Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI– XVIII) - Trần Lê Sỹ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI– XVIII) - Trần Lê Sỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_lich_su_lop_7_su_suy_yeu_cua_nha_nuoc_phong_kien_t.pptx
- GIAO AN THUYET MINH.doc
- Nuoc Đai Viet the ki XVI_331_1_92261.mp4
- Untitled_330_1_23125.mp4
- Untitled2_331_1_71923.mp4
Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI– XVIII) - Trần Lê Sỹ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 Bài giảng: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (THẾ KỈ XVI – XVIII) Môn Lịch sử, lớp 7 Giáo viên: Trần Lê Sỹ tranlesy.c2vinhtuong@vinhphuc.edu.vn Điện thoại di động: 0979233428 Trường THCS Vĩnh Tường Thị trấn Vĩnh Tường – Huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc CC-BY hoặc CC-BY-SA Tháng 10/2016
- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Sự sa đọa của triều đình phong kiến nhà Lê sơ, những phe phái dẫn đến xung đột về chính trị, tranh giành quyền lợi trong 20 năm. - Phong trào nông dân phát triển mạnh ở đầu thế kỉ XVI. 2. Kĩ năng: Đánh giá nguyên nhân suy yếu của triều đình phong kiến nhà Lê (kể từ thế kỉ XVI). 3. Tư tưởng: - Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân. - Hiểu được: Nước nhà thịnh trị hay suy vong là do ở lòng dân.
- SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (THẾ KỈ XVI – XVIII) I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI 2. Phong trào 1. Triều đình khởi nghĩa của nhà Lê nông dân ở đầu thế kỉ XVI
- KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Thời Lê sơ, bia tiến sĩ được đặt trong Văn Miếu, thuộc tỉnh thành nào ngày nay? A) Huế B) Hưng Yên C) Hà Nội D) Vĩnh Phúc Đúng - Nhấp chuột để tiếp tục Sai - Nhấp chuột để tiếp tục Câu trả lời của bạn là: Bạn chưa trả b lời hoàn thành câu Bạn đã trả lời đúng! CâuBạn trả phảilời đúng trả lời hỏilà: câu hỏi trước khi Chấp nhận Xóa tiếp tục
- 2. "Trạng Lường" là tên dân gian của ai? A) Lương Thế Vinh B) Nguyễn Bỉnh Khiêm C) Vũ Hữu D) Lương Đắc Bằng Đúng - Nhấp chuột để tiếp tục Sai - Nhấp chuột để tiếp tục Câu trả lời của bạn là: Bạn chưa trả lời hoàn thành câu Bạn đã trả lời đúng! CâuBạn trả phảilời đúng trả lời hỏilà: câu hỏi trước khi Chấp nhận Xóa tiếp tục
- GIỚI THIỆU BÀI HỌC
- CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII TIẾT 46. BÀI 22. SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (THẾ KỈ XVI – XVIII) I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI 1. Triều đình nhà Lê
- 1. Triều đình nhà Lê - Từ đầu thế kỉ XVI, vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung điện, lâu đài tốn kém. - Nội bộ triều Lê "chia bè kéo cánh", tranh giành quyền lực. Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền lực, giết hại công thần nhà Lê. - Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái, đánh giết nhau liên miên suốt 10 năm.
- NHẤP VÀO ĐÂY ĐỂ XEM VIDEO ĐẦY ĐỦ:
- Hội hè, ăn chơi. Đại điện vua Lê Tương Dực cho xây dựng năm 1512. Vua quan ăn chơi và giết hại Triều vua Lê Tương Dực, công thần của vua Lê Uy Mục. chiến tranh, loạn lạc.
- 1. Triều đình nhà Lê - Lê Uy Mục: nghiện rượu, hiếu sắc, thích ra oai và tàn hại tông thất, để họ ngoại hoành hành, người bấy giờ gọi là Vua quỷ. - Uy Mục có tên húy là Lê Tuấn. - Năm 1505, Lê Tuấn lên ngôi. - Lê Uy Mục ở ngôi được 4 năm, thọ 21 tuổi. Giản Tu công lên ngôi, tức Lê Tương Dực. Lê Uy Mục - Lê Tương Dực cũng hung ác không kém Lê Uy Mục. - Dưới triều Lê Tương Dực (1510 - 1516), mọi quyền hành nằm trong tay Trịnh Duy Sản. - Năm 1516, Duy Sản giết Tương Dực.
- 1. Triều đình nhà Lê * Nhận xét về các vua Lê ở thế kỉ XVI so với vua Lê Thánh Tông: - Các vua Lê ở thế kỉ XVI kém năng lực và nhân cách đẩy chính quyền và đất nước vào thế tự suy vong. - Vua Lê Thánh Tông rất tài giỏi, anh minh, giúp đất nước phát triển cường thịnh.
