Bài giảng Mĩ thuật Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài 11: In tranh tĩnh vật với vật liệu sẵn có (tiết 1)

ppt 17 trang Tố Thương 20/07/2023 1921
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Mĩ thuật Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài 11: In tranh tĩnh vật với vật liệu sẵn có (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mi_thuat_lop_7_sach_canh_dieu_bai_11_in_tranh_tinh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Mĩ thuật Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài 11: In tranh tĩnh vật với vật liệu sẵn có (tiết 1)

  1. CHỦ ĐỀ 5: KẾT NỐI NGHỆ THUẬT Bài 11: IN TRANH TĨNH VẬT VỚI VẬT LIỆU SẴN CÓ ( Tiết 1)
  2. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết quan sát và nhận ra vẻ đẹp trong thiên nhiên cũng như sản phẩm do con người tạo ra. - Hiểu được kết cấu bề mặt của vật liệu và biết cách lựa chọn vật liệu để in tranh tĩnh vật - Hoàn thiện được bức tranh in tĩnh vật theo đúng quy định.
  3. Quan sát và nhận xét : . Kể tên và chất liệu của các đồ vật trong hình sau? . Nhận xét về kết cấu bề mặt của đồ vật?
  4. . Hình được in bằng đồ vật gì?
  5. MỘT SỐ VẬT DỤNG IN SẴN CÓ
  6. Tìm ý tưởng Bước 1 Bước 2 Bước 3 Xác định chủ đề và vật Dự kiến bố cục Lựa chọn vật liệu làm nền mẫu của bức tranh của bức tranh in phù hợp với các vật mẫu
  7. Cách 1: In tranh với bố cục có sẵn 2 3 1. Vẽ bức tranh bằng nét và chọn vật liệu để in 2. Đặt giấy in lên trên đồ mây tre đan và chà xát màu sáp trong hình đã vẽ để tạo chi tiết cho vật mẫu 3. Tiếp tục dùng lá để in nền 4. Làm nhàu tờ giấy để in tạo nếp gấp thể hiện tấm vải 5. Hoàn thiện sản phẩm 4 5
  8. Cách 2: In tranh kết hợp cắt dán 1. In các vật bằng nhiều màu khác nhau lên những tờ giấy 2. Phác thảo một bố cục bức tranh theo chủ đề định trước 3. Chọn các tờ giấy đã in rồi cắt hoặc xé theo bố cục đã vẽ 4. Dán hình và hoàn thiện sản phẩm 2 3 4
  9. Tranh in của học sinh
  10. Gợi ý . Nên đặt nằm màu sáp trên bề mặt giấy in và chà xát sao cho nổi rõ kết cấu của vật mẫu trên giấy. Màu sắc chọn sao cho có độ đậm, nhạt khác nhau. . Nếu in bằng màu sáp dầu, em cần lưu ý in nhẹ nhàng để bề mặt in không bị bẩn. . Em có thể chọn giấy màu để in sẽ giúp bức tranh có màu sắc sinh động hơn. Tuy nhiên nếu chọn màu giấy đậm em sẽ in bằng sáp màu sáng. . Nếu muốn có các họa tiết để trang trí cho vật mẫu, em có thể in chúng và dán vào bức tranh của mình
  11. LUYỆN TẬP Hãy lựa chọn vật liệu để in một bức tranh tĩnh vật theo ý tưởng của em: Yêu cầu: . Bố cục bức tranh trên khổ giấy A4 . Sử dụng được các vật liệu khác nhau để in và nền bức tranh . Lựa chọn cách in tranh trực tiếp hoặc in rời và kết hợp xé dán hoặc cắt dán giấy.
  12. Trưng bày sản phẩm và chia sẻ: . Quá trình in bức tranh tĩnh vật của e. . Kinh nghiệm của em sau khi in tranh. . Cảm nhận về bức tranh mà em yêu thích. . Qua bài học, em có ý tưởng gì mới cho các sản phẩm mĩ thuật của mình? Tĩnh vật- Tranh in của học sinh Lê Minh Khôi, Hà Nội
  13. . Em có thể tạo bộ sưu tập tranh in của mình bằng cách sáng tạo bức tranh in màu sáp với những chủ đề khác nhau. . Bức tranh có thể treo trong nhà hoặc là món quà ý nghĩa tặng người thân.
  14. Em cần nhớ - Em cần xác định ý tưởng của sản phẩm trước khi thực hành sáng tạo tranh in. - Kĩ thuật in tranh trong bài học gọi là in bản dập. Đây cũng là kĩ thuật in các họa tiết, hoa văn cổ lên mặt giấy để lưu giữ giá trị nghệ thuật của dân tộc.