Bài giảng Địa lí Lớp 7 Sách Cánh diều - Tiết 13, Bài 5: Vị trí địa lý, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Á (tiết 1) - Ngô Thi Chuyên

ppt 28 trang Tố Thương 20/07/2023 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 7 Sách Cánh diều - Tiết 13, Bài 5: Vị trí địa lý, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Á (tiết 1) - Ngô Thi Chuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_li_lop_7_sach_canh_dieu_tiet_13_bai_5_vi_tri_d.ppt

Nội dung text: Bài giảng Địa lí Lớp 7 Sách Cánh diều - Tiết 13, Bài 5: Vị trí địa lý, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Á (tiết 1) - Ngô Thi Chuyên

  1. Môn : Địa Lí Lớp : 7A Trường :THCS Hạp Lĩnh GV:Ngô Thi Chuyên
  2. Tiết 13- Bài 5
  3. HOẠT ĐỘNG NHÓM - Thời gian: 4 phút - Số nhóm: 4 nhóm - Yêu cầu: + Nhóm 1, 2: . Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á. . Kể tên các châu lục và đại dương tiếp giáp châu Á. + Nhóm 3, 4: . Vị trí địa lí vadf kích thước lãnh thổ ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu Á?
  4. - Nhóm 1, 2: + Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á. + Kể tên các châu lục và đại dương tiếp giáp châu Á.
  5. - Nhóm 3, 4: + Vị trí địa lí và kích thước lãnh thổ ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu Á?
  6. Ca-li-man-tan là đảo lớn nhất châu Á và lớn thứ ba thế giới, thuộc lãnh thổ các nước In- đô-nê-xi-a, Bru-nây và Ma-lai-xi-a, có diện tích hơn 740 nghìn km2.
  7. Châu Á có gì? Biển Đông là biển lớn thứ 4 thế giới Bán đảo A-ráp là bán đảo lớn nhất trên thế giới Vực biển Ma-ri-a-na sâu nhất thế giới (11 034 m)
  8. Hoạt động cặp đôi: -Thời gian: 3 phút. -Yêu cầu: Đọc thông tin SGK/100, 101 và quan sát hình 5.1 + Dãy 1: Hoàn thành phiếu học tập 1 + Dãy 2: Hoàn thành phiếu học tập 2
  9. a. Địa hình: phân hóa đa dạng. - Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích châu lục, phần lớn tập trung ở khu vực trung tâm. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là bắc - nam và đông - tây. - Các đồng bằng châu thổ rộng lớn phân bố chủ yếu ở phía đông và nam. - Địa hình ven biển và hải đảo bị chia cắt mạnh tạo thành các vũng, vịnh .
  10. Himalaya hay còn gọi là Hy Mã Lạp Sơn là một dãy núi ở châu Á. Hệ thống núi Himalaya là dãy núi cao nhất hành tinh và là nơi của 14 đỉnh núi cao nhất thế giới: các đỉnh cao trên 8.000 m, bao gồm cả đỉnh Everest. Dãy Himalaya trải khắp 7 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanma và Afghanistan. Nó cũng là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sông lớn trên thế giới, đó là lưu vực các sông như sông Ấn, sông Hằng-Brahmaputra và sông Dương Tử.
  11. Đỉnh Everest (tên khác: đỉnh Chomolungma) là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất so với mực nước biển, tính đến thời điểm hiện tại là 8848,86m nó đã giảm độ cao 2,4 cm sau trận động đất tại Nepal ngày 25/04/2015 và đã dịch chuyển 3 cm về phía tây nam. Đường biên giới giữa Nepal và Trung Quốc (Tây Tạng) chạy qua đỉnh Everest.
  12. Sơn nguyên Tây Tạng
  13. Sơn nguyên Đê-can
  14. Đồng bằng Ấn-Hằng là đồng bằng lớn và màu mỡ, bao gồm phần lớn phần phía bắc và đông của Ấn Độ, các phần đông dân nhất của Pakistan, nhiều phần của miền nam Nepal và gần như toàn bộ Bangladesh. Đồng bằng được đặt theo tên sông Ấn và sông Hằng, hai hệ thống sông tạo nên nó. Đồng bằng là khu vực đông dân cư nhất Trái Đất, là nơi sinh sống của gần 1 tỉ người trên diện tích 700.000 km².
  15. b. Khoáng sản - Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú. - Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc, crom, man-gan,
  16. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
  17. Bài 1: Lựa chọn đáp án đúng Câu 1: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng A.40 triệu km2. BB. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.
  18. Câu 2: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào? AA. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu Nam Cực.
  19. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á? A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu. B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo. C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.
  20. Câu 4: Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới? A. Do châu Á giáp với nhiều đại dương lớn B. Do Lãnh thổ trải dài theo chiều kinh tuyết. C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Do lãnh thổ trải dải từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo
  21. Câu 5: Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào? A. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa. B. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải. C. Các kiểu khí hậu hải dương và các kiểu khí hậu lục địa. D. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hải dương.
  22. - Học bài cũ, hoàn thành BT về nhà - Ôn tập kiến thức đã học nghiên cứu một số dạng bài tập địa lí.