô tính hiển thị ở hộp tên. Nội dung của ô tính hiện thời được hiển thị ở vùng nhập liệu.
  14. Bài tập 2. Giao của một cột và một hàng là gì? A. Một hàng B. Một cột C. Một ô tính D. Trang tính
  15. Bài tập 3. Nếu chọn ô tính có dữ liệu "Vũ Đình Tuấn" thì nội dung trong hộp tên sẽ là gì? A. A7 B. 7B C. B7 D. C6
  16. Bài tập 4. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Vùng nhập liệu hiển thị dữ liệu trong ô tính đang được chọn và có thể dùng để nhập dữ liệu cho ô tính. B. Mỗi bảng tính chỉ có tối đa một trang tính. C. Địa chỉ của môi ô tính được xác định bởi tên cột và tên hàng.
  17. KẾT LUẬN Vùng làm việc của bảng tính gồm các cột và các hàng. Giao giữa một cột và một hàng tạo thành một ô tính. Địa chỉ của một ô tính được xác định bởi tên cột và tên hàng.
  18. 2. Nhập, chỉnh sửa và trình bày dữ liệu ? Đọc thông tin mục 2a – SGK tr.35 và trả lời câu hỏi: 1. Làm thế nào để chọn một ô tính, một khối ô tính? 2. Để chọn một ô tính cách xa ô tính đang được chọn ta nên sử dụng chuột hay phím mũi tên trên bàn phím? Tại sao?
  19. a. Chọn ô tính, khối tính ▪ Nháy chuột vào ô tính muốn chọn ▪ Dùng các phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển đến ô tính đó. Một ô tính trong Excel ▪ Kéo thả chuột để tạo ra khối tính. ▪ Nhấn vào ô tính đầu tiên và nhấn phím Shift để di chuyển đến khối. Một khối tính trong Excel
  20. a. Chọn ô tính, khối tính Để chọn một ô tính cách xa ô tính đang được chọn ta nên sử dụng chuột thay vì phím mũi tên trên bàn phím vì sử dụng chuột sẽ nhanh hơn.
  21. a. Chọn ô tính, khối tính ➢ Khối ô tính là một vùng hình chữ nhật gồm nhiều ô tính liền kề nhau. Địa chỉ của khối ô tính có dạng : . ➢ Ngoài các cách chọn ô tính trong SGK, em có thể chọn ô tính bằng cách gõ địa chỉ ô tính vào Hộp tên.
  22. Bài tập 1: Khi tạo trang tính mới, mặc định ô tính A1 là ô tính đang được chọn (xem Hình 2). Em hãy chỉ ra thao tác cần thực hiện để chọn lần lượt các ô tính A2, B1, C5. C1. Nháy chuột vào các ô A2, B1, B2, C5. C2. Dùng các phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển. C3. Nhập A2, B1, B2, C5 vào ô Trang tính mới được tạo Hộp tên.
  23. Bài tập 2: Em hãy nêu thao tác để chọn từng khối ô tính A1:D1; E2:E6. Khối ô tính A1:D1 Khối ô tính E2: E6 - Cách 1: Chọn ô tính A1 (hoặc - Cách 1: Chọn ô tính E2 (hoặc D1), kéo thả chuột đến ô D1 E6), kéo thả chuột đến ô E6 (hoặc A1). (hoặc E2). - Cách 2: Chọn ô tính A1 (hoặc - Cách 2: Chọn ô tính E2 (hoặc D1), nhấn giữ phím Shift và E6), nhấn giữ phím Shift và dùng mũi tên để di chuyển đến ô dùng mũi tên để di chuyển đến ô tính D1 (hoặc A1). tính E2 (hoặc E6).
  24. Thảo luận nhóm đôi ? Đọc thông tin mục 2b – SGK tr.36 và trả lời câu hỏi: 1 Có mấy cách nhập dữ liệu vào ô tính? 2 Ta cần lưu ý điều gì khi nhập dữ liệu kiểu ngày vào ô tính? Mặc định phần mềm bảng tính căn lề dữ liệu kiểu 3 kí tự, kiểu số, kiểu ngày như thế nào?
  25. b. Nhập dữ liệu cho ô tính ➢ Có 2 cách để nhập dữ liệu vào ô tính: Cách 1: Nhập dữ liệu trực tiếp Cách 2: Nhập dữ liệu thông qua vào ô tính: vùng nhập liệu: ▪ Chọn ô tính cần nhập dữ liệu. ▪ Chọn ô tính cần nhập dữ liệu. ▪ Gõ dữ liệu, rồi gõ phím Enter ▪ Nháy chuột vào vùng nhập để hoàn tất. liệu, gõ dữ liệu, rồi gõ phím Enter để hoàn tất.
  26. b. Nhập dữ liệu cho ô tính LƯU Ý Dữ liệu ngày, tháng, năm Tháng / Ngày / Năm Dữ liệu kiểu chữ Dữ liệu kiểu số Căn lề trái Căn lề phải
  27. Thảo luận nhóm đôi Bài tập 1: Em hãy nêu các bước nhập dữ liệu cho ô tính. Bài tập 2: Hình 1 là một bảng tính với các dữ liệu được tự động căn lề theo mặc định. Em hãy cho biết kiểu dữ liệu ở các khối ô tính A5:A7; B5:B7; C5:C7; A4:F4.
  28. Bài 1 Các cách nhập dữ liệu cho ô tính: Cách 2: Nhập dữ liệu thông Cách 1: Nhập dữ liệu trực tiếp qua vùng nhập liệu ▪ Chọn ô tính cần nhập dữ liệu. ▪ Chọn ô tính cần nhập dữ liệu. ▪ Gõ dữ liệu, rồi nhấn phím ▪ Nháy chuột vào vùng nhập Enter để hoàn tất. liệu, gõ dữ liệu rồi gõ phím Enter để hoàn tất
  29. Bài 2 A5:A7 Dữ liệu kiểu số B5:B7 Dữ liệu kiểu chữ C5:C7 Dữ liệu kiểu ngày A4:F4 Dữ liệu kiểu số, kiểu chữ, kiểu ngày
  30. Làm việc nhóm ? Đọc thông tin mục 2c, 2d – SGK tr.36, 37 và trả lời câu hỏi: Nhóm 1: Nhóm 2: Có mấy cách nhập dữ liệu vào ô Nêu các bước định dạng dữ liệu tính. Nêu các cách nhập dữ liệu kiểu số. Nhóm lệnh Home > đó. Nếu em muốn nhập nội dung Number cho phép định dạng dữ dữ liệu trong ô tính dài thì em liệu kiểu số như thế nào? cần lưu ý điều gì?
  31. Làm việc nhóm ? Đọc thông tin mục 2c, 2d – SGK tr.36, 37 và trả lời câu hỏi: Nhóm 3: Nhóm 4: Nêu các bước định dạng dữ liệu Nêu các bước định dạng dữ liệu kiểu số kèm theo kí hiệu tiền tệ kiểu ngày. VND.
  32. c. Chỉnh sửa dữ liệu ❖ Có 2 cách chỉnh sửa dữ liệu ở ô tính: - Cách 1: Chỉnh sửa dữ liệu trực tiếp tại ô tính + Nháy đúp chuột vào ô tính để làm xuất hiện con trỏ soạn thảo. + Thực hiện chỉnh sửa dữ liệu, gõ phím Enter để hoàn tất. - Cách 2: Chỉnh sửa dữ liệu cho ô tính thông qua vùng nhập liệu. + Chọn ô tính + Nháy chuột vào vùng nhập liệu + Thực hiện chỉnh sửa dữ liệu, gõ phím Enter để hoàn tất.
  33. c. Chỉnh sửa dữ liệu LƯU Ý: Khi nội dung dữ liệu trong ô tính dài thì nên chỉnh sửa dữ liệu thông qua vùng nhập liệu.
  34. d. Định dạng dữ liệu ➢ Các bước định dạng dữ liệu kiểu số: - Chọn ô tính (hoặc khối ô tính) cần định dạng dữ liệu. - Mở bảng chọn Home và sử dụng các nút lệnh trong nhóm lệnh Number.
  35. d. Định dạng dữ liệu ➢ Các bước định dạng dữ liệu kiểu số kèm theo kí hiệu tiền tệ VND: - Chọn ô tính (hoặc khối ô tính) cần định dạng dữ liệu. - Chọn Home, nháy chuột vào mũi tên ở góc phải dưới nhóm lệnh Number.
  36. d. Định dạng dữ liệu ➢ Trong hộp thoại Format Cells mở ra, lần lượt thực hiện các bước để chọn kí hiệu tiền tệ VND: 2 - Chọn Currency → Nháy chuột vào 1 mũi tên để mở bảng chọn kí hiệu tiền 3 tệ VND → Chọn OK.
  37. d. Định dạng dữ liệu ➢ Các bước định dạng dữ liệu kiểu ngày: 3. Kiểu hiển thị Bước 1: Chọn ô tính cần định dạng Bước 2: tại cửa sổ Format Cells chọn như sau: 1. Date 2. Vị trí
  38. Thảo luận cặp đôi ? Theo em, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Khối tính bắt buộc phải nằm trên C. Sau khi đã nhập dữ liệu thì không nhiều cột hoặc nhiều hàng. chỉnh sửa được dữ liệu trong ô tính. B. Có thể nhập dữ liệu trực tiếp tại ô D. Có thể chọn khuôn dạng trình bày dữ tính hoặc thông qua vùng nhập liệu. liệu thông qua hộp thoại Format Cells.
  39. 3. Sử dụng công thức để tính toán ? Đọc thông tin – SGK tr.38 và trả lời câu hỏi: 1. Trong MS Excel, công thức gồm những gì? 2. Nêu các bước nhập công thức vào ô tính. Công thức bắt đầu bằng dấu gì? 3. Khi chọn ô tính chứa công thức, kết quả tính toán theo công thức hiển thị ở đâu? Công thức hiển thị ở đâu?
  40. 3. Sử dụng công thức để tính toán ➢ Trong MS Excel, công thức bắt đầu bằng dấu “=”, tiếp theo là biểu thức đại số. ➢ Các bước nhập công thức vào ô tính: Chọn ô tính cần Gõ = rồi thực hiện tính toán. + gõ phím Enter để hoàn tất.
