Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Trương Thế Thảo

pptx 35 trang Tố Thương 20/07/2023 6980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Trương Thế Thảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_canh_dieu_bai_19_cac.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Trương Thế Thảo

  1. BỘ SÁCH CÁNH DIỀU GIÁO VIÊN: TRƯƠNG THẾ THẢO
  2. CHỦ ĐỀ 8: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP.
  3. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. 1. Ánh sáng:
  4. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. Đọc thông tin sau và cho biết: Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp?
  5. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. 1. Ánh sáng: - Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quang hợp. Ánh sáng mạnh hoặc yếu và thời gian chiếu sáng có thể làm quang hợp của cây tăng lên hoặc giảm đi. - Nhu cầu ánh sáng của các loài cây không giống nhau: + Nhóm cây ưa sáng mạnh thường mọc ở nơi quang đãng, phiến lá thường nhỏ, màu xanh sáng. VD: Hoa giấy, hoa mai, + Nhóm cây ưa sáng yếu thường mọc dưới tán cây khác, phiến lá thường rộng, màu xanh sẫm. VD: lá lốt, trầu không, vạn niên thanh
  6. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP.  Cây ưa sáng mạnh: Lúa nước, ngô, hành, cải, hoa mai, đậu tương, bàng, phượng, xương rồng  Cây ưa sáng yếu: Lá lốt, tía tô, gừng, nghệ, phong lan, phát tài, kim phát tài, vạn niên thanh
  7. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP.  Cây ưa sáng yếu là: Cây trầu không, vì có phiến lá thường rộng, màu xanh sẫm, cây thấp nhỏ mọc dưới bóng cây khác.  Cây ưa sáng mạnh là: Cây bạch đàn, vì có phiến lá nhỏ, màu xanh sáng, thân cây cao lớn, thường mọc ở nơi quang đãng.
  8. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. Thời gian chiếu sáng có thể ảnh hưởng đến cường độ quang hợp của cây trồng. Một số cây trồng chỉ sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả trong điều kiện chiếu sáng mạnh và thời gian chiếu sáng đủ (có thể là thời gian chiếu sáng dài hoặc ngắn tùy theo loại cây). Như vậy, việc dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm nhằm cung cấp đủ cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng thích hợp để kích thích quá trình quang hợp tích lũy vật chất trong cây → sẽ giúp cây trưởng và phát triển tốt hơn → thu hoạch sớm hơn và có thể thu hoạch trái vụ (ví dụ: cây thanh long, hoa cúc ).
  9. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP.
  10. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. - Khi ánh sáng mạnh (khoảng cách từ đèn tới cành rong ngắn) thì cây quang hợp mạnh, giải phóng ra nhiều khí Oxygen (số lượng bọt khí nhiều). - Khi ánh sáng yếu (khoảng cách từ đèn tới cành rong dài) thì cây quang hợp yếu, giải phóng ra ít khí Oxygen (số lượng bọt khí ít).
  11. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. * - Nhiều giống cây trồng muốn thu năng suất cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày, vì: trồng quá dày khiến cây thu nhận được ít ánh sáng hơn → Quá trình quang hợp diễn ra yếu, chất hữu cơ tạo thành ít hơn → Năng suất cây trồng thấp. - Ví dụ: cây ngô, cây lúa, khi trồng với mật độ quá dày thì cây sẽ cao vống lên nhưng thân còi cọc; sản lượng ngô, lúa thu được thấp. *- Nhiều giống cây cảnh trồng trong chậu để trong nhà vẫn xanh tốt, vì: Những cây cảnh này có nhu cầu ánh sáng không cao (ưa sáng yếu) nên khi đặt trong nhà vẫn có thể quang hợp được và phát triển xanh tốt. - Ví dụ: cây vạn niên thanh, cây lưỡi hổ,
  12. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP.
  13. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. 1. Ánh sáng: - Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quang hợp. Ánh sáng mạnh hoặc yếu và thời gian chiếu sáng có thể làm quang hợp của cây tăng lên hoặc giảm đi. - Nhu cầu ánh sáng của các loài cây không giống nhau: + Nhóm cây ưa sáng mạnh thường mọc ở nơi quang đãng, phiến lá thường nhỏ, màu xanh sáng. VD: Hoa giấy, hoa mai, + Nhóm cây ưa sáng yếu thường mọc dưới tán cây khác, phiến lá thường rộng, màu xanh sẫm. VD: lá lốt, trầu không, vạn niên thanh 2. Carbon dioxide: - Cây quang hợp với nồng độ carbon dioxide khoảng 0,03%. - Nồng độ carbon dioxide tăng lên thì quang hợp sẽ tăng, nhưng nếu tăng quá cao thì quang hợp giảm.
