Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 6, Bài 2: Nguyên tử (Tiết 2)
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 6, Bài 2: Nguyên tử (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_ket_noi_tri_thuc_tiet_6_ba.pptx
Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 6, Bài 2: Nguyên tử (Tiết 2)
- Tiết 6. Bài 2. NGUYÊN TỬ (Tiết 2) KIỂM TRA Câu 1: Theo Democritus, nguyên tử là: A. những hạt vô cùng nhỏ, có thể phân chia nhỏ hơn được nữa, tạo nên vạn vật. B. những hạt vô cùng nhỏ, không thể phân chia nhỏ hơn được nữa, tạo nên vạn vật. C. những hạt nhỏ vừa phải, không thể phân chia nhỏ hơn được nữa, tạo nên vạn vật. D. những hạt vô cùng nhỏ, không thể phân chia nhỏ hơn được nữa, tạo nên các đồ vật. Câu 2: Theo J. Dalton: A. Tất cả các chất đều được cấu tạo nên từ phân tử. Phân tử là những hạt nhỏ nhất của vật chất, chúng không thể bị phân chia thành các hạt nhỏ hơn. B. Tất cả các chất đều được cấu tạo nên từ nhân tử. Nhân tử là những hạt nhỏ nhất của vật chất, chúng không thể bị phân chia thành các hạt nhỏ hơn C. Tất cả các chất đều được cấu tạo nên từ nguyên tử. Nguyên tử là những hạt nhỏ nhất của vật chất, chúng không thể bị phân chia thành các hạt nhỏ hơn D. Tất cả các chất đều được cấu tạo nên từ vật thể. Vật thể là những hạt nhỏ nhất của vật chất, chúng không thể bị phân chia thành các hạt nhỏ hơn
- Tiết 6. Bài 2. NGUYÊN TỬ (Tiết 2) II. Mô hình nguyên tử của Rơ- dơ-pho – Bo * Mô hình nguyên tử của Rơ- dơ-pho: theo mô hình: - Nguyên tử cấu tạo rỗng. - Hạt nhân nguyên tử ở tâm mang điện tích dương. - Các electron mang điện tích âm, chuyển động xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời (H2.1). 1 2
- * Mô hình nguyên tử của Bo: Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau. + Lớp trong cùng chứa tối đa 2 electron, bị hạt nhân hút mạnh nhất. + Các lớp electron khác chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn và bị hạt nhân hút yếu hơn (H2.2). 2 2 3 3 1 1
- Làm mô hình nguyên tử carbon theo Bo Giấy trắng A4, giấy màu vàng, 1 viên bi nhựa to hơn màu đỏ và 6 viên bi nhỏ hơn màu xanh, keo nguội, kéo để làm mô hình
- Câu 1: Theo mô hình nguyên tử của Rơ- dơ-pho: A. Nguyên tử cấu tạo rỗng. Hạt nhân nguyên tử ở tâm mang điện tích dương. Các electron mang điện tích âm, chuyển động xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời B. Nguyên tử cấu tạo rỗng. Hạt nhân nguyên tử ở tâm mang điện tích dương. Các electron mang điện tích âm, chuyển động xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trăng C. Nguyên tử cấu tạo rỗng. Hạt nhân nguyên tử ở tâm mang điện tích dương. Các electron mang điện tích âm, chuyển động xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay xung quanh Trái Đất D. Nguyên tử cấu tạo đặc. Hạt nhân nguyên tử ở tâm mang điện tích âm. Các electron mang điện tích dương, chuyển động xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời
- Câu 2: Theo mô hình nguyên tử của Bo: A. Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp giống nhau. Lớp trong cùng chứa tối đa 2 electron, bị hạt nhân hút mạnh nhất. Các lớp electron khác chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn và bị hạt nhân hút yếu hơn B. Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau. Lớp trong cùng chứa tối đa 8 electron, bị hạt nhân hút mạnh nhất. Các lớp electron khác chứa tối đa 2 electron hoặc nhiều hơn và bị hạt nhân hút yếu hơn C. Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau. Lớp trong cùng chứa tối đa 2 electron, bị hạt nhân hút mạnh nhất. Các lớp electron khác chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn và bị hạt nhân hút yếu hơn D. Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau. Lớp trong cùng chứa tối đa 2 electron, bị hạt nhân hút yếu hơn. Các lớp electron khác chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn và bị hạt nhân hút mạnh nhất
- Câu 3: Nguyên tử nhôm (aluminium) có 13 electron ở vỏ. Số electron ở lớp trong cùng của nguyên tử nhôm là: A. 2; B. 8; C. 10; D. 13
- Câu 4: Cho các từ, cụm từ sau: Chất, nguyên tử, electron,hạt nhân, cấu tạo rỗng, Mặt Trời. Em hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống. Theo Rơ- dơ-pho cấu tạo rỗng hạt nhân Nguyên tử có (1) Nguyên tử có (2) ở tâm mang điện tích dương và các . . .electron (3) .mang điện tích âm, chuyển động Mặt Trời xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay xung quanh .(4)