Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Tiết 58, Bài 25: Phong trào Tây Sơn

pptx 24 trang ngohien 22/10/2022 4720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Tiết 58, Bài 25: Phong trào Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_7_tiet_58_bai_25_phong_trao_tay_son.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Tiết 58, Bài 25: Phong trào Tây Sơn

  1. Xuân xưa vang tiếng Hà Hồi Oai danh Nguyễn Huệ muôn đời còn ghi Một trời khí phách uy nghi Đón xuân không thẹn tu mi Lạc Hồng
  2. 1. Quân Thanh xâm lược nước ta Tại sao nhà Thanh sang xâm lược nước ta? Vua Thanh là Càn Long muốn nhân cơ hội Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh để thực hiện âm mưu xâm lược nước ta nhằm mở rộng lãnh thổ xuống phía nam.
  3. Em hãy đánh dấu ✓ vào ô việc làm của quân Tây Sơn khi quân Thanh đánh vào nước ta: Xin giảng hòa với quân Thanh. Cấp báo cho Nguyễn Huệ và rút quân khỏi Thăng Long. Chuẩn bị lương thực, vũ khí. Hợp lực với quân của Nguyễn Ánh để đánh quân Thanh. Tuyển thêm quân để chuẩn bị đánh quân Thanh. Lập phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn.
  4. Em hãy đánh dấu ✓ vào ô việc làm của quân Tây Sơn khi quân Thanh đánh vào nước ta: Xin giảng hòa với quân Thanh.  Cấp báo cho Nguyễn Huệ và rút quân khỏi Thăng Long.  Chuẩn bị lương thực, vũ khí. Hợp lực với quân của Nguyễn Ánh để đánh quân Thanh.  Tuyển thêm quân để chuẩn bị đánh quân Thanh.  Lập phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn.
  5. Tại sao nghĩa quân lại lập phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn? + Để bảo toàn lực lượng. + Để phòng thủ, chặn quân Thanh không cho chúng tiến sâu xuống phía nam.
  6. Có ý kiến cho rằng: “Quân Tây Sơn rút khỏi Thăng Long vì hèn nhát”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? - Quân Tây Sơn rút khỏi Thăng Long không phải do hèn nhát, sợ giặc. + Rút quân để bảo toàn lực lượng. + Làm cho quân Thanh coi thường nghĩa quân nên lơ là phòng bị, cảnh giác. +Đây chính là cơ hội tốt để nghĩa quân sau này tận dụng để đánh bại quân Thanh.
  7. Hành động của quân Thanh khi vào xâm lược nước ta như thế nào? Quân Thanh tại Thăng Long kiêu căng, cướp bóc, giết người rất tàn bạo khiến nhân dân căm thù.
  8. 2. Quang Trung đại phá quân Thanh (1789) Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì? + Tập hợp được lòng dân, tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc. + Khẳng định chủ quyền của dân tộc và cho quân Thanh biết rằng nước ta đã có chủ.
  9. Tái dựng lại lễ lên ngôi của vua Quang Trung
  10. 0:000:010:020:030:040:050:060:070:080:090:100:120:130:140:150:160:170:180:190:200:210:220:230:240:250:260:270:280:290:300:310:320:330:340:350:360:370:380:390:400:410:420:430:440:450:460:470:480:490:500:510:520:530:540:550:560:570:580:591:001:011:021:031:041:051:061:071:081:091:101:121:131:141:151:161:171:181:191:201:211:221:231:241:251:261:271:281:291:301:311:321:331:341:351:361:371:381:391:401:411:421:431:441:451:461:471:481:491:501:511:521:531:541:551:561:571:581:592:002:012:022:032:042:052:062:072:082:092:102:122:132:142:152:162:172:182:192:202:212:222:232:242:252:262:272:282:292:302:312:322:332:342:352:362:372:382:392:402:412:422:432:442:452:462:472:482:492:502:512:522:532:542:552:562:572:582:593:000:111:112:11 Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu?
  11. Quyết định đánh quân Thanh vào dịp Tết vì: + Do quân Thanh mới chiếm được Thăng Long dễ dàng nên chủ quan, kiêu ngạo. + Vào dịp Tết quân Thanh lơ là, không phòng bị sẽ bị bất ngờ, trở tay không kịp khi quân Tây Sơn đánh ra.
  12. “Đánh cho để dài tóc, Đánh cho để đen răng, Đánh cho nó chích luân bất phản, Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, Đánh cho sử tri Nam quốc anh quốc anh hùng chi hữu chủ”.
  13. Lược đồ chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa (Tết Kỉ Dậu – 1789)
  14. Quang Trung ca khúc khải hoàn tại Thăng Long trưa mồng 5 tết
  15. Lễ hội Gò Đống Đa tưởng nhớ công lao đánh tan quân Thanh của Quang Trung
  16. 3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn Vì sao nghĩa quân Tây Sơn giành được nhiều thắng lợi như vậy? + Do sự ủng hộ, hưởng ứng của nhân dân. + Do sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
  17. Phong trào nông dân Tây Sơn kết thúc thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào? + Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê. + Xóa bỏ sự chia cắt đất nước, tái thống nhất nước nhà. + Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
  18. Dặn dò: - Học sinh học bài ngày hôm nay. - Chuẩn bị cho bài tiếp theo: Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước.