Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 11, Bài 3: Nguyên tố hóa học (tiết 1)

pptx 8 trang Linh Nhi 03/01/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 11, Bài 3: Nguyên tố hóa học (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_7_ket_noi_tri_thuc_tiet_11_bai_3.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 11, Bài 3: Nguyên tố hóa học (tiết 1)

  1. Tiết 11. Bài 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (Tiết 1) Câu 1. Quan sát hình hãy cho biết: a) Số proton, neutron, electron trong mỗi nguyên tử carbon và aluminium. b) Khối lượng nguyên tử carbon và aluminium. Đáp án: a) - Nguyên tử Carbon có: số p = số e = 6; số n = 6. - Nguyên tử aluminium có: số p = số e = 13; số n = 14 b) – Khối lượng của Nguyên tử Carbon = 6.1+6.1 = 12amu. – Khối lượng của Nguyên tử aluminium = 13.1+14.1 = 27amu
  2. Câu 2. Cho biết tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử aluminium là 27, số đơn vị điện tích hạt nhân là +13. Nêu cách tính số hạt mỗi loại trong nguyên tử aluminium. Đáp án: - Số đơn vị điện tích hạt nhân là +13 nên số p = số e = 13. -Tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử aluminium là 27 nên: Số n = 27- 13 = 14 Câu 3: Khối lượng của nguyên tử bằng tổng khối lượng của những hạt nào? Vì sao khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử ? Đáp án: * Khối lượng nguyên tử: bằng tổng khối lượng của p, n, e. * Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử vì: - Khối lượng của 1p gần đúng bằng khối lượng của 1n và đều xấp xỉ bằng 1amu. - Khối lượng của e vô cùng nhỏ, không đáng kể, chỉ khoảng 0,00055 amu. Vì thế: Khối lượng của hạt nhân (tổng khối lượng của p và n) được coi là khối lượng của nguyên tử.
  3. Câu 4: Đơn vị khối lượng của nguyên tử là: A. amua B. amu C. đvC D. bmu Câu 5: 1 amu có giá trị bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử: A. oxygen B. carbon C. sillcon D. hydrogen
  4. Tiết 11. Bài 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (Tiết 1)
  5. Tiết 11. Bài 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (Tiết 1) I. Nguyên tố hóa học: Hiện nay có khoảng 118 NTHH, + Nguyên tố hóa học: là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. + Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử (SHNT) + Mỗi nguyên tố hóa học chỉ có duy nhất 1 số hiệu nguyên tử. + Các nguyên tử cùng loại có thể có số neutron khác nhau. Ví dụ 1: Nguyên tố hydrogen trong tự nhiên chứa các nguyên tử cùng có 1p trong hạt nhân nhưng có số n khác nhau (0 n, 1 n, 2 n) Ví dụ 2: Nguyên tố oxygen trong tự nhiên chứa các nguyên tử cùng có 8p trong hạt nhân nhưng có số n khác nhau (8 n, 9 n, 10 n)
  6. 1. Xếp được các thẻ (các nhóm NTHH) vào 6 ô vuông. NTHH A,D,E G,L M Q,R,T Y,Z X Số p 1 6 7 8 19 20 2. Các nguyên tử cùng một NTHH: A,D,R; G,L; M; Q,R,T; Y,Z; X
  7. Đáp án: 1. Vì các nguyên tử của NTHH hydrogen luôn có 1p trong hạt nhân mà một số loại nguyên tử trong tự nhiên này cũng đều có 1p trong hạt nhân (dù có số n khác nhau) thì đương nhiên chúng thuộc NTHH hydrogen. 2. Số hiệu nguyên tử oxygen là 8 thì số p trong hạt nhân nguyên tử của nó là 8p.
  8. Câu 1. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại mà trong hạt nhân có cùng: A. Số n B. số e C. số p D. số p và e Câu 2. Số hiệu nguyên tử (SHNT) chính là số nào sau đây: A. số e B. số p C. số n D. số n và số p Câu 3. Các nguyên tử cùng loại đều có cùng số nào trong hạt nhân: A. số p B. số e C. số n D. số e và số p Câu 4. Xếp các nguyên tử sau đây vào bảng theo từng nhóm thuộc cùng một nguyên tố hóa học: Nguyên tử A (1p), B (6p, 6n), C (1p, 2n), D (6p, 8n), E (20p, 20n), G (8p, 8n), H (19p, 20n), I (19p, 21n) Đáp án: NTHH A,C B,D E G H,I Số p 1 6 20 8 19