Bài giảng Khoa học tự nhiên Khối 7 Sách Cánh diều - Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm

pptx 62 trang Tố Thương 21/07/2023 1660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Khối 7 Sách Cánh diều - Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_khoi_7_sach_canh_dieu_bai_10_bie.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Khối 7 Sách Cánh diều - Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm

  1. Các vật xung quanh ta có thể phát ra âm to nhỏ khác nhau. Khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ? Tiếng chim hót Tiếng cười Tiếng đàn Tiếng hát
  2. BÀI 10 BIÊN ĐỘ, TẦN SỐ, ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
  3. I BIÊN ĐỘ VÀ ĐỘ TO CỦA ÂM II TẦN SỐ VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
  4. I BIÊN ĐỘ VÀ ĐỘ TO CỦA ÂM 1.Biên độ - Quan sát thí nghiệm
  5. *Thí nghiệm 1
  6. *Thí nghiệm 2
  7. Vị trí cân bằng của con lắc là điểm A Độ lệch lớn nhất của . . .C con lắc so với vị trí B cân bằng là đoạn A AC AC: Biên độ dao động của con lắc.  Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng.
  8. 2. Độ to của âm - Quan sát thí nghiệm
  9. Treo một quả cầu sao cho khi dây treo thẳng đứng thì quả cầu vừa chạm sát vào giữa mặt trống. Lắng nghe tiếng trống và quan sát dao động của quả cầu trong hai trường hợp: a/ Gõ nhẹ. b/ Gõ mạnh.
  10. Lắng nghe tiếng trống và quan sát dao động của quả cầu Gõ nhẹ Gõ mạnh ? ?
  11. Lắng nghe tiếng trống và quan sát dao động của quả cầu
  12. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: Quả cầu lệch càng nhiềuít chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng ,nhỏlớn tiếng trống càng nhỏto
  13. I/ BIÊN ĐỘ VÀ ĐỘ TO CỦA ÂM 1. Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng. 2. Độ to của âm:  Dao động càng mạnh. biên độ dao động của vật phát ra âm càng lớn. , âm càng to . Dao động càng yếu , biên độ dao động của vật phát ra âm càng nhỏ ., âm càng nhỏ .  Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben. Kí hiệu: dB
  14. ? Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ?  Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to. Tại sao?  Vì khi gảy mạnh, dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn, nên âm phát ra to.
  15. Người ta có thể dùng máy để đo độ to của âm. Máy đo độ Máy đo cường độ Máy đo độ rung ồn điện tử âm thanh điện tử
  16. Bảng 10.1 Độ to của một số âm Âm thanh Độ to (dB) Tiếng lá rơi nhẹ 10 Tiếng nói thì thầm 20 Tiếng nói chuyện bình thường 40 Tiếng nhạc to 60 Tiếng ồn trong nhà máy 90 Tiếng khoan đường 110 Tiếng sét 120 Ngưỡng đau (làm đau nhức tai) 130 (Tiếng động cơ phản lực ở cách 4m)
  17. ? 1. Đặt một ít mảnh vụn giấy hoặc xốp nhẹ lên mặt trống rồi dùng dùi trống đánh vào mặt trống. Các mảnh vụn này nảy lên cao hay thấp khi em đánh trống mạnh, nhẹ? Tiếng trống nghe to hay nhỏ khi các mảnh vụn nảy lên cao, thấp? ✓ Khi đánh mạnh vào mặt trống, vụn giấy nảy lên cao, tiếng trống nghe to. ✓ Khi đánh nhẹ vào mặt trống, vụn giấy nảy lên thấp, tiếng trống nghe nhỏ.
  18. II TẦN SỐ VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM 1. Tần số - Là số dao động trong một giây. Số dao động Tần số = Thời gian thực hiện dao động(s) - Đơn vị của tần số là Héc, kí hiệu Hz. Vật dao động nhanh thì tần số lớn và ngược lại 2 1 Một dao động Heinrich Hertz (1857 – 1894) Tên của ông được dùng đặt tên cho đơn vị đo tần số Hertz (Hz).
  19. Ta có thể xác định tần số của âm thoa bằng cách sau: ✓ Nối đồng hồ đo điện đa năng với bộ khuếch đại âm thanh, gõ vào âm thoa. ✓ Sóng âm do âm thoa phát ra được thu bằng bộ thu âm (microphone). ✓ Tần số của sóng âm này sẽ hiển thị trên đồng hồ đo điện đa năng khi đặt ở chế độ đo tần số. Hình 10.3 Bộ dụng cụ xác định tần số âm thoa
  20. Câu hỏi 1 (sgk tr59): Trái tim của một người đập 72 lần trong một phút. Trái tim của người này đập với tần số bao nhiêu? Giải Đổi: 1 phút = 60 giây. Tần số dao động của trái tim là: 72 : 60 = 1,2 Hz Vậy trái tim người này đập với tần số 1,2 Hz.
  21. Câu hỏi 2: Nếu mặt trống dao động với tần số 100Hz thì nó thực hiện bao nhiêu dao động trong 1 phút? x Thời gian thực hiện dao động(s) Ta có: Tần số là số dao động trong 1 giây Giải Đổi: 1 phút = 60 giây. Số dao động = Số dao động mặt trống thực hiện Tần số = Thời gian thực hiện dao động(s) trong 1 phút là: 100 x 60 = 6000 (dao động) Vậy mặt trống thực hiện 6000 dao động trong 1 phút.
  22. 2. Độ cao của âm Thí nghiệm: Cho hai thước thép đàn hồi có chiều dài khác nhau. Cố định một đầu của mỗi thước trên mặt một hộp gỗ. Lần lượt bật nhẹ đầu tự do để thước dao động. Quan sát dao động và lắng nghe âm phát ra. Hình 10.4 Hai thước đang dao động
  23. Quan sát thí nghiệm tương tự
  24. ? 3. Phần tự do của thước nào dao động nhanh hơn? Phần tự do của đầu thước ngắn dao động nhanh hơn. ? 4. So sánh xem thước nào phát ra âm trầm hơn, thước nào phát ra âm bổng hơn? Âm phát ra từ thước ngắn bổng hơn âm phát ra từ thước dài.
  25. ✓ Kết quả thí nghiệm cho biết, khi thước rung càng nhanh, tần số dao động của thước càng lớn, âm phát ra càng cao (càng bổng). ✓ Độ cao của âm mà một vật dao động tạo ra liên quan đến tần số. ✓ Tần số của dao động càng lớn, âm càng cao ( càng bổng) ✓ Tần số của dao động càng nhỏ, âm càng thấp ( càng trầm) Âm cao - Tần số lớn Âm thấp - Tần số nhỏ
  26. VẬN DỤNG ? 2. Dùng kéo cắt phẳng một đầu của ống hút có một đầu vát, cẩn thận khoét các lỗ nhỏ trên đầu ống hút (hình 10.5).
  27. MỞ RỘNG ✓Thông thường, người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20 Hz đến 20 000 Hz. ✓Những âm có tần số dưới 20 Hz được gọi là hạ âm. ✓Những âm có tần số lớn hơn 20 000 Hz được gọi là siêu âm.
  28. ✓Một số con vật có thể nghe được hạ âm (chim bồ câu, tê giác Sumatra, ) và siêu âm (dơi, cá voi, ).
  29. ✓Ta biết rằng, âm Đồ nghe trầm hơn âm Đố. Hay trên phím đàn piano, độ cao của các âm tăng dần từ Đồ, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si, Đố, Tần số của các âm phát ra khi ta nhấn vào phím đàn.
  30. ✓Một con lắc như hình thực hiện một dao động trong 2s. Tại sao ta không nghe được âm thanh mà con lắc này phát ra khi dao động? Ta không nghe được âm thanh mà con lắc này phát ra khi dao động vì tần số dao động của con lắc là hạ âm.
  31. CỦNG CỐ ? 1. Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất? B. Trong một phút, con D. Trong 20 giây, dây lắc thực hiện được 3000 chun thực hiện được dao động. 1200 dao động. A B C D A. Trong một giây, dây C.Trong 5 giây, mặt đàn thực hiện được trống thực hiện được 200 dao động. 500 dao động.
  32. CỦNG CỐ ? 2. Ngưỡng độ to của âm làm đau tai là: B. 110 dB. D.130 dB. A B C D A. 100 dB. C. 120 dB.
  33. CỦNG CỐ ? 3. Một con lắc dao động 80 lần trong vòng 2 s. Tần số dao động của con lắc là: 110 Hz. 130 Hz. A B C D 160 Hz. 40 Hz.
  34. CỦNG CỐ ? 5. Chỉ ra kết luận đúng trong các câu sau: D. Âm phát ra càng B. Âm phát ra càng cao khi thấp khi tần số dao tần số dao động càng lớn. động càng nhanh. A B C D A. Âm phát ra càng C. Âm phát ra càng bổng khi tần số dao trầm khi tần số dao động càng chậm. động càng cao.
  35. CỦNG CỐ ? 6. Một vật dao động với tần số 8 Hz. Hỏi trong 1 phút vật thực hiện bao nhiêu dao động? B. 8 dao động. D. 60 dao động. A B C D A. 7,5 dao động. C. 480 dao động.
  36. CỦNG CỐ ? 7. Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Tần số dao động của lá thép có giá trị là: 250 Hz. 10 000 Hz. A B C D 20 Hz. 5000 Hz
  37. CỦNG CỐ ? 8. Yếu tố nào quyết định độ to của âm? Tần số và biên độ dao động âm. Tất cả các yếu tố trên. A B C D Biên độ dao động âm. Biên độ và thời gian dao động âm.
  38. CỦNG CỐ ? 9. Phát biểu nào sau đây là đúng: Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben. Tất cả đều đúng. A B C D Biên độ dao động càng lớn, âm Dao động càng yếu, âm phát ra phát ra càng to. càng nhỏ.
  39. CỦNG CỐ ? 10. Chọn phát biểu sai: Những âm có tần số dưới 20 Hz Độ to của âm được đo bằng gọi là hạ âm. đơn vị dB. A B C D Những âm có tần số dưới 20 dB Những âm có độ to trên 130 dB gọi là hạ âm. gây đau nhức tai.
  40. 1. Biên độ dao động là gì? Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng. 2. Độ to của âm được đo bằng đơn vị ? Kí hiệu? Đêxiben. Kí hiệu: dB
  41. 3. Điền vào chỗ trống Dao động càng mạnh. biên độ dao động của vật phát ra âm càng lớn , âm càng to . Dao động càng yếu biên độ dao động của vật phát ra âm càng nhỏ , âm càng nhỏ
  42. 4. Tần số là gì? - Tần số là số dao động trong một giây. 5. Công thức tính tần số: Số dao động Tần số = Thời gian thực hiện dao động(s) 6. Đơn vị của tần số là? Đơn vị của tần số là Héc, kí hiệu Hz.
  43. 7. Điền vào chỗ trống Tần số của dao động càng lớn , âm càng càng. cao . ( càng bổng ) Tần số của dao động càng nhỏ, âm càng thấp ( càng trầm)
  44. Một âm thoa thực hiện 512 dao động mỗi giây thì sóng âm do nó phát ra có tần số bao nhiêu?
  45. Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất ? A. trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động. B. trong một phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động. C. trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động. D. trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động.
  46. 1. Vật phát ra âm cao hơn khi nào? A. Khi vật dao động mạnh hơn. B. Khi vật dao động chậm hơn. C. Khi vật lệch khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn. D. Khi tần số dao động lớn hơn.
  47. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
  48. Câu 1. Vật phát ra âm cao hơn khi nào? A. Khi vật dao động mạnh hơn. B. Khi vật dao động chậm hơn. C. Khi vật lệch khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn. D. Khi tần số dao động lớn hơn.
  49. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về biên độ dao động? A. Biên độ dao động là độ lệch của vật dao động. B. Biên độ dao động là độ lệch so với vị trí cân bằng của vật dao động. C. Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng của vật dao động. D. Biên độ dao động là độ lệch so với vị trí cân bằng.
  50. Câu 3. Trong bài hát Nhạc rừng của Hoàng Việt, nhạc sĩ viết: “ Róc rách, róc rách. Nước luồn qua khóm trúc”. Âm thanh được phát ra từ vật nào? Chọn câu trả lời đúng. A. Dòng nước dao động. B. Lá cây dao động. C. Dòng nước và khóm trúc. D. Do lớp không khí trên mặt nước.
  51. Câu 4. Chọn câu đúng trong các câu sau? A. Khi gõ vào cùng một vị trí của mặt trống, nếu gõ nhanh thì âm phát ra to. B. Khi vật dao động nhanh phát ra âm to. C. Khi vật dao động chậm phát ra âm nhỏ. D. Để phân biệt được âm to hay âm nhỏ ta phải căn cứ vào biên độ dao động của âm.
  52. Câu 5. Âm nghe được càng bổng khi: A. tần số dao động càng nhỏ. B. Số lần dao động trong một giây càng ít. C. nguồn âm dao động càng nhanh. D. Thời gian của một lần dao động càng dài.
  53. Câu 6. Vật nào sau đây phát ra âm nghe trầm nhất? A. Vật dao động 200 lần trong 1 giây. B. Vật dao động 160 lần trong 0,5 giây. C. Vật dao động 6000 lần trong 1 phút. D. Vật dao động 6 lần trong 0,02 giây.
  54. Câu 7. Một âm thoa thực hiện 512 dao động mỗi giây thì sóng âm do nó phát ra có tần số bao nhiêu? A. 512 Hz. B. 8,5 Hz. C. 1 024 Hz. D. 256 Hz.
  55. Câu 8. Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh đặc trưng nào của sóng âm phát ra? A. Biên độ âm. B. Tần số âm. C. Tốc độ truyền âm. D. Môi trường truyền âm.
  56. Câu 9. Bằng cách điều chỉnh độ căng của dây đàn (lên dây), người nghệ sĩ guitar muốn thay đổi đặc trưng nào của sóng âm phát ra? A. Độ to. B. Độ cao. C. Tốc độ lan truyền. D. Biên độ.
  57. Câu 10. Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất ? A. trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động. B. trong một phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động. C. trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động. D. trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động.
  58. Câu 11. Khi nào ta nói, âm phát ra trầm ? A. Khi âm phát ra với tần số cao B. Khi âm phát ra với tần số thấp C. Khi âm nghe to D. Khi âm nghe nhỏ
  59. Câu 12. Biên độ dao động của âm càng lớn khi ? A. vật dao động với tần số càng lớn. B. vật dao động với tần số càng nhanh. C. vật dao động càng chậm. D. vật dao động càng mạnh.