Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Tiết 22 đến 24, Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với sinh vật

pptx 41 trang Tố Thương 20/07/2023 6980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Tiết 22 đến 24, Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_canh_dieu_tiet_22_den.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Tiết 22 đến 24, Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với sinh vật

  1. I. NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT 1. Thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất của nước Quan sát mẫu nước trong cốc thủy tinh, bằng kiến thức thực tế em hãy dự đoán tính chất của nước? - Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
  2. I. NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT 1. Thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất của nước Quan sát hình 24.1 Cho biết thành phần hóa học và cấu trúc của một phân tử nước?
  3. I.I. NƯỚCThành phầnĐỐI VỚIhóa họcCƠ, THỂcấu trúc SINH, tính VẬT chất của nước 1. Thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất của nước - Thành phần hóa học và cấu trúc của phân tử nước: Nước được hợp thành từ các phân tử có hai nguyên tử H, một nguyên tử O và có dạng gấp Hình 24.1. Mô hình cấu trúc khúc, có công thức hóa học là của phân tử nước H2O.
  4. - Tính chất của nước Hòa tan Thí nghiệm Hòa tan Nước tác Nhiệt độ Khối lượng muối ăn và dầu ăn dụng với đông đặc riêng của đường trong trong nước vôi sống của nước nước nước - Vôi tan - Đường - Dầu ăn - Khi - Nước đá nổi trong nước lên trên bề mặt Hiện tượng nhiệt độ và muối không tạo thành nước thường ăn được tan trong dung dịch giảm → khối lượng khác và làm xuống 0 riêng của nước hòa tan nước và cốc đựng độ C thì đá nhỏ hơn trong nổi lên nước nóng khối lượng nước bị riêng của nước nước trên nước lên đông đặc thường
  5. - Tính chất của nước: + Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100°C, đông đặc ở 0°C (nước đá). + Nước có thể hòa tan được nhiều chất như muối ăn, đường, nhưng không hòa tan được dầu mỡ. + Nước có thể tác dụng với nhiều chất hóa học để tạo thành các hợp chất khác.
  6. I. NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT 2. VaiQuan trò sátcủa đoạn nước video đối vớivà ghicơ thểlại vaisinh trò vật của nước đối với đời sống sinh vật?
  7. Nước tham gia vào nhiều quá trình sống của thực vật Cây lúa chết khô do thiếu nước Nước chiếm 90% thể tích cơ thể sứa
  8. Vai trò của nước đối với sinh vật: - Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật. - Nước là dung môi hoà tan nhiều chất dinh dường cho cơ thể, góp phần vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể. - Nước là nguyên liệu và môi trường của nhiều quá trình sống trong cơ thể như quá trình quang hợp ở thực vật, tiêu hoá ở động vật
  9. - Nước còn góp phần điều hoà nhiệt độ cơ thể. - Nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
  10. Khi cơ thể bị mất nước do sốt hay tiêu chảy ta cần làm gì? Ăn những món ăn dạng lỏng Bổ sung nước theo đường tĩnh mạch Uống Oresol
  11. - Khi sinh vật bị thiếu nước, các quá trình sống trong cơ thể bị rối loạn, thậm chí có thể chết - Khi bị mất nước, cần bổ sung nước như uống dung dịch Oserol, ăn thức ăn lỏng hoặc bổ sung nước qua đường tĩnh mạch (truyền nước).
  12. Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống trong nông nghiệp - Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống là câu tục ngữ của nhân dân ta chỉ ra 4 yếu tố quan trọng để làm nên một vụ mùa bội thu trong nông nghiệp lúa nước, đó là 4 yếu tố: Nước, Phân bón, Công chăm sóc, Giống lúa. ➢ Nhất nước: Thứ nhất là Nước. Ruộng lúa phải đảm bảo nước đầy đủ. ➢ Nhì phân: Thứ nhì là Phân Bón. Phân Bón cần được bón đúng loại, đầy đủ và đúng thời điểm.
  13. ➢Tam cần: Thứ ba là Cần, tức là lao động, bỏ công sức chăm sóc, ví dụ làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh, v.v ➢Tứ giống: Thứ tư là Giống, tức là giống lúa, giống tốt thì mới cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Đây là 4 yếu tố quan trọng để có một vụ mùa bội thu, năng suất cao.