  41. 3. Sử dụng công thức để tính toán ➢ Khi chọn ô tính chứa công thức, kết quả tính toán hiển thị ở ô tính được chọn, công thức được hiển thị tại vùng nhập liệu. Công thức Dữ liệu nhập vào Kết quả
  42. Quan sát Bảng 2 và cho biết: Phép toán nào có kí hiệu toán học ? khác với kí hiệu trong MS Excel? Bảng 2. Một số kí hiệu phép toán được dùng trong MS Excel
  43. Phép toán có kí hiệu toán học khác với kí hiệu trong MS Excel là phép nhân, phép chia, phép lũy thừa.
  44. Bài tập 1: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Trong MS Excel, công thức phải bắt đầu bằng dấu (=). B. Trình tự thực hiện các phép toán trong phần mềm bảng tính tuân thủ đúng theo quy tắc Toán học. C. Có thể nhập công thức trực tiếp vào ô tính hoặc thông qua vùng nhập dữ liệu. D. Sau khi nhập xong, công thức được hiển thị tại ô tính.
  45. Bài tập 2: Sắp xếp các bước dưới đây để tính điểm trung bình môn của bạn Vũ Thị Bình thông qua vùng nhập liệu. A. Nháy chuột vào vùng nhập liệu. B. Chọn ô tính G4. C. Gõ phím Enter. D. Gõ nội dung: =(9+8+10*2+9.5* 3)/7. Thứ tự đúng là: B – A – D – C
  46. KẾT LUẬN Trong MS Excel, công thức được bắt đầu bởi dấu bằng (=), tiếp theo là biểu thức đại số để thực hiện tính toán.
  47. LUYỆN TẬP Bài tập 1. Nêu một số ví dụ cần sử dụng bảng tính trong đời sống, trong học tập. ▪ Trong đời sống: bảng chi tiêu hàng tháng của gia đình, lập bảng doanh thu, bảng chấm công, ▪ Trong học tập: bảng điểm, bảng quỹ lớp, bảng theo dõi sức khỏe,
  48. Bài tập 2. Ô tính, khối ô tính trong bảng tính là gì? Địa chỉ ô tính, địa chỉ khối ô tính được xác định như thế nào? Ô tính Giao của một hàng và một cột trên trang tính tạo thành →Địa chỉ ô tính được xác định bởi tên cột (ở bên trái) ghép với tên hàng (ở bên phải). Khối ô Là một vùng hình chữ nhật gồm nhiều ô tính liền kề nhau →Địa chỉ của khối ô tính có dạng : .
  49. Bài tập 3. Khi nào thì nên sử dụng vùng nhập liệu để chỉnh sửa dữ liệu trong ô tính? Khi nội dung dữ liệu trong ô tính dài thì nên chỉnh sửa dữ liệu thông qua vùng nhập liệu.
  50. Bài tập 4. Nêu các bước để định dạng khuôn trình bày dữ liệu kiểu ngày phù hợp với Việt Nam. Các bước để định dạng khuôn trình bày dữ liệu kiểu ngày phù hợp với Việt Nam: Chọn ô tính cần định dạng, mở cửa sổ Format Cells, rồi thực hiện: 1 Chọn Date trong mục Category. 2 Chọn Vietnamese trong Locate (location). 3 Chọn kiểu hiển thị phù hợp.
  51. Bài tập 5. Hãy chuyển các biểu thức Toán học dưới đây thành các biểu thức trong MS Excel: a) 45 + 13 x 20 : 30. a) 45 + 13*20/30. b) 5 x 23 + 6 x 32. b) 5 * 2^3 + 6 * 3^2. c) 5 x 25 : (14 - 7 + 6). c) 5 * 25 / (14 - 7 + 6).
  52. THỰC HÀNH Thực hành theo cặp I. Khởi động MS Excel, thực hiện nhập dữ liệu như ở bảng 1 trang 33 và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Nhập công thức để tính điểm trung bình môn cho từng bạn ở trong tổ. 2. Nhập công thức để tính điểm trung bình thường xuyên, điểm trung bình giữa kì và điểm trung bình cuối kì của tổ. 3. Lưu lại với tên tệp: Bang_diem_Tin_hoc_To_1.xlsx.
  53. THỰC HÀNH II. Mở tệp bảng tính DSHS_doat_giai_toan.xlsx. Như hình 1 (giáo viên cung cấp) 1. Thực hiện định dạng dữ liệu kiểu số, ngày, hiển thị kí hiệu tiền tệ kèm theo tiền thưởng để có trang tính tương tự hình 9. 2. Lưu lại bảng tính và thoát khỏi MS Excel.
  54. VẬN DỤNG Tìm hiểu cho bạn bè, người thân của em sử dụng bảng tính vào những việc gì? Lí do sử dụng là gì?
  55. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Ôn tập lại nội dung bài học, Đọc trước, soạn bài mới làm đầy đủ các bài tập Bài 8: Sử dụng địa chỉ ô tính đã được giao trong công thức
  56. CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!