Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài tập chủ đề 4: Tốc độ - Trương Thế Thảo

pptx 15 trang Tố Thương 21/07/2023 6720
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài tập chủ đề 4: Tốc độ - Trương Thế Thảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_khoi_7_sach_canh_dieu_bai_tap_ch.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài tập chủ đề 4: Tốc độ - Trương Thế Thảo

  1. BỘ SÁCH CÁNH DIỀU GIÁO VIÊN: TRƯƠNG THẾ THẢO
  2. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 4 TỐC ĐỘ
  3. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 4. Bài 1: Bảng dưới đây cho biết quãng đường và thời gian đi hết quãng đường đó của ba xe A, B và C. Xe Quãng đường (km) Thời gian (phút) Xe A 80 50 Xe B 72 50 Xe C 85 50 a) Xe nào chuyển động nhanh nhất? b) Xe nào chuyển động chậm nhất? - Tốc độ của xe A: vA = 80 : 50 = 1,6 km/phút - Tốc độ của xe B: vB = 72 : 50 = 1,44 km/phút - Tốc độ của xe C: vC = 85 : 50 = 1,7 km/phút a) Xe C chuyển động nhanh nhất b) Xe B chuyển động chậm nhất
  4. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 4. Bài 2: Cho ba vật chuyển động: vật thứ nhất đi được quãng đường 27 km trong 30 phút, vật thứ hai đi quãng đường 48 m trong 3 giây, vật thứ ba đi với tốc độ 60 km/h. a) Tính tốc độ chuyển động của vật thứ nhất và vật thứ hai. b) Vật nào chuyển động nhanh nhất? c) Vật nào chuyển động chậm nhất? - Tốc độ của vật thứ nhất: v1 = 27 : 0,5 = 54 km/h - Tốc độ của vật thứ hai: v2 = 0,048 : 0,00083 ≈ 57,8 km/h b) Vật thứ ba chuyển động nhanh nhất b) Vật thứ nhất chuyển động chậm nhất
  5. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 4. Bài 3: Một máy bay bay với tốc độ 800 km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1 400 km thì thời gian bay của máy bay là A. 1 giờ 20 phút. B. 1 giờ 30 phút. C. 1 giờ 45 phút. D. 2 giờ. Thời gian để máy bay bay là: t = 1 400: 800 = 1,75 h = 1h45 phút
  6. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 4. Bài 4: Nhà Quang cách nhà Nam 210 m. Quang đi bộ sang nhà Nam hết thời gian 2,5 phút. Quang đi với tốc độ là: A. 4,8 km/h. B. 1,19 m/s. C. 4,8 m/phút. D. 1,4 m/s. Đổi 2,5 phút = 2,5.60 = 150s Tốc độ đi của Quang: v = 210 : 150 = 1,4 m/s
  7. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 4. Bài 5: Một ô tô đang chuyển động với tốc độ 22 m/s. Ô tô sẽ đi được bao xa trong khoảng thời gian 35 s? Quãng đường ô tô đi được: v = 22 . 35 = 770 m
  8. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 4. Bài 6: Một con én có thể bay với tốc độ 25 m/s. Cần thời gian bao lâu để nó bay quãng đường dài 1 km? Đổi 1 km = 1 000m Thời gian con én bay là: t = 1 000 : 25 = 40 s
  9. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 4. Bài 7: Một máy bay đi được quãng đường 1 200 km trong 1 giờ 20 phút. a) Máy bay đi được quãng đường dài bao nhiêu mét? b) Máy bay đi trong bao nhiêu phút và trong bao nhiêu giây? c) Tính tốc độ của máy bay trong suốt quá trình bay. a) Đổi 1 200 km = 1 200 000m b) Đổi 1 giờ 20 phút = 60 phút + 20 phút = 80 phút = 4 800 s c) Tốc độ của máy bay trong suốt quá trình bay: v = 1 200 000 : 4 800 = 250 m/s
  10. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 4. Bài 8: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 7 giờ, đến Hạ Long lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hạ Long dài 150 km. a) Tính khoảng thời gian ô tô đi từ Hà Nội đến Hạ Long. b) Tính tốc độ của ô tô theo đơn vị km/h, m/s. a) Khoảng thời gian ô tô đi từ Hà Nội đến Hạ Long: t = 10 – 7 = 3 giờ b) Tốc độ của ô tô theo đơn vị km/h: v = 150 : 3 = 50 km/giờ b) Tốc độ của ô tô theo đơn vị m/s: v = 150 000 : 10 800 ≈ 13,9 m/s
  11. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 4. Bài 9: Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng 150 000 000 km. Biết tốc độ ánh sáng là khoảng 300 000 km/s. Tính thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất. Thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất: t = 150 000 000 : 300 000 = 500s = 8 phút 20s
  12. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 4. Bài 10: Một vật chuyển động có đồ thị quãng đường – thời gian như hình 8.1. a) Hãy tính tốc độ của vật trên từng giai đoạn OA, AB, BC và CD. b) Trong giai đoạn nào, vật chuyển động nhanh nhất? a) Tốc độ của vật trên từng giai đoạn: - Đoạn OA: vA = 1,5 : 10 = 0,15 km/phút - Đoạn AB: vB = 0 - Đoạn BC: vC = (4-1,5) : (30-20)= 0,25 km/phút - Đoạn CD: vD = 0 b) Giai đoạn BC vật chuyển động nhanh nhất.
  13. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 4. Bài 11: Bảng dưới đây ghi thời gian và quãng đường chuyển động tương ứng của một vận động viên chạy trên quãng đường dài 100 m kể từ khi xuất phát. Quãng đường (m) 0 10 25 45 65 85 105 Thời gian (s) 0 2 4 6 8 10 12 a) Sử dụng dữ liệu đã cho, hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của vận động viên b) Hãy sử dụng đồ thị đã vẽ để trả lời các câu hỏi sau: - Vận động viên đã đi được bao xa trong 1,0 s đầu tiên? - Xác định tốc độ của vận động viên trong khoảng thời gian từ 4,0 s đến 10,0 s. - Vận động viên cần thời gian bao lâu để hoàn thành 100 m?
  14. s (km) 110 100 90 80 70 60 50 40 30 Quãng đường (m) 0 10 25 45 65 85 105 Thời gian (s) 0 2 4 6 8 10 12 20 10 t (s) O 2 4 6 8 10 12
  15. s (km) b) Hãy sử dụng đồ thị đã vẽ để trả lời các câu hỏi 110 sau: 100 - Vận động viên đã đi được bao xa trong 1,0 s đầu 90 tiên? - Xác định tốc độ của vận động viên trong khoảng 80 thời gian từ 4,0 s đến 10,0 s. 70 - Vận động viên cần thời gian bao lâu để hoàn 60 thành 100 m? - Trong 1 s đầu tiên vận động viên đã đi được 50 quãng đường dài 5 m. 40 - Tốc độ của vận động viên: 30 v = (85 – 25) : (10 – 4) = 10 m/s 20 - Để hoán thành 100m, vận động viên cần thời 10 gian là 11,5 s. t (s) O 2 4 6 8 10 12