Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 29, Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 29, Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_7_ket_noi_tri_thuc_tiet_29_bai_3.pptx
Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 29, Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
- BÀI 31 TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT
- NỘI DUNG BÀI HỌC Nhu cầu sử dụng nước Vận dụng sự hiểu biết và con đường trao đổi về TĐC và CHNL ở nước ở động vật động vật vào thực tiễn I II III IV Con đường thu nhận và Sự vận chuyển các tiêu hoá thức ăn trong chất ở động vật ống tiêp hoá ở động vật
- Hệ cơ quan nào thực hiện sự vận chuyển các chất trong cơ thể động vật? Mô tả con đường vận chuyển các chất qua 2 vòng tuần hoàn ở người?
- - Các chất trong cơ thể động vật được thực hiện nhờ hệ tuần hoàn. - Ở người có 2 vòng tuần hoàn: + Vòng tuần hoàn lớn: máu đỏ tươi (giàu O2) được tim bơm đi nuôi cơ thể. Tại các tế bào, mô, cơ quan, máu nhận các chất bài tiết và CO2 thành máu đỏ thẫm và trở về tim. + Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ thẫm (nghèo O2) được tim bơm lên phổi, tại đây máu nhận O2 và thải CO2 trở thành máu đỏ tươi (giàu O2) về tim.
- IV. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT VÀO THỰC TIỄN 1. Những nguy cơ khi thiếu hoặc thừa dinh dưỡng: - Thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. - Thừa dinh dưỡng có thể dẫn đến béo phì, các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp.
- III- Vận dụng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng vào thực tiễn Chế độ dinh dưỡng của một người phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chế độ dinh dưỡng của một người phụ thuộc vào mức độ hoạt động, giới tính và độ tuổi
- III- Vận dụng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng vào thực tiễn Thế nào là chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng? Vì sao cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng? - Chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng là đảm bảo cân bằng giữa ba nguồn ( carbohyđrate, protein và lipid), vitamin và chất khoáng trong chế độ ăn - Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng để giúp cung cấp đủ các chất, năng lượng theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
- Tại sao chúng ta nên ăn đa dạng nhiều loại thức ăn?
- III- Vận dụng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng vào thực tiễn Vì sao cần phải phối hợp nhiều loại thức ăn? Kể tên các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, chất béo và vitamin ? - Để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. - Thức ăn giàu chất đạm: thịt, cá , trứng, sữa ; thức ăn giàu chất béo: dầu ăn, các loại hạt ; thức ăn giàu vitamin: rau, củ, quả
- III- Vận dụng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng vào thực tiễn Nêu một số bệnh do chế độ dinh dưỡng, vệ sinh ăn uống chưa hợp lí ở địa phương em và biện pháp phòng, tránh theo gợi ý bảng 26.2
- III- Vận dụng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng vào thực tiễn Tên bệnh Biện pháp phòng tránh Trẻ em bị suy dinh dưỡng Ăn đủ, cân đổi các chất và đa đạng các loại thức ăn Trẻ em bị thừa cân béo phì Chế độ ăn uống hợp lí, tăng cường tập TDTT Trẻ em bị tiêu chảy do ăn uống Vệ sinh trong ăn uống: ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn
- Tham khảo: Thực đơn cho một nữ sinh lớp 8 trong 1 ngày 1. Bữa sáng: - Bánh mì: 65gam + Kẹp 20g thịt gà xé - Sữa đặc có đường: 15gam 2. Bữa trưa: - Cơm(gạo tẻ): 250gam - Đậu phụ: 75gam - Thịt lợn ba chỉ: 100gam - Dưa cải bẹ xanh: 100gam - 1 trái trứng luộc(hay chiên) 3. Bữa tối: - Cơm(gạo tẻ): 220gam - Cá chép: 100gam + Rau muống: 200gam
- 2. Vệ sinh ăn uống Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho các cơ quan trong ống tiêu hoá Cần làm gì để giữ vệ sinh ăn uống?
- III- Vận dụng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng vào thực tiễn - Bệnh thường gặp và nguyên nhân + Thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. + Thừa dinh dưỡng có thể dẫn đến béo phì, các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp + Tiêu chảy do không vệ sinh trong ăn uống, ăn các đồ ăn ôi , thiu - Biện pháp phòng tránh: + Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, đủ lượng: Ăn đủ, cân đối các chất và đa dạng các loại thức ăn + Tham gia các hoạt động TDTT + Thực hiện vệ sinh ăn uống: rửa tay sạch trước khi ăn, ăn chín uống sôi; + Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nước sạch
- Hoàn thành:PHIẾU HỌC TẬP:Bảng 31.1 (5p) Hoạt động Tác dụng Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn Ăn chín, uống sôi Rửa tay trước khi ăn Tạo không khí thoải mái khi ăn Chuẩn bị bữa ăn chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng
- PHIẾU HỌC TẬP:Bảng 31.1 Hoạt động Tác dụng Vệ sinh răng miệng đúng cách Giúp bảo vệ răng, tránh sâu răng sau khi ăn Ăn chín, uống sôi Tiêu diệt tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá trong thức ăn Rửa tay trước khi ăn Tránh nhiễm vi khuẩn, trứng giun, sán từ tay Tạo không khí thoải mái khi ăn Giúp tiêu hoá và hấp thụ thức ăn hiệu quả Chuẩn bị bữa ăn chứa đầy đủ Cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh các nhóm chất dinh dưỡng dưỡng cho cơ thể
- IV. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT VÀO THỰC TIỄN 2.Vệ sinh ăn uống: Để người và động vật sinh trưởng phát triển tốt cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí, vệ sinh ăn uống.
- Luyện tập 2. Nếu là một tuyên truyền viên, em sẽ tuyên truyền những nội dung gì về giáo dục vệ sinh ăn uống ở địa phương em? Gợi ý nội dung tuyên tuyền về giáo dục vệ sinh ăn uống: - Chọn thực phẩm tươi sạch, nguồn gốc rõ ràng. - Bảo quản thực phẩm sống và thức ăn đã nấu chín đúng cách. - Ăn chín uống sôi, không ăn đồ có dấu hiệu bị hỏng, ôi thiu, - Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm trước khi mua và khi dùng. - Giữ vệ sinh nơi ăn uống, bảo quản và chế biến thực phẩm. - Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con đã học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. - Yêu cầu mỗi nhóm HS hãy xây dựng một thực đơn cho một thành viên trong gia đình theo độ tuổi và công việc phù hợp
- LUYỆN TẬP
- *Hướng dẫn về nhà: +Hoàn thành thực đơn +Nghiên cứu bài 32, chuẩn bị mẫu vật, hóa chất sgk/136
- CHÚC CÁC EM HỌC TỐT