- LÊ THÁI TỔ LÊ UY MỤC - Thời kì của vua: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông ở thế kỉ XV triều đình phong kiến vững mạnh, kinh tế phát triển, xã hội phồn thịnh đưa chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao. - Thời kì của vua: Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, ở thế kỉ XVI triều đình phong kiến rối loạn, kinh tế không phát triển, mâu thuẫn xã hội gay gắt, làm cho chế độ phong kiến bị suy thoái.
- 2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI * Nguyên nhân: - Lợi dụng triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất , coi dân như cỏ rác". - Đời sống nhân dân, nhất là nông dân, lâm vào cảnh cùng khốn. => mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt.
- 2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu Trần Tuân Phùng thế kỉ XVI 1511 Chương Trần Cảo 1515 1516 * Diễn biến: - Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước. Lê Hy, Trịnh Hưng 1512 - Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ở CHÚ GIẢI Nơi có khởi nghĩa nông dân Đông Triều (Quảng Khu vực hoạt động của Trần Tuân Khu vực hoạt động của Trần Cảo Ninh, 1516). Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVI
- 2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI TRẦN CẢO LÊN NGÔI VUA HIỆU LÀ THIÊN ỨNG - Sau đó nhà Lê phản công, nghĩa quân phải phá vòng vây, vượt sông Đuống lên Lạng Sơn (1517). - Từ đấy, lực lượng nghĩa quân suy yếu dần, đến năm 1521 thì tan rã.
- 2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI * Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp và thất bại. * Ý nghĩa: - Nói lên tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột của nhân dân. - Tấn công mạnh mẽ vào chính quyền nhà Lê đang mục nát. - Góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.
- 2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI * Nguyên nhân thất bại: - Nổ ra lẻ tẻ nên quân triều đình dễ dàng đối phó và nhanh chóng đàn áp. - Các cuộc khởi nghĩa nổ ra tự phát. - Chưa chuẩn bị chu đáo. - Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
- LIÊN HỆ THỰC TẾ - Quán triệt quan điểm, tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta: Lấy “dân” là gốc; “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. - Chính sách bảo vệ đê điều, chăm lo công tác thủy lợi, khuyến nông. Quan tâm đến vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo. - Ở trường: phát động phong trào: Ủng hộ giáo dục vùng khó khăn, ủng hộ đồng bào lũ lụt, trẻ em khuyết tật,
- CỦNG CỐ Tấn công vào chính quyền nhà Lê Góp phần làm nhà Lê chóng sụp đổ
- BÀI TẬP CỦNG CỐ 1. Đầu thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê như thế nào? A) Phát triển hoàn chỉnh, hùng mạnh B) Bước vào thời kì thịnh trị C) Bắt đầu suy thoái D) Tiếp tục ổn định Đúng - Nhấp chuột để tiếp tục Sai - Nhấp chuột để tiếp tục Câu trả lời của bạn là: Bạn chưa trả lời hoàn thành câu Bạn đã trả lời đúng! CâuBạn trả phảilời đúng trả lời hỏilà: câu hỏi trước khi Chấp nhận Xóa tiếp tục
- 2. Cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo diễn ra vào thời gian nào? A) Năm 1511 B) Năm 1512 C) Năm 1515 D) Năm 1516 Đúng - Nhấp chuột để tiếp tục Sai - Nhấp chuột để tiếp tục Câu trả lời của bạn là: Bạn chưa trả lời hoàn thành câu Bạn đã trả lời đúng! CâuBạn trả phảilời đúng trả lời hỏilà: câu hỏi trước khi Chấp nhận Xóa tiếp tục
- DẶN DÒ - Học thuộc nội dung của bài học. - Trả lời câu hỏi 1,2 SGK trang 106. - Đọc trước phần II: Các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn. - Hoàn thành các bài tập trong sách bài tập.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lịch sử 7, Nxb GD, Hà Nội 2014; 2. SGV Lịch sử 7; Nxb Hà Nội 2014; 3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử, Nxb GD, Hà Nội 2012; 4. Sử dụng một số hình ảnh trên các Website của thư viện giáo án điện tử và bài giảng bạch kim. 5. Sử dụng một số hình ảnh và phim trên các Website của VTV (Đài truyền hình Việt Nam) 6. Sử dụng phần mềm cắt Video và cắt nhạc: Xilisoft Video Converter Ultimate.
- CHÂN THÀNH CẢM ƠN ! HẸN GẶP LẠI !