Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Kết nối tri thức) - Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

ppt 20 trang Linh Nhi 03/01/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Kết nối tri thức) - Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_ket_noi_tri_thuc_bai_20_ch.ppt

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Kết nối tri thức) - Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

  1. BÀI 20 CHẾ TẠO NAM CHÂM ĐIỆN ĐƠN GIẢN ST
  2. Cần cẩu dọn rác kim loại - Nam châm ở cần cẩu dọn rác là nam châm gì? - Nam châm có tính chất gì? - Nam châm điện có gì khác với nam châm vĩnh cửu?
  3. * Tính chất từ của nam châm: Nam châm có tính chất từ vì nó có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép. Mỗi nam châm có hai từ cực, tại đó các vật bằng sắt hoặc thép bị hút mạnh nhất.
  4. H1. Nêu cấu tạo của nam châm điện?
  5. Cấu tạo của nam châm điện: Ống dây dẫn Lõi sắt non Nguồn điện - Nam châm điện bao gồm ống dây dẫn, một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây, hai đầu ống dây nối với 2 cực của nguồn điện - Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng làm tăng từ trường của nam châm điện.
  6. • H2. Làm thế nào để biết dòng điện chạy trong ống dây có sinh ra từ trường không? • H3. Làm thế nào để biết ống dây đã trở thành nam châm điện?
  7. Chế tạo nam châm điện đơn giản
  8. Làm thí nghiệm như Mục II SGK với nam châm điện và trả lời: • H4. Từ trường của nam châm điện tồn tại khi nào? • H5. Để thay đổi từ trường của ống dây ta làm cách nào?
  9. Kết luận gì về từ trường của nam châm điện? Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây. Dòng điện thay đổi thì từ trường của nam châm cũng thay đổi. - Chiều từ trường của nam châm điện phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong ống dây - Độ mạnh yếu của từ trường phụ thuộc vào độ mạnh yếu của dòng điện
  10. Nam châm điện Ứng dụng: chế tạo ra nam châm điện dùng trong cần cẩu điện, chuông điện, Rơle điện từ
  11. N NN SS Đinamô xe đạp Máy biến thế
  12. H6. Tại sao nam châm ở cần cẩu không là nam châm vĩnh cửu mà là nam châm điện? Từ trường của nam châm điện mạnh hơn nam châm vĩnh cửu ( nhờ các cách thay đổi từ trường) mới dễ dàng dịch chuyển các khối sắt rất nặng, khổng lồ.
  13. * Tìm hiểu chuông điện Nguồn điện K + - Chốt kẹp Cuộn dây quấn quanh lõi sắt non Lá thép đàn hồi Miếng sắt Tiếp điểm Chuông
  14. H7. Tại sao cần C gõ liên tục vào quả chuông D? Khi có dòng điện ( bấm chuông), cuộn dây dẫn trở thành nam châm điện và hút được cần gõ chuông, đầu gõ chuông C đập vào quả chuông D làm chuông kêu. Ngay lập tức, mạch điện bị ngắt (hở ở vị trí tiếp xúc của cần gõ chuông C và công tắc B), cuộn dây dẫn không còn là nam châm và nhả cần gõ chuông C ra, lúc này công tắc B lại tiếp xúc cần gõ chuông C và mạch điện lại đóng và cuộn dây dẫn lại hút cần gỗ chuông C. .Qúa trình lặp đi lặp lại nên chuông kêu liên tục.
  15. Ghi vở I. Nam châm điện 1. Cấu tạo - Nam châm điện bao gồm ống dây dẫn, một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây, hai đầu ống dây nối với 2 cực của nguồn điện - Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng làm tăng từ trường của nam châm điện.
  16. Ghi vở I. Nam châm điện 2. Từ trường của nam châm điện Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây. Dòng điện thay đổi thì từ trường của nam châm cũng thay đổi. - Chiều từ trường của nam châm điện phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong ống dây - Độ mạnh yếu của từ trường phụ thuộc vào độ mạnh yếu của dòng điện.
  17. Ghi vở I. Nam châm điện II. Ứng dụng 1. Cần cẩu dọn rác 2. Chuông điện 3. Động cơ điện, máy phát điện
  18. VẬN DỤNG HS làm bài tập sau: Bài tập 1. Phát biểu nào sau đây là đúng? 1. Nam châm điện chỉ gồm ống dây dẫn có dòng điện chạy qua. 2. Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn. 3. Lực từ của nam châm điện phụ thuộc vào dòng điện chạy vào ống dây. 4. Chiều từ trường của nam châm điện không phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong ống dây
  19. VẬN DỤNG HS làm bài tập sau: Bài tập 2. Kiểm nghiệm trên nam châm điện tự chế của em: Từ trường của nam châm điện có thể thay đổi bằng những cách nào sau đây? 1. Thay đổi dòng điện chạy vào ống dây. 2. Thay đổi lõi sắt trong lòng ống dây. 3. Thay đổi số vòng dây quấn quanh ống dây.