Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Bài 13: Độ cao và độ to của âm (Tiết 2) - Nguyễn Thị Lan Anh

pptx 20 trang Linh Nhi 02/01/2025 240
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Bài 13: Độ cao và độ to của âm (Tiết 2) - Nguyễn Thị Lan Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_7_ket_noi_tri_thuc_bai_13_do_cao.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Bài 13: Độ cao và độ to của âm (Tiết 2) - Nguyễn Thị Lan Anh

  1. CHÀO MỪNG CÁC THẦY, CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ, THĂM LỚP Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Anh Tổ: Khoa học Tự nhiên
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Nêu mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm và biên độ dao động của nguồn âm. Khi gảy đàn hoặc đánh trống, muốn âm phát ra to hơn người ta làm thế nào? Tại sao?
  3. Tiết 19. Bài 13: ĐỘ CAO VÀ ĐỘ TO CỦA ÂM ( Tiết 2)
  4. II. ĐỘ CAO VÀ TẦN SỐ CỦA SÓNG ÂM 1. Tần số - Số dao động vật thực hiện được trong một giây gọi là tần số. - Đơn vị của tần số là Héc, kí hiệu Hz.
  5. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: 1. Nếu một dây đàn ghita dao động 880 lần mỗi giây thì tần số của nó là bao nhiêu? 2. Nếu một mặt trống dao động với tần số 100Hz thì nó thực hiện được bao nhiêu dao động trong 1 phút? 3. Nếu một con ong mật khi bay đập cánh lên, xuống 3300 lần trong 10s thì tần số dao động của cánh nó là bao nhiêu?
  6. Tần số dao động của cánh ong: 330Hz Tần số của đàn ghita: 880Hz Trống thực hiện được: 6000 dao động trong 1 phút.
  7. f= 푡 Trong đó: N: số dao động (dao động) t: thời gian dao động (s) f: tần số dao động (Hz)
  8. 20000Hz: Siêu âm 20Hz- 20000Hz
  9. - Tần số của một số nốt nhạc: + Nốt Si: 494 Hz + Nốt Đô: 523 Hz + Nốt Rê: 587 Hz + Nốt Mi: 629 Hz + Nốt Fa: 698 Hz + Nốt Sol: 784 Hz + Nốt La: 880 Hz
  10. 2. Độ cao của âm Thí nghiệm: - Mục đích: Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ cao và tần số của sóng âm. - Dụng cụ: Âm thoa, hộp cộng hưởng bằng cao su, dao động kí, micro. Hoạt động nhóm: Tiến hành thí nghiệm như hình, quan sát màn hình dao động kí, lắng nghe âm phát ra, thảo luận trả lời nội dung phiếu học tập số 2.
  11. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Hãy so sánh tần số của sóng âm trong hình 13.4a và 13.4b từ đó rút ra mối quan hệ giữa tần số sóng âm và tần số dao động của nguồn âm Tần số 13.4a nhỏ hơn 13.4b ➔ Tần số sóng âm của âm thoa càng lớn thì tần số dao động càng lớn. 2. So sánh độ cao (bổng, trầm ) của âm nghe được trong thí nghiệm hình 13.4a và 13.4b Tần số 13.4a nhỏ -> âm thấp (trầm) Tần số 13.4b lớn -> âm cao (bổng) 3. Từ câu trả lời trên, rút ra mối quan hệ giữa tần số của sóng âm với độ cao của âm Tần số sóng âm càng lớn thì nghe thấy âm càng cao (bổng) và ngược lại.
  12. Kết luận: Sóng âm có tần số càng .lớn thì nghe thấy âm càng lớn và ngược lại.
  13. LUYỆN TẬP 1. Một con muỗi khi bay vỗ cánh 3000 lần trong 5 giây và một con ong mật khi bay vỗ cánh 4950 lần trong 15 giây. a) Tính tần số dao động của cánh muỗi và cánh ong khi bay. Con nào vỗ cánh nhanh hơn? b) Âm phát ra khi vỗ cánh của con muỗi hay con ong cao hơn?
  14. LUYỆN TẬP Trả Lời a) Tần số dao động của cánh muỗi là: 3000/5= 600 Hz Tần số dao động của cánh ong là: 4950/15= 330 Hz. Vậy muỗi vỗ cánh nhanh hơn ong. b) Âm phát ra khi vỗ cánh của muỗi cao hơn ong.
  15. LUYỆN TẬP 2. Hãy tìm hiểu xem khi vặn cho dây đàn ghita căng nhiều, căng ít thì âm phát ra sẽ cao, thấp như thế nào? Tần số lớn, nhỏ ra sao? Trả lời: Khi vặn cho dây đàn ghita căng nhiều thì âm phát ra nghe cao hơn, tần số cao hơn.
  16. LUYỆN TẬP 3. Tìm ví dụ về âm trầm (thấp), âm bổng (cao). VD:Thường bạn nam hát phát ra âm trầm hơn bạn nữ.
  17. VẬN DỤNG Câu 1: Hãy giải thích tại sao khi ta nói to và nói nhiều sẽ dễ bị khản tiếng, đau họng? Đáp án: Khi ta nói to, dây thanh quản dao động mạnh. Nếu nói to và nói nhiều, dây thanh quản sẽ dao động mạnh và lâu, dẫn đến tổn thương khiến ta cảm thấy đau họng, tiếng bị khàn.
  18. VẬN DỤNG Câu 2: Giọng nữ thường cao hơn giọng nam, vậy khi nói, dây thanh quản của nam hay nữ sẽ dao động nhanh hơn? Đáp án: Âm cao hơn → Tần số âm lớn hơn→ Vật dao động nhanh hơn. Do đó dây thanh quản của nữ dao động nhanh hơn.
  19. - Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức được học trong bài 13. - Học thuộc các nội dung trong mục “Em đã biết” SGK- trang 67. HƯỚNG DẪN - Hoàn thành thí nghiệm đã đề xuất phương án, giờ sau báo cáo kết quả. VỀ NHÀ - Có thể tự làm một số nhạc cụ đơn giản như: Kèn lá, đàn bằng các cốc nước. - Đọc trước bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn.
  20. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô cùng các em!