  14. II. VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT HãyQuan tìm cácsát ví dụH24.3 cụ thể và chocho biếttừng chất nhóm dinh dưỡngchất có vai trò gì đối với sinh vật?
  15. Cacbohydrat Protein Lipid
  16. II. VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT - Chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất hóa học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường ngoài. - Nhóm chất cung cấp năng lượng: carbohydrate, protein, lipit: + Carbohydrate (tinh bột): Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Có nhiều trong cơm, bánh mì, khoai lang, khoai tây, ngô. Nếu thiếu: mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, còn thừa gây béo phì.
  17. - Protein (chất đạm): + Cấu tạo tế bào và cơ thể + Giúp các quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra thuận lợi. + Có nhiều ở các loại thịt, cá, các loại đậu . + Nếu thiếu: cơ thể gầy còm, chậm lớn, khả năng đề kháng kém. - Nếu thừa: tăng cân bất thường, táo bón
  18. - Lipid (chất béo): + Dự trữ năng lượng, chống mất nhiệt. + Là dung môi hòa tan một số vitamin. + Có nhiều trong dầu thực vật, mỡ động vật, trứng, hạt hướng dương + Nếu thiếu: Khả năng chịu lạnh kém, thiếu một số vitamin do cơ thể không hấp thụ được + Nếu thừa: béo phì, xơ vữa | mạch máu, gan nhiễm mỡ
  19. * Nhóm chất không cung cấp năng lượng: nước, chất khoáng, vitamin: - Vitamin : Là thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể, bảo vệ tế bào và cơ thể. + Có nhiều trong rau, củ, quả, trứng, sữa, - Nếu thiếu: cơ thể gầy còm, chậm lớn, Ví dụ: Thiếu vitamin D gầy còi xương
  20. Chất khoáng: + Là thành phần thiết yếu cấu tạo tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể. + Tham gia cấu tạo nên enzyme, xương răng. + Có nhiều trong rau, củ, quả, trứng, sữa, + Nếu thiếu hoặc thừa đều gây rối loạn cho các quá trình sống.
  21. II. VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT Khi cây thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng sẽ có các dấu hiệu bất thường như lá đổi màu, quả dị dạng, cây kém phát triển Lá cây bị vàng hoàn toàn và nhìn rõ các gân xanh nhỏ do thiếu sắt
  22. Dưa chuột bị dị dạng do bị thiếu một Lá cà chua vàng xoăn do thiếu magie số chất dinh dưỡng
  23. Một số dấu hiệu thiếu chất khác của cây
  24. Trong trồng trọt, người ta thường trồng thay đổi các loài cây khác nhau trên cùng một diện tích đất trồng trong một năm, em hãy giải thích tại sao? Nhu cầu chất dinh dưỡng khác nhau ở các loài thực vật, do đó người ta thường trồng thay đổi các loài cây trên cùng một diện tích ở các mùa vụ khác nhau trong một năm để tránh suy kiệt một số chất dinh dưỡng trong đất.
  25. Bệnh Bướu cổ do thiếu Iot
  26. II. VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT Liên hệ bản thân: Theo em chế độ ăn uống của bản thân đã hợp lý chưa? Em hãy tự điều chỉnh chế đô ăn của bản thân sao cho hợp lý?
  27. Vai trò của chất dinh dưỡng đối với sinh vật Chất dinh dưỡng Vai trò chính đối với cơ thể Thức ăn chứa nhiều Một số biểu hiện của cơ chất dinh dưỡng thể khi bị thiếu hoặc thừa dinh dưỡng Protein - Cấu tạo tế bào và cơ thể - Giúp các quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra thuận lợi Carbohydrate - Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu Lipid - Dự trữ năng lượng, chống mất nhiệt - Là dung môi hòa tan một số vitamin Vitamin và muối - Tham gia cấu tạo nên enzyme, xương khoáng răng. - Tham gia các hoạt động trao đổi chất của cơ thể
  28. Vai trò của chất dinh dưỡng đối với sinh vật Chất dinh Vai trò chính đối với cơ Thức ăn chứa nhiều Một số biểu hiện của cơ thể dưỡng thể chất dinh dưỡng khi bị thiếu hoặc thừa dinh dưỡng -Thiếu: cơ thể gầy còm, Protein - Cấu tạo tế bào và cơ thể Các loại thịt, cá, các - Giúp các quá trình trao loại đậu . chậm lớn, khả năng đề kháng đổi chất và chuyển hoá kém năng lượng diễn ra thuận - Thừa: tăng cân bất thường, lợi táo bón -Thiếu: mệt mỗi, khi năng Carbohydrate Nguồn cung cấp năng Cơm, bánh mì, khoai tập trung giảm lượng chủ yếu lang, khoai tây, ngô - Thừa: béo phì.
  29. Chất dinh Vai trò chính đối với Thức ăn chứa nhiều Một số biểu hiện của cơ thể khi bị dưỡng cơ thể chất dinh dưỡng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng Lipid - Thiếu: Khả năng chịu lạnh kém, thiếu - Dự trữ năng lượng, Dầu thực vật, mở một số vitamin do cơ thể không hấp thụ chống mất nhiệt động vật, trứng, quả được - Là dung môi hòa tan ba, hạt hướng dương. một số vitamin - Thừa: béo phì, xơ vữa | mạch máu, gan nhiễm mo Vitamin và - Tham gia cấu tạo - Thiếu: cơ thể gầy còm, chậm muối nên enzyme, xương Rau, củ, quả, trứng, lớn, khoáng răng. sữa, - Thiếu hoặc thừa đều gây rối - Tham gia các hoạt loạn cho các quá trình sống. động trao đổi chất của Ví dụ: Thiếu vitamin D gầy còi cơ thể xương
  30. GIỚI THIỆU Dịch virus corona Vũ Hán 2019–20, còn được gọi là dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona hay dịch viêm phổi Vũ Hán (bệnh được gọi chính thức là COVID-19 bởi WHO) là một dịch bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus SARS 2 (SARS-CoV 2) đang ảnh hưởng đến Trung Quốc đại lục, cùng với các trường hợp bị cô lập ở 27 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, bắt đầu bùng phát vào giữa tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán.
  31. CÁCH CHƠI - Giả sử với mỗi câu trả lời đúng, em sẽ tiêu diệt được một virus corona. Mỗi virut được tiêu diệt tương ứng với 10 điểm. - Hãy tiêu diệt hết tất cả các virus này và giúp thế giới của chúng ta trở nên an toàn hơn. - Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu trả lời là 20 giây. - Chúc các em thành công.
  32. 1 2 3 4
  33. 201918171615141312111009080706050403020100 Câu 1: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không, vì sao? A. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen. BB. Nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất và duy trì sự sống. C. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào. D. Nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
  34. 201918171615141312111009080706050403020100 (1) Sốt cao. Câu 2: Cơ thể sẽ gặp (2) Đi dạo nguy hiểm nếu không (3) Hoạt động thể thao ngoài trời với cường bổ sung nước kịp thời độ mạnh. trong những trường (4) Ngồi xem phim. hợp nào sau đây? (5) Nôn mửa và tiêu chảy. AA. (1), (3), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (4). D.(2), (4), (5).
  35. 201918171615141312111009080706050403020100 Câu 3: Đâu không phải là tính chất của nước? A. Là chất lỏng. B. Không màu, không mùi, không vị. CC. Hòa tan được dầu, mỡ. D. Có thể tác dụng với nhiều chất hóa học để tạo thành các hợp chất.
  36. 201918171615141312111009080706050403020100 Câu 4: Nước chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm khối lượng cơ thể? A. 50%. B.B 70%. C. 80%. D. 90%.
  37. Câu 1. Em hãy giải thích câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” ? Câu 2. Hãy tìm hiểu và nêu một số loại thức ăn có trong bữa ăn hằng ngày giúp phòng tránh bệnh bướu cổ. → em hãy đề xuất những lưu ý trong việc chăm sóc sức khỏe để cơ thể/ cây cối phát triển khỏe mạnh.