Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 28, Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

pptx 19 trang Linh Nhi 02/01/2025 320
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 28, Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_7_ket_noi_tri_thuc_tiet_28_bai_3.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 28, Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

  1. BÀI 31 TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT
  2. NỘI DUNG BÀI HỌC Nhu cầu sử dụng nước Vận dụng sự hiểu biết và con đường trao đổi về TĐC và CHNL ở nước ở động vật động vật vào thực tiễn I II III IV Con đường thu nhận và Sự vận chuyển các tiêu hoá thức ăn trong chất ở động vật ống tiêp hoá ở động vật
  3. I- CON ĐƯỜNG THU NHẬN VÀ TIÊU HOÁ THỨC ĂN TRONG ỐNG TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT Con đường trao đổi chất dinh dưỡng trong ống tiêu hoá ở động vật bao gồm ba giai đoạn: + ăn + tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng + thải phân.
  4. II- NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC VÀ CON ĐƯỜNG TRAO ĐỔI NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT Động vật lấy nước vào cơ thể thông qua hoạt động ăn uống. Thải nước ra môi trường ngoài thông qua nước tiểu và tuyến mồ hôi. Vì nước luôn có sự đào thải ra khỏi cơ thể nên việc bổ sung nước là vô cùng quan trọng.
  5. Câu hỏi thảo luận trang 133/SGK.
  6. II. Nhu cầu sử dụng nước và con đường trao đổi nước ở động vật. − Nhu cầu sử dụng nước của các loài động vật khác nhau là khác nhau − Có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng những cách: uống nước, ăn các loại quả nhiều nước hoặc truyền nước − Nước đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu bằng việc thoát mồ hôi qua da và thải nước tiểu ra ngoài cơ thể nhờ quá trình lọc máu tạo thành nước tiểu ở thận. − Lượng nước mỗi ngày= khối lượng cơ thể x40ml
  7. III- SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT Ở ĐỘNG VẬT Nguyên liệu và sản phẩm cùa quá trình trao đổi chất ở tế bào là gì? Các nguyên liệu này lấy từ đâu và sản phẩm trao đổi chất của tế bào được thải ra khỏi cơ thể như thế nào?
  8. III- SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT Ở ĐỘNG VẬT -Nguyên liệu của quá trình trao đổi chất là: Oxygen (lấy từ phổi), chất dinh dưỡng (lấy từ cơ quan tiêu hóa) và sản phẩm của quá trình trao đổi chất là các chất thải ( trong đó có CO2) được máu vận chuyển đến phổi và cơ quan bài tiết để thải ra ngoài
  9. 3. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT Ở ĐỘNG VẬT Ai nhanh tay hơn? 8. Hệ tuần hoàn nhận những chất nào từ hệ hô hấp và hệ tiêu hoá? Hệ tuần hoàn nhận khí oxygen từ hệ hô hấp, các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá. 9. Các chất dinh dưỡng và chất thải được vận chuyển đến đâu trong cơ thể? Các chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các cơ quan để cung cấp cho các hoạt động sống, các chất thải được vận chuyển đến cơ quan bài tiết.
  10. 3. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT Ở ĐỘNG VẬT Hoạt động thảo luận nhóm(5 phút ) Nhóm chuyên gia 1 ( tổ 1,3 ): Vận chuyển các chất trong vòng tuần hoàn phổi. Nhóm chuyên gia 2 ( tổ 2,4 ): Vận chuyển các chất trong vòng tuần hoàn các cơ quan. 10. Quan sát Hình 30.3, hãy mô tả chi tiết quá trình vận chuyển các chất trong hai vòng tuần hoàn ở người.
  11. 3. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT Ở ĐỘNG VẬT Nhóm chuyên gia 1 ( tổ 1,3 ): Nhóm chuyên gia 2 ( tổ 2,4 ): Vận chuyển các chất trong Vận chuyển các chất trong vòng vòng tuần hoàn phổi. tuần hoàn các cơ quan. Vòng tuần hoàn các cơ quan: Máu giàu oxygen và các chất dinh -Vòng tuần hoàn phổi: Máu dưỡng từ tâm thất trái theo động đỏ thẫm (giàu carbon mạch chủ đi đến các cơ quan dioxide) từ tâm thất phải trong cơ thể, tại đây, diễn ra quá theo động mạch phổi đi lên trình trao đổi chất giữa máu và phổi, tại đây, diễn ra quá các cơ quan thông qua hệ thống trình trao đổi khí giữa máu mao mạch. Oxygen và các chất và khí ở các phế nang thông dinh dưỡng được cung cấp cho qua các mao mạch phổi, máu các tế bào, mô, cơ quan; đồng đỏ thẫm trở thành đỏ tươi thời, máu nhận các chất thải, (giàu oxygen). Máu giàu carbon dioxide và trở thành máu oxygen theo tĩnh mạch phổi đỏ thẫm. Các chất thải được vận về tim, đổ vào tâm nhĩ trái. chuyển đến cơ quan bài tiết, carbon dioxide theo tĩnh mạch về tim, đổ vào tâm nhĩ phải.
  12. Mô tả con đường vận chuyển các chất ở người gồm: •Vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu thẫm nghèo O2 từ tim đến phổi. Tại phổi máu tiếp nhận O2 và thải CO2 trở thành máu đỏ tươi rồi trở về tim •Vòng tuần hoàn lớn đưa máu đỏ tươi giàu O2 và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể •Tại tế bào, mô, cơ quan, máu nhận các chất bài tiết, CO2 trở thành máu đỏ thẫm và trở về tim
  13. TRò chơi tiếp sức (5p) Hoạt động thảo luận nhóm (5 phút ) ▼ Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ sức khoẻ hệ tiêu hoá và hệ tuần hoàn. Bảo vệ sức khoẻ hệ tiêu hoá: + Ăn uống đúng giờ, đúng bữa. + Không ăn vội vàng, cần nhai kĩ thức ăn. + Không làm việc hay vận động mạnh sau khi ăn. + Không sử dụng các loại rượu, bia. + Đánh răng sau khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. + Bảo vệ sức khoẻ hệ tuần hoàn: + Không sử dụng các loại rượu, bia, các chất kích thích. + Cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. + Không ăn quá nhiều thức ăn có chứa hàm lượng mỡ động vật cao. +
  14. Em có biết? Những người tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm có chứa chất béo, đặc biệt là có hàm lượng cholesterol cao sẽ dễ mắc nhiều bệnh lí về hệ tiêu hoá và hệ tuần hoàn. Đối với hệ tiêu hoá: do chất béo được tiêu hoá chậm nên gây hiện tượng đầy hơi, đau dạ dày, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, Đối với hệ tuần hoàn: tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,
  15. -Dự đoán điều gì xảy ra với cơ thể nếu sự vận chuyển các chất bị dừng lại? *Hướng dẫn về nhà: Nghiên cứu mục IV sgk/134, trả lời câu hỏi, bài tập
  16. CHÚC CÁC EM HỌC TỐT