Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 17, Bài 12: Sóng âm (tiết 2)

ppt 20 trang Linh Nhi 02/01/2025 380
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 17, Bài 12: Sóng âm (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_7_ket_noi_tri_thuc_tiet_17_bai_1.ppt

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 17, Bài 12: Sóng âm (tiết 2)

  1. Tiết 17 - Bài 12: SÓNG ÂM (Tiết 2)
  2. KIỂM TRA: + Sóng âm là gì? + Bài 12.1: Giải thích âm từ một dây đàn ghi – ta được gảy truyền đến tai ta như thế nào?
  3. Âm từ một dây đàn ghi – ta được gảy truyền đến tai ta bằng cách: Khi dây đàn dao động làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động theo. Lớp không khí dao động này lại làm cho lớp không khí kế tiếp nó dao động. Cứ thế, các dao động của nguồn âm được không khí truyền tới tai ta, làm cho màng nhĩ dao động khiến ta cảm nhận được âm phát ra từ nguồn âm.
  4. IV. Các môi trường truyền âm - Môi trường truyền được sóng âm gọi là môi trường truyền âm.
  5. Môi trường chất rắn
  6. Hiện tượng này chứng tỏ âm thanh được truyền qua sợi dây giúp bạn A nghe được tiếng bạn B nói. Nhận xét: Âm thanh truyền qua môi trường chất rắn.
  7. Môi trường chất lỏng
  8. Khi nhúng hộp đựng đồng hồ báo thức đang kêu vào nước thì có nghe thấy tiếng báo thức. Nhận xét: Âm thanh truyền qua môi trường chất lỏng.
  9. Trong khoảng không vũ trụ, các nhà du hành có nói chuyện được bình thường như dưới mặt đất không? Vì sao?
  10. Môi trường chân không
  11. Vận tốc truyền âm của một số chất ở 200C Không khí Nước Thép 340 m/s 1500 m/s 6100 m/s So sánh vận tốc truyền âm trong không khí, nước và thép. Rút ra nhận xét?
  12. Kết luận: - Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm. - Chân không không thể truyền được âm.
  13. Trong lịch sử, khi phương tiện truyền thông còn chưa phát triển, để phát hiện quân địch đang di chuyển bằng ngựa người ta lại áp tai xuống đất và có thể nghe được tiếng vó ngựa cách xa vài ki lô mét. Vì sao? Người ta làm như vậy vì âm thanh truyền trong môi trường chất rắn nhanh hơn trong chất khí.
  14. Câu 1: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây? A. Khoảng chân không B. Tường bê tông C. Nước biển D. Tầng khí quyển bao quanh trái đất.
  15. Câu 2: Kết luận nào sau đây là đúng? A. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất rắn. B. Vận tốc âm truyền trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất rắn. C. Vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất khí. D. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất rắn.
  16. Câu 3: Chọn câu trả lời đúng Âm thanh: A. Chỉ truyền được trong chất khí B. Truyền được trong chất rắn và chất lỏng và chất khí C. Truyền được trong chấ rắn, chất lỏng, chất khí và cả chân không D. Không truyền được trong chất rắn
  17. Câu 4: Vì sao chân không không truyền được âm? Sở dĩ âm truyền được trong chất khí, lỏng, rắn vì khi nguồn âm dao động, nó làm cho các hạt cấu tạo nên chất khí, chất lỏng hay chất rắn ở gần nó cũng dao động theo. Dao động của các hạt này lại truyền cho các hạt bên cạnh, cứ như thế, âm truyền đến tai ta làm cho màng nhĩ dao động, nên ta nghe được âm. Môi trường chân không không truyền âm vì nó không có các hạt vật chất, vì vậy nó không có gì để dao động được nên không truyền âm
  18. Từ một miếng bìa cát tông, những chiếc chun vòng em hãy chế tạo một chiêc đàn đơn giản?
  19. *Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Làm bài tập ở SBT: 12.2 – 12.8 - Tìm hiểu nôi dung bài: Độ to và độ cao của âm
  20. Tiết học đến đây là kết thúc Chúc các em học tốt