Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 37, Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiện (tiết 2)

pptx 15 trang Linh Nhi 03/01/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 37, Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiện (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_7_ket_noi_tri_thuc_tiet_37_bai_3.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 37, Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiện (tiết 2)

  1. TIẾT 37 - BÀI 34: VẬN DỤNG HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀO THỰC TIỆN ( tiết 2) KHỞI ĐỘNG TRÒ CHƠI: LIỆT KÊ: + Các thói quen của bản thân + Cách loại bỏ các thói quen không tốt
  2. 3. TÌM HIỂU ỨNG DỤNG HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG Ở SINH VẬT TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG Cho HS thảo luận nhóm : Nêu các thói quen (tập tính) của bản thân và cho biết thói quen nào là tốt, thói quen nào là không tốt.
  3. Một số thói quen tốt: ngủ sớm và thức dậy đúng giờ, đọc sách, tập thể dục buổi sáng, chấp hành luật an toàn giao thông,
  4. Một số thói quen không tốt: thức khuya, ngủ dậy muộn, không làm bài tập trước khi đi học, vượt đèn đỏ,
  5. HS quan sát hình 34.4 và trả lời câu hỏi: + Tập tính được ứng dụng như thế nào trong học tập? + Muốn tạo được thói quen tập thể dục buổi sáng, em cần làm gì? + Hãy nêu những việc em sẽ làm để bỏ được thói quen ngủ dậy muộn?  - Tập tính được ứng dụng trong học tập: thường xuyên ôn bài và làm bài tập nhiều lần để năm chắc kiến thức, ghi nhớ đươc lâu.
  6.  - Muốn tạo được thói quen tập thể dục buổi sáng, cần luyện tập thực hiện đều đặn hằng ngày, không nên bỏ buổi nào, tập vào một khung giờ nhất định.
  7. - Để bỏ thói quen ngủ dậy muộn, cần đặt báo thức vào thời điểm mong muốn, thực hiện liên tiếp trong nhiều ngày. Sau một thời gian, cơ thể sẽ hình thành thói quen thức dậy đúng giờ ngay cả khi không đặt báo thức.
  8. Tiết 37. Bài 34: VẬN DỤNG HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀO THỰC TIỄN ( Tiết 2) III. Ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong học tập và đời sống Các thói quen tốt hay xấu ở người đều là những tập tính học được, được hình thành do lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình sống. Ví dụ: - Trong học tập, muốn nắm chắc kiến thức và nhớ bài lâu, cần ôn bài và làm bài tập nhiều lần. Tương tự, muốn có những thói quen tốt như đi ngủ, thức dậy đúng giờ, đọc sách, tập thể dục buổi sáng, chấp hành luật an toàn giao thông, cần kiên trì lặp lại các hoạt động đó trong thời gian dài và tiếp tục duy trì sau đó. - Muốn bỏ những thói quen xấu như thức khuya, ngủ dậy muộn, cần phải có quyết tâm từ bỏ chúng bằng cách thường xuyên thực hiện các việc làm và thói quen ngược lại.
  9. LUYỆN TẬP Câu 1. Con người đã ứng dụng các hiện tượng cảm ứng trong bảng vào đời sống như thế nào? Hiện tượng cảm ứng Ứng dụng của con người Tính hướng sáng của côn trùng gây hại Tính hướng sáng của cá Chim di cư về phương nam tránh rét Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại với nó Chim yến cư trú và làm tổ ở những nơi ánh sáng rất yếu.
  10. Hiện tượng cảm ứng Ứng dụng của con người Tính hướng sáng của côn trùng gây Dùng đèn để bẫy côn trùng hại Tính hướng sáng của cá Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bắt Chim di cư về phương nam tránh rét Nhận biết sự thay đổi về thời tiết Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại với Phát hiện vùng đất nhiễm chất độc nó Chim yến cư trú và làm tổ ở những Làm nhà nuôi có ánh sáng rất yếu để nơi ánh sáng rất yếu. chim yến cư trú và làm tổ.
  11. VẬN DỤNG Câu 1. Đọc sách là một thói quen tốt, đây là tập tính học được ở người. Em hãy vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật, xây dựng các bước để hình thành thói quen này cho bản thân.
  12. Câu 1. Để hình thành thói quen đọc sách, cần lặp đi lặp lại các bước sau: Bước 1: Bước 2: chọn sách mình yêu Chọn thời gian đọc thích. phù hợp. Bước 3: Bước 4: Đọc hằng ngày vào thời Tự đánh giá thói quen đọc gian đã chọn. sách của cá nhân.
  13. Câu 2. Khi nuôi gà, vịt, người nông dân chỉ cần dùng tiếng gọi quen thuộc là gà, vịt từ xa đã chạy về ăn. Tập tính này của vật nuôi có lợi cho sinh vật và cả người chăn nuôi. Em hãy nêu cách thức hình thành tập tính trên cho vật nuôi.
  14. - Gọi vật nuôi vào những thời điểm nhất định (mỗi lần gọi bằng tiếng gọi giống nhau), khi vật nuôi đến thì cho ăn. - Vào những ngày sau, cũng gọi và cho ăn vào thời điểm đó và chỉ cho cho ăn khi gọi. - Sau nhiều ngày được cho ăn chỉ khi được gọi (bằng một âm thanh quen thuộc), vật nuôi sẽ có tập tính nghe tiếng gọi là chạy về ăn.
  15. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ HOÀN THÀNH BÀI - HỌC BÀI ÔN LẠI - CHUẨN BỊ TẬP PHẦN BÀI MỚI 35 VẬN DỤNG NỘI DUNG BÀI HỌC