  14. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. * Ảnh hưởng của nồng độ carbon dioxide đến quang hợp ở cây đậu xanh và cây bí đỏ: - Nồng độ Carbon dioxide càng tăng lên trong giới hạn từ 0,03% → 0,1% thì cường độ quang hợp ở hai cây tăng lên. - Nhưng khi nồng độ carbon dioxide tăng lên quá cao (0,4%) thì cường độ quang hợp ở cả hai cây đều giảm. * Ở cùng nồng độ khí CO2 (%) cây bí đỏ có cường độ quang hợp cao hơn cây đậu.
  15. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. 1. Ánh sáng: 2. Carbon dioxide: 3. Nước:
  16. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP.
  17. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. 1. Ánh sáng: 2. Carbon dioxide: 3. Nước: - Nước là nguyên liệu cho quang hợp. Khi cây thiếu hoặc thừa nước đều ảnh hưởng đến quang hợp. - Nhu cầu nước của các loài cây khác nhau: + Cây cần nhiều nước: cói, lúa nước + Cây cần ít nước: sen đá, xương rồng - Nhu cầu nước của một loài cây trong các giai đoạn phát triển cũng khác nhau.
  18. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. - Cây mía: khi mới trồng cần tưới nước thường xuyên, đến khi có đốt thì không cần tưới nước nữa. - Cây lúa nước: từ khi gieo sạ đến 30 ngày tuổi là giai đoạn đẻ nhánh, nên cây lúa cần nước nhiều; từ 40 ngày tuổi trở đi, cây lúa chuẩn bị bước vào thời kỳ đòng trổ, cần ít nước hơn giai đoạn đẻ nhánh; khi lúa chín hoàn toàn, cây không cần quá nhiều nước (có thể để chân ruộng trồng khô).
  19. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. *- Cây cần nhiều nước: lúa nước, ngô, đậu tương, sen, súng, hoa mai - Cây cần ít nước: xương rồng, bạch đàn, keo, cây hoa giấy, cây chà là * Trong trồng trọt muốn thu được năng suất cao thì cần tưới đủ nước cho cây vì: - Nước vừa là nguyên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp vừa là yếu tố quyết định khả năng trao đổi khí qua khí khổng, khả năng vận chuyển các chất trong cây. Do đó, nước có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp. → Tưới đủ nước giúp cây quang hợp hiệu quả → Cây sinh trưởng phát triển tốt, tạo thành nhiều chất hữu cơ giúp thu được năng suất cao.
  20. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. 1. Ánh sáng: 2. Carbon dioxide: 3. Nước: 4. Nhiệt độ:
  21. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP.
  22. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. 1. Ánh sáng: 2. Carbon dioxide: 3. Nước: 4. Nhiệt độ: - Quang hợp của thực vật chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ 20-300C. - Khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, quang hợp của hầu hết các loài cây đều bị giảm hoặc ngừng trệ.
  23. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. * Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở cây cà chua: Ở các nhiệt độ khác nhau, cường độ quang hợp của cây cà chua sẽ khác nhau. - Cà chua quang hợp mạnh nhất ở nhiệt độ 210C. - Khi nhiệt độ thấp (130C) cây quang hợp yếu. - Khi nhiệt độ quá cao (350C), quá trình quang hợp bị ngưng trệ. * Không phải cứ tăng nhiệt độ là cường độ quang hợp tăng. Nếu nhiệt độ tăng cao quá sẽ khiến cho các hạt diệp lục bị phân hủy, các enzyme xúc tác cho các phản ứng quang hợp bị biến tính → quá trình quang hợp bị ngưng trệ.
  24. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. * - Phải chống nóng và chống rét cho cây vì các biện pháp chống nóng, chóng rét cho cây có tác dụng tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho quá trình quang hợp, cây sẽ tạo được nhiều chất hữu cơ, giúp cây lớn nhanh và sinh trưởng tốt. * Ví dụ biện pháp chóng nóng, chống rét cho cây: + Ví dụ biện pháp chống nóng cho cây: tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát; làm mái che, giàn che, + Ví dụ biện pháp chống rét cho cây: ủ ấm gốc cây, bón thêm phân lân và phân kali,
  25. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. Mỗi loài cây sẽ có nhu cầu về ánh sáng khác nhau để thực hiện quá trình quang hợp. Đèn LED trồng cây sẽ thiết kế có ánh sáng tỏa ra có bước sóng đúng với bước sóng ánh sáng quang phổ của cây giúp cây quang hợp, nhờ vậy cây sinh trưởng và phát triển tốt ngay cả trong điều kiện thiếu ánh sáng mặt trời.
  26. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. 1. Ánh sáng: 2. Carbon dioxide: 3. Nước: 4. Nhiệt độ: - Quang hợp của thực vật chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ 20-300C. - Khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, quang hợp của hầu hết các loài cây đều bị giảm hoặc ngừng trệ. II. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC TRỒNG VÀ BẢO VỆ CÂY XANH
  27. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. * Hậu quả của việc cháy rừng và chặt phá rừng đầu nguồn: - Gây ra hiện tượng lũ lụt, sạt lở đất, làm giảm lượng nước ngầm, - Gây mất nơi sinh sống, nơi sinh sản của sinh vật, -Làm mất đi nguồn thức ăn của nhiều loài động vật. * Diện tích rừng giảm thì lượng oxygen giảm, lượng carbon dioxide tăng gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính (nhiệt độ Trái Đất tăng lên) kéo theo đó là một loạt các hệ lụy về biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, sóng thần, đe dọa trực tiếp đến đời sống của con người và các sinh vật khác.
  28. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. - Vai trò của cây xanh : + Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh, cho con người + Tổng hợp chất hữu cơ → cung cấp thức ăn và năng lượng cho các sinh vật khác. + Hấp thụ khí Carbon dioxide giúp điều hòa khí hậu đồng thời nhả ra khí Oxygen cung cấp dưỡng khí cho các sinh vật khác. + Là nơi sống cho sinh vật khác. - Các vai trò này bắt nguồn từ đặc điểm + Thoát hơi nước giúp điều hòa nhiệt và hoạt động sinh lí của thực vật như độ và độ ẩm trong không khí. quá trình quang hợp hay rễ cây bám giữ + Chống ngập lụt, xói mòn, sạt lở đất, đất,
  29. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. * Ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh: - Góp phần làm giảm các thảm hoạ lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn, - Cung cấp đủ nguyên, nhiên liệu cho quá trình sản xuất trong đời sống. - Cung cấp đủ thức ăn cho các sinh vật. - Đảm bảo cung cấp nơi sống, nơi sinh sản cho các sinh vật khác. - Cung cấp đủ khí oxygen cho sự sống. - Góp phần điều hòa khí hậu, giảm hiệu ứng nhà kính.
  30. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. 1. Ánh sáng: 2. Carbon dioxide: 3. Nước: 4. Nhiệt độ: - Quang hợp của thực vật chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ 20-300C. - Khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, quang hợp của hầu hết các loài cây đều bị giảm hoặc ngừng trệ. II. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC TRỒNG VÀ BẢO VỆ CÂY XANH Trồng và bảo vệ cây xanh mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích: cung cấp oxygen, thức ăn cho con người và động vật, hấp thu khí carbon dioxide góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, hạn chế tăng nhiệt độ trái đất, hạn chế biến đổi khí hậu, làm sạch không khí, Vì vậy, chúng ta cần trồng nhiều cây xanh và bảo vệ rừng.
  31. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. -Phương trình quang hợp: - Từ phương trình quang hợp giải thích vai trò của cây xanh trong tự nhiên: + Cây xanh hấp thụ khí Carbon dioxide, nhả ra khí Oxygen → làm giảm hiệu ứng nhà kính, giúp điều hòa khí hậu, cung cấp Oxygen cho sự sống. + Hệ rễ cây cắm sâu dưới đất để lấy nước và các khoáng chất cung cấp cho quá trình quang hợp → Góp phần làm giảm các thảm hoạ lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn, + Cây xanh tạo ra chất hữu cơ → Cung cấp thức ăn cho các sinh vật. + Cây xanh chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành hóa năng trong các hợp chất hữu cơ → Giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật.
  32. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP. - Bác khuyên mọi người khi hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ mang lại lợi ích rất lớn với môi trường, con người, góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn. - Đặc biệt, mùa xuân có thời tiết ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Như vậy, đây chính là thời điểm thuận lợi nhất để tiến hành trồng cây. → Từ hai câu thơ của Bác Hồ cho thấy Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn đối với đất nước nói chung và mỗi người nói riêng.
  33. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP.
  34. BÀI 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP.