Bài giảng Công nghệ Lớp 7 - Phần 4 - Chương 2 - Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ Lớp 7 - Phần 4 - Chương 2 - Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_cong_nghe_lop_7_phan_4_chuong_2_bai_56_bao_ve_moi.ppt
Nội dung text: Bài giảng Công nghệ Lớp 7 - Phần 4 - Chương 2 - Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
- Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản I: ý nghĩa Ở địa phương em nước ở những khu vực nào bị ô nhiễm? Trả lời Các cống rãnh, các ao tù, các nguồn nước ở gần nhà máy, khu công nghiệp
- Dùng nước thải chưa xử lý sạch để nuôi tôm cá có những tác hại gì? Làm ô nhiễm môi trường nước, làm chết tôm cá,sản phẩm thủy sản có chất độc nguy hiểm cho con người
- Các ao hồ bị ô nhiễm là do nguyên nhân nào gây ra? Nước thải công nghiệp (từ các nhà máy), nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp, vứt rác bừa bãi, chất thải gia cầm
- • Trả lời: -> Sinh vật có thể bị chết, con người có thể bị nhiễm bệnh do ăn sản phẩm thủy sản có chất độc
- Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản I: ý nghĩa * Môi trường nước bị ô nhiễm là do: Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiêp, nông nghiệp * Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường là: + Để có sản phẩm sạch phục vụ đời sống con người + Để ngành chăn nuôi thuỷ sản phát triển bền vững, cung cấp nguyên liệu chế biến và xuất khẩu.
- Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản I:Ý nghĩa II: Một số biện pháp bảo vệ môi trường 1. Các phương pháp xử lý nguồn nước Em hãy quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi: Đây là phương pháp xử lý nguồn nước nào?
- Trả lời: Đó là phương pháp: Lắng (lọc): Dùng hệ thống ao,( bể chứa) có thể tích từ 200 đến 1000m3 để chứa nước. Sau 2 đến 3 ngày Các chất lắng đọng ở phía đáy ao. Nước sạch phần trên dùng để nuôi cá.
- Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản II: Một số biện pháp bảo vệ môi trường 1. Các phương pháp xử lí nguồn nước Có 2 phương pháp xử lí nguồn nước: + Lắng ( lọc): lọc nước bằng hệ thống ao hoặc bể lọc lớn + Dùng hoá chất khử độc như: khí clo, vôi clorua, formon
- Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản II: Một số biện pháp bảo vệ môi trường 1. Các phương pháp xử lý nguồn nước c. Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường bị ô nhiễm thì có thể xử lý: + Ngừng cho ăn (bón phân), tăng cường sục khí. + Tháo bớt nước cũ và cho thêm nước sạch. + Nếu bị ô nhiễm nặng phải đánh bắt hết tôm, cá và xử lý nguồn nước
- Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản II: Một số biện pháp bảo vệ môi trường 2. Quản lí + Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng. + Quy định nồng độ tối đa của hoá chất, chất độc có trong môi nuôi thủy sản. + Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lí.
- Quy định một số chất độc hại liều lượng tối đa cho phép + Chì : 0,1 mg/l nước + Thủy ngân: 0,005 mg/l nước + DDT: 0,2 mg/l nước + Xianua : 0,05 mg/l nước
- Sơ đồ hóa biện pháp bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường Xử lý nguồn nước Quản lý nguồn nước Bảo vệ môi Hạn chế thấp DiệtDiệt khuẩnkhuẩn Lọc nước trường sinh nhất chất độc TiêuTiêu độcđộc thái ao hồ hại trong nước Xử lý kịp thời DùngDùng phânphân hữu hữu khi bị cơcơ ủ ủ mục mục đểđể bón bón ô nhiễm chocho ao hồhồ
- Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản III.Bảo vệ nguồn lợi thủy sản 1.Hiện trạng nguồn lợi thủy sản
- Em hãy chọn các từ, cụm từ: “ nước ngọt,tuyệt chủng khai thác,giảm sút,số lượng,kinh tế để điền vào chỗ trống ( ) trong các câu sau: + Các loài thủy sản quý hiếm có nguy cơ như cá lăng, cá chiên, cá hô, cá tra dầu. + Năng suất .của nhiều loài cá bị nghiêm trọng. + Các bãi đẻ và cá bột giảm sút đáng kể trên hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và năng suất khai thác một số loài cá những năm gần đâygiảm so với trước
- * Căn cứ vào vùng nước và nồng độ muối, nguồn lợi thủy sản chia thành: + Thủy sản nước lợ + Thủy sản nước ngọt + Hải sản * Căn cứ vào phân loại sinh vật nguồn lợi thủy sản chia thành: + Nguồn lợi động vật: cá, tôm, thân mềm, . + Nguồn lợi thực vật thủy sinh: rong, tảo
- Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản 2.Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thủy sản. Các em hãy quan sát sơ đồ sau và nêu tóm tắt các nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?
- Khai thác với cường độ Phá hoại rừng đầu cao, mang tính hủy diệt nguồn (làm sói mòn đất, (dùng điện, chất nổ, ngư gây lũ, hạn hán phá vỡ cụ có mắt lưới nhỏ, đánh hệ sinh thái tự nhiên, bắt cả đàn cá bố mẹ) gây tổn thất đến nguồn lợi thủy sản). Nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường thủy sản Đắp đập, ngăn sông, xây Ô nhiễm môi trường dựng hồ chứa (làm thay đổi nước(do nước thải sinh chất lượng nước, làm giảm hoạt, nước thải công, thành phần giống, loài, làm nông nghiệp(dùng phân mất bãi cá đẻ ) tươi, lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu))
- Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản 2.Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thủy sản - Khai thác với cường độ cao
- Thế nào là khai thác mang tính huỷ diệt với cường độ cao? => Dùng điện, chất nổ huỷ diệt mọi sinh vật, khai thác từ cá con đến cá mẹ. Hậu quả của biện pháp khai thác này? => Các loài sinh vật bị tiêu diệt hết sạch, không còn khả nặng tái tạo.
- Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản - Phá hoại rừng đầu nguồn
- RỪNG BỊ TÀN PHÁ NẶNG NỀ VÀ NGHIÊM TRỌNG
- • Tại sao phá rừng đầu nguồn lại gây tổn thất đến nguồn lợi thủy sản? => Mưa lũ làm vỡ ao hồ, cuốn trôi hết tôm cá, mùa khô hạn hết sạch nước, tôm cá không còn môi trường để sống, .
- Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản - Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa
- • Đắp đập ngăn sông xây dựng hồ chứa ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường thủy sản như thế nào? => Thay đổi điều kiện sống dẫn đến thay đổi môi trường sinh thái, thay đổi giống loài, bãi đẻ, đường đi cũ theo mùa làm cho số lượng loài thay đổi, có thể làm giảm số lượng.
- Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản - Ô nhiễm môi trường nước
- Ô nhiễm môi trường nước
- • Có những nguyên nhân nào làm ô nhiễm môi trường nước? + Nước thải sinh hoạt: Nước sinh hoạt đô thị của Mỹ 380-500 lít/người/ngày đêm. Pháp 200-500 lít/người/ngày đêm. Xingapo 250-400 lít/người/ngày đêm. Việt Nam 50-100 lít/người/ngày đêm. => Thải ra môi trường một lượng nước thải rất lớn, có chứa nhiều loại hóa chất, dầu mỡ, vi trùng, làm ô nhiễm nghiêm trọng nước nuôi thủy sản.
- + Nước thải công nghiệp: Các ngành sản xuất chế biến thực phẩm, giấy, hóa chất, dầu mỏ, luyện kim, khai thác quặng, .nước thải có chứa axit, este, dầu mỡ, chất độc xianua, thủy ngân, muối đồng, .=> gây độc hại nghiêm trọng cho các sinh vật thủy sinh. + Nước thải nông nghiệp: Do sử dụng nhiều phân hóa học, lượng muối hòa tan trong nước lên tới 1-2 tấn/1ha, nitơ, photpho, thuốc trừ sâu, diệt nấm, diệt cỏ, .là chất bền vững, phân hủy rất chậm trong nước, tích tụ trong cơ thể sinh vật thủy sinh và trong mỡ cá tôm=> ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩn thủy sản.
- Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản 3. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản -Tận dụng tối đa diện tích mặt nước -Cải tiến và nâng cao các biện pháp kĩ thuật nuôi thủy sản -Nên chọn những giống mang lại hiệu quả kinh tế cao -Có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- • Phân tích mối quan hệ các yếu tố: ( V: vườn; A:ao; C: chuồng) VAC ? A Thức ăn vật nuôi V C Phân bón
- • Làm thế nào đẻ nâng cao năng suất chăn nuôi thủy sản? + Giống tốt và nuôi dưỡng chăm sóc tốt, vệ sinh phòng bệnh tốt. • Làm thế nào để duy trì nguồn lợi thủy sản lâu dài, bền vững? + Bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản. + Đánh bắt thủy sản đúng kỹ thuật. + Không đánh bắt hủy diệt với cường độ cao.
- Bài tập củng cố: Bài 1: Em hãy điền Đ vào ý đúng, S vào những ý sai vào ô vuông: A. Môi trường nước bị ô nhiễm là do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp Đ B. Xử lí nguồn nước bằng phương pháp lắng lọc có khả năng diệt khuẩn cao S C. Xử lí nguồn nước bằng phương pháp sử dụng hoá chất không loại bỏ được các tạp chất Đ D. Nếu môi trường nước bị ô nhiễm nặng phải đánh bắt hết tôm cá và xử lí nguồn nước Đ
- Bài 2: Nêu ưu, nhược điểm của 2 phương pháp xử lý nguồn nước, phương pháp nào được sử dụng phổ biến hơn, tại sao? PP L¾ng (läc) Dïng hãa chÊt. SS - Dùng cho đại trà - Diệt khuẩn rất cao Ưu điểm. - Giảm bớt các tạp - Hoá chất dễ kiếm rẻ tiền chất - Khả năng diệt khuẩn - Không loại bỏ được các Nhược điểm. chưa cao. tạp chất, có thể gây hại cho vi sinh vật. Cả 2 phương pháp này đều có ưu, nhược điểm, tốt nhất là phối hợp cả 2 phương pháp thì hiệu quả xử lí sẽ cao hơn
- Công việc về nhà: -Trả lời các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK/155 -Ôn lại các bài đã học trong phần “Chăn nuôi”