Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài tập chủ đề 5: Âm thanh - Trương Thế Thảo

pptx 20 trang Tố Thương 21/07/2023 2720
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài tập chủ đề 5: Âm thanh - Trương Thế Thảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_khoi_7_sach_canh_dieu_bai_tap_ch.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài tập chủ đề 5: Âm thanh - Trương Thế Thảo

  1. BỘ SÁCH CÁNH DIỀU GIÁO VIÊN: TRƯƠNG THẾ THẢO
  2. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5 ÂM THANH
  3. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5. Bài 1: Vì sao đứng trước mặt hồ lăn tăn gợn sóng ta lại không nghe thấy âm thanh phát ra? A. Do mặt nước không dao động mà chỉ chuyển động nên không phát ra âm. B. Do không khí bên trên mặt nước không dao động. C. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá lớn. D. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá nhỏ. Bài 2: Cho các từ/ cụm từ sau: tần số, truyền, lớn hơn, biên độ. Chọn từ/ cụm từ thích hợp điền vào chỗ trong các câu sau: a) Độ cao của âm có liên hệ với tần sốdao động của âm. b) Âm càng cao khi tần sốcàng lớn. c) Siêu âm là các âm có tần số lớn hơn20 000 Hz. d) Siêu âm truyền được trong không khí. e) Các nốt của một gam nhạc (đồ, rê, mi, pha, ) có tần sốkhác nhau. g) Các âm thanh to nhỏ khác nhau là do biên độdao động khác nhau.
  4. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5. Bài 3: Một quả bóng bàn được treo ở trước loa (hình 10.1). Khi loa phát ra âm có tần số nhỏ, ổn định thì thấy quả bóng bàn dao động. a) Hãy giải thích hiện tượng này. b) Quả bóng sẽ dao động như thế nào nếu loa phát ra âm: - Cao hơn? - To hơn? a) Khi loa phát ra âm, tạo ra sự lan truyền dao động của các lớp không khí. Lớp không khí quanh quả bóng bàn dao động sẽ làm quả bóng này dao động. b) - Âm phát ra từ loa cao hơn thì quả bóng dao động với tần số lớn hơn (số dao động trong 1 giây nhiều hơn). - Âm phát ra từ loa to hơn thì quả bóng dao động với biên độ lớn hơn, tức là lệch khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn.
  5. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5. Bài 4: Khi một người thổi sáo, tiếng sáo được tạo ra bởi sự dao động của A. cột không khí trong ống sáo. B. thành ống sáo. C. các ngón tay của người thổi. D. đôi môi của người thổi. Bài 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về sóng âm? A. Sóng âm mang năng lượng. B. Sóng âm được tạo ra bởi các vật dao động. C. Chất rắn truyền âm kém hơn chất khí. D. Sóng âm không truyền được trong chân không.
  6. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5. Bài 6: Khi một người thổi sáo, tiếng sáo được tạo ra bởi sự dao động của A. cột không khí trong ống sáo. B. thành ống sáo. C. các ngón tay của người thổi. D. đôi môi của người thổi. Bài 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về sóng âm? A. Sóng âm mang năng lượng. B. Sóng âm được tạo ra bởi các vật dao động. C. Chất rắn truyền âm kém hơn chất khí. D. Sóng âm không truyền được trong chân không.
  7. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5. Bài 8: Chỉ ra câu nào đúng, câu nào sai trong các câu dưới đây. a) Âm thanh được tạo ra từ nguồn âm, các nguồn âm đều dao động. Đúng b) Âm thanh được truyền tới tai ta qua môi trường không khí. Đúng c) Âm thanh có thể truyền trong chất rắn, lỏng và khí. Đúng d) Âm thanh có thể truyền trong chân không. Sai Bài 9: Âm thanh không truyền được trong chân không vì A. chân không không có trọng lượng. B. chân không không có vật chất. C. chân không là môi trường trong suốt. D. chân không không đặt được nguồn âm.
  8. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5. Bài 10: Giả sử trong không gian vũ trụ thuộc hệ Mặt Trời có hai thiên thạch va chạm với nhau thì ở trên Trái Đất ta có nghe thấy âm thanh của vụ nổ này không? Tại sao? Ở Trái Đất, ta không nghe được âm thanh của vụ nổ vì âm thanh từ nơi hai thiên thạch va chạm không truyền qua được khoảng không gian giữa chúng và Trái Đất chính là khoảng chân không. Bài 11: Một người nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm 5 s. Cho rằng thời gian ánh sáng truyền từ chỗ phát ra tiếng sấm đến mắt ta là không đáng kể và tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sấm một khoảng là A. 1,7 km. B. 68 km. C. 850 m. D. 68 m. - Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sấm một khoảng là: s = v.t = 340.5 = 1700 m = 1,7 km.
  9. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5. Bài 12: Một người dùng búa gõ vào đường ray xe lửa, một người khác đứng cách đó 432 m và áp một tai vào đường ray xe lửa thì nghe thấy hai tiếng gõ cách nhau 1,2 s. Xác định tốc độ truyền âm trong không khí. Biết tốc độ truyền âm trong thép là 6 100 m/s. - Thời gian âm truyền trong thép là: tthép = s : v = 432 : 6100 ≈ 0,0708 s - Thời gian âm truyền trong không khí là: tkhông khí = tthép + 1,2 = 0,0708 + 1,2 = 1,2708 s - Tốc độ truyền âm trong không khí là vkhông khí = s : v = 432 : 1,2708 ≈ 339,9 m/s
  10. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5. Bài 13: Một âm thoa thực hiện 512 dao động trong 2 giây thì sóng âm do nó phát ra có tần số bao nhiêu? A. 512 Hz. B. 8,5 Hz. C. 1 024 Hz. D. 256 Hz. - Tần số sóng âm là: 512 : 2 = 256 Hz Bài 14: Một vật A dao động phát ra âm có tần số 50 Hz và một vật B phát ra âm có tần số 90 Hz. Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm thấp hơn? Vật dao động càng nhanh thì tần số càng lớn âm phát ra càng cao và ngược lại. - Vật B phát ra âm có tần số 90 Hz dao động nhanh hơn. - Vật A phát ra âm có tần số 50 Hz phát ra âm thấp hơn.
  11. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5. Bài 15: Các vật phản xạ âm tốt là A. các vật cứng, có bề mặt nhẵn. B. các vật cứng, có bề mặt xù xì. C. các vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề. D. các vật mềm, xốp có bề mặt nhẵn. Bài 16: Các vật phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt) là A. các vật cứng, có bề mặt nhẵn. B. các vật cứng, có bề mặt xù xì. C. các vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề. D. các vật mềm, xốp có bề mặt nhẵn.
  12. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5. Bài 17: Để giảm ô nhiễm tiếng ồn, có thể dùng những cách nào sau đây? (1) Ngăn chặn đường truyền âm. (2) Dùng các vật hấp thụ âm. (3) Dùng vật phản xạ âm để hướng âm theo các đường khác. A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (1) và (3). D. (1), (2) và (3).
  13. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5. Bài 18: Một người hét to trước một vách đá và nghe được tiếng hét của mình vọng lại sau 1,2 s. Người đó đứng cách vách đá bao xa? Biết rằng tốc độ truyền âm trong không khí là 343 m/s. Trong khoảng thời gian t = 1,2 s, sóng âm phải truyền đi và truyền về quãng đường tổng cộng là 2 d, với d là khoảng cách từ người đó đến vách đá.
  14. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5. Bài 19: Một tàu chiến sử dụng sonar (máy phát và thu tín hiệu sóng âm dưới nước) để phát hiện sự xuất hiện của một tàu ngầm trong bùng biển lân cận. Giả sử tàu thu được tín hiệu sonar phản hồi có thời gian truyền khứ hồi (từ tàu chiến đến tàu ngầm và ngược lại) là 3,6 s. Khi đó, tàu ngầm ở cách tàu chiến bao xa? Biết tốc độ truyền sóng âm trong nước biển là 1 500 m/s. Khoảng cách giữa tàu chiến và tàu ngầm là:
  15. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5. Bài 20: Ghép đôi các nội dung có mối liên quan mật thiết tương ứng ở cột A với cột B.
  16. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5. Bài 21: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống. a) Khi sóng âm gặp vật cản, nó có thể bị phản xạ hoặc hấp thu b) Tiếng vang được hình thành bởi sự phản xạ của sóng âm. c) Để ngăn chặn sự truyền âm, người ta sử dụng vật liệu cách âm d) Hiện tượng tiếng ồn quá to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động của con người được gọi là ô nhiễm tiếng ồn
  17. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5. Bài 22: Hai cậu bé đứng tại hai điểm A và B trước một tòa nhà cao (Hình 14.1). Khi cậu bé đứng ở A thổi to một tiếng còi thì cậu bé đứng ở B nghe thấy hai tiếng còi cách nhau 1 s. Tốc độ truyền âm của tiếng còi là: A. 150 m/s. B. 300 m/s. C. 350 m/s. D. 500 m/s.
  18. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5. Bài 23:Người ta ứng dụng hiện tượng phản xạ sóng âm để đo độ sâu của biển. Sóng âm có tần số cao (siêu âm) từ con tàu trên mặt biển phát ra truyền tới đáy biển (Hình 14.3). Tại đó sóng âm bị phản xạ trở lại và được một thiết bị trên tàu ghi lại. Trong một phép đo độ sâu của đáy biển người ta ghi lại được từ lúc phát ra siêu âm đến khi nhận được âm phản xạ là 1,2 s. Biết tốc độ truyền âm trong nước biển là 1 500 m/s. Tính độ sâu của đáy biển Quãng đường truyền âm là từ tàu tới đáy biển và từ đáy biển tới tàu: s = 2d
  19. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5. Bài 24: Một người đứng trên mép hòn đảo cách vách núi phía trước 3 000 m, giữa vách núi và hòn đảo có một chiếc tàu thủy neo đậu (Hình 14.2). Khi tàu hú còi, người này nghe thấy hai tiếng còi cách nhau 4 s. Xác định khoảng cách từ tàu tới đảo. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. - Người đứng trên đảo nghe thấy hai tiếng còi: + Một âm là do âm truyền thẳng từ tàu tới đảo. + Một âm là do âm truyền từ tàu tới vách núi rồi phản xạ lại tới đảo - Gọi khoảng cách từ tàu tới đảo là d (m) ⇒Khoảng cách từ tàu tới vách núi là 3000 – d (m)
  20. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5. Bài 25: Người ta thường sử dụng những biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn? Người ta thường sử dụng những biện pháp để chống ô nhiễm tiếng ồn là: - Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn (như làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra): sử dụng các biển báo: nói khẽ, đi nhẹ, - Phân tán tiếng ồn trên đường truyền (như làm cho âm truyền theo hướng khác): trồng cây xanh, . - Ngăn cản bớt tiếng ồn truyền tới tai: sử dụng kính cách âm, xây tường